Nhiều người lầm tưởng cây thương lục (loại cây có nhiều độc tính) là nhân sâm nên đã tự dùng gây ra những vụ ngộ độc cấp. Theo các chuyên gia, ngộ độc thương lục có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Trung Quốc là một trong những quốc gia vướng phải vô số những bê bối liên quan đến thực phẩm bẩn mà khi được nhắc đến, người tiêu dùng sẽ không khỏi rùng mình.
Thịt "xác ướp" từ những năm… 1970
Một trong những vụ thực phẩm “bẩn” lùm xùm nhất của quốc gia này chính là phát hiện các loại thịt lợn, bò và cánh gà cấp đông có xuất xứ từ những năm... 1970, theo thông tin truyền thông của Trung Quốc đưa.
Tại thời điểm phát hiện vụ buôn lậu thịt này, chính quyền Trung Quốc đã phải đưa ra một động thái vô cùng mạnh mẽ là không sử dụng bất kỳ xe tải có chứa hệ thống cấp đông ra vào Trung Quốc. Chiến dịch này đã tiêu tốn của chính phủ Trung Quốc 480 triệu USD để chống lại cuộc chiến với thịt "xác ướp" này.
Trân châu "cao su"
Trân châu "cao su" - một loại thực phẩm không thể tiêu hóa được phát hiện trong các ly trà sữa tại quốc gia đông dân nhất thế giới cũng là một trong những sự việc gây phẫn nộ trong cộng đồng.
Món đồ uống khoái khẩu của nhiều bạn trẻ cùng những viên trân châu dai dai, ngọt ngọt luôn là vấn đề gây tranh cãi lớn. Tại một số tỉnh miền tây Trung Quốc về phía Sơn Đông lại biến món ăn này trở thành một món ăn không thể tiêu hóa được do thêm vào những hóa chất độc hại.
Tháng 10/2016, một bản tin của đài Sơn Đông cho biết qua một bản chụp CT cơ thể con người, các bác sỹ đã phát hiện những viên trân châu không hề được tiêu hóa trong dạ dày của một bệnh nhân nữ.
Các nhà khoa học tại Sơn Đông cho biết họ chưa thể tìm ra được nguyên liệu chính xác làm nên những viên trân châu "cao su" này, tại thời điểm nghiên cứu, họ chỉ nhận định rằng chúng vô cùng "dính" và không thể tiêu hóa được.
Không dừng lại ở đó, một đài truyền hình tại Sơn Đông cũng tiết lộ rằng những viên trân châu này được làm tại một nhà máy hóa chât từ lốp xe cũ và đế của giày vải?!
Tôm “nhồi” gel
Theo một báo cáo từng gây chấn động trên mạng internet của Trung Quốc, những con tôm được các lái buôn thực phẩm bơm đầy gel vào thân để khiến chúng trong to hơn và cân nặng hơn. Bởi, trên thị trường, những con tôm càng to, cân càng nặng sẽ có giá trị lớn hơn những con tôm bình thường.
Mặc dù, những mẫu tôm mà các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc kiểm tra không phát hiện ra các chất độc hại trong gel trong các con tôm được bơm, tuy nhiên, thông tin trên vẫn khiến người tiêu dùng hoang mang về chất lượng thật của loại thực phẩm này trên thị trường.
Thịt hun khói “ô thiu”
Tháng 1/2016, cảnh sát Trung Quốc đã công bố 1000 tấn thịt lợn thiu thối và 48 tấn dầu ăn được sản xuất từ loại thịt này. Họ cũng bắt giữ 100 lái buôn trong đường dây thịt thối và dầu ăn bẩn này.
Theo tiết lộ, các lái buôn này mua thịt hỏng từ nông dân với giá "như cho không" trước khi biến chúng thành thịt xông khói, dăm bông và dầu ăn.
Sữa bột gây ung thư
Tháng 6/2016, chính quyền Trung Quốc phát hiện một khối lượng lớn nitrat - một loại chất tiềm ẩn khả năng gây ung có trong các mẫu sữa bột từ ba nhà sản xuất tại tỉnh Thiếm Tây, Trung Quốc.
Sữa bột gây ung thư không phải vấn đề mới xuất hiện tại Trung Quốc. Từ năm 2008, các nhà chức trách đã phát hiện 300.000 trường hợp trẻ sơ sinh nhập viện sau khi sử dụng các sản phẩm có nhiễm melamin và ít nhất 6 trẻ đã tử vong.
(Theo Viet Q)
Nhiều người lầm tưởng cây thương lục (loại cây có nhiều độc tính) là nhân sâm nên đã tự dùng gây ra những vụ ngộ độc cấp. Theo các chuyên gia, ngộ độc thương lục có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Nhà hàng Nhật mọc lên như nấm và xu hướng chọn thực phẩm an toàn của các bà mẹ đã mở đường cho thực phẩm Nhật đổ vào Việt Nam.
Kể từ khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc có hiệu lực vào cuối 2015, hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc vào Việt Nam gần đây tăng đột biến. Mức độ thâm hụt thương mại từ Hàn Quốc đã vượt Trung Quốc. Đây là diễn biến mới đang được theo dõi và nhìn nhận dưới nhiều góc độ.
Với sự kiện thoái vốn nhà nước trong 2 công ty Sabeco và Habeco, thị trường bia Việt Nam đang là tầm ngắm của nhiều hãng bia trên thế giới.
Trong bối cảnh các tập đoàn bán lẻ nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam, mới đây Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam (AVR) đã đề xuất Chính phủ thành lập một tập đoàn bán lẻ trên cơ sở “bắt tay” của bốn đại gia hàng đầu trong các nhà bán lẻ hiện nay. Đó là Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Sài Gòn (Saigon Co.op), Tập đoàn Phú Thái (PhuThai Group), Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) và Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro).
Lợi dụng cuộc vận động người Việt dùng hàng Việt, nhiều loại bánh kẹo, quần áo, bóng đèn Trung Quốc được "gắn mác" Việt Nam.
Ở Quảng Ninh xuất hiện một hình thức bán hàng rất bí ẩn, lạ lùng, khi mà cửa hàng... đóng kín, và khách hàng bị "nhốt" trong nhà.
Giá loại trứng này lên tới 35.000 đồng/quả, đắt hơn chục lần trứng gà Việt Nam.
Không chỉ nhập những loại quả ôn đới làm phong phú thị trường, nhiều loại trong nước trồng được vẫn nhập tràn lan
Từ 1/8 tới đây các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước thuộc quản lý của TP. Hà Nội sẽ điều chỉnh giá với 10 loại dịch vụ khám, chữa bệnh và trên 1.900 loại vật tư, thiết bị y tế.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự