Giám đốc Miền Bắc Nielsen Việt Nam nhận định người tiêu dùng "kết nối" sẽ vượt qua tầng lớp trung lưu xét về mặt số lượng và tầm quan trọng, đặc biệt ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

Người Sài Gòn kỹ tính hơn khi mua sắm trên mạng so với người Hà Nội, ít chịu ảnh hưởng bởi các đợt lễ tết, theo một nghiên cứu mới nhất của iPrice.
Nghiên cứu công bố bởi iPrice (*) cho thấy sự khác biệt về thói quen mua sắm trên mạng của người tiêu dùng ở Sài Gòn và Hà Nội.
Theo iPrice, nghiên cứu được thực hiện thông qua việc phân tích một triệu lượt truy cập trên iPrice.vn trong năm 2016 nhằm trả lời cho câu hỏi người Hà Nội hay người Sài Gòn có thói quen mua sắm trực tuyến khác biệt như thế nào.
Người mua sắm trực tuyến, họ là ai?
Trong nghiên cứu, thế hệ có độ tuổi từ 18 - 35 tuổi (Millenials) chiếm tỉ lệ phần lớn người mua sắm trực tuyến. Trong đó, phụ nữ vẫn là đối tượng chính của mua hàng "online".
Mặc dù không có sự chênh lệch lớn về đối tượng mua hàng trực tuyến, hành vi mua sắm của người Sài Gòn và người Hà Nội lại có nhiều nét khác biệt rõ rệt.
Người Sài Gòn kỹ tính hơn người Hà Nội khi mua sắm trực tuyến
Người Sài Gòn dành nhiều thời gian để tìm kiếm thông tin về sản phẩm hơn người Hà Nội.
Nghiên cứu đã cho thấy người Sài Gòn dành hơn 36% thời gian so với người Hà Nội để tìm kiếm sản phẩm
Nghiên cứu bởi iPrice
Một trong những nguyên nhân chính là do các nhãn hàng và sản phẩm dễ du nhập vào TP.HCM hơn, vì thế người Sài Gòn hiểu mình có nhiều sự lựa chọn. Họ thường có xu hướng dành nhiều thời gian tìm hiểu thông tin sản phẩm hơn trước khi đưa ra một quyết định mua sắm.
Người Hà Nội: tích cực sắm sửa dịp Tết
Với tâm lí mua để tích trữ cho mấy ngày Tết, người Hà Nội mua sắm nhiều hơn hẳn vào tuần lễ Giáp Tết. Người Hà Nội cũng có thói quen ăn Tết dài hơi hơn Sài Gòn, cho dù tuần lễ Tết có kết thúc thì họ vẫn dành thời gian sau đó để lai rai, tận hưởng Tết.
Lượng truy cập vào trang bán hàng trực tuyến của người Hà Nội vẫn có sự gia tăng đáng kể vào tuần lễ sau Tết. Trong khi đó, người Sài Gòn không quá câu nệ chuyện mua sắm trước và sau Tết. Thay vì mua sắm theo đợt như người Hà Nội, người Sài Gòn vẫn giữ nguyên nhịp độ mua sắm của mình.
Người Hà Nội mê săn hàng giảm giá hơn
Vào ngày hội mua sắm trực tuyến "Black Friday", lượng truy cập vào các trang bán hàng trực tuyến tăng đột biến ở cả hai thành phố, thể hiệny mức độ nhạy cảm của người Việt về các thông tin khuyến mãi.
Theo iPrice, nguyên nhân một phần là do người Hà Nội dễ chịu tác động của quảng cáo và hình thức khuyến mãi giảm giá trực tiếp hơn người Sài Gòn, một phần là họ có thói quen mua hàng mỗi khi doanh nghiệp tung ra khuyến mãi.
* Xem: Người Việt thích lên mạng sắm đồ, "săn" giảm giá
Trình duyệt web được người tiêu dùng tại hai thành phố Sài Gòn và Hà Nội sử dụng để mua sắm trực tuyến - Nguồn: iPrice
(*) iPrice: bộ máy tìm kiếm liên hợp, nơi người mua sắm có thể tìm kiếm sản phẩm, so sánh giá và tiết kiệm. iPrice hoạt động ở ba lĩnh vực chính: so sánh giá đồ điện tử và làm đẹp, tìm kiếm sản phẩm thời trang và nhà cửa đời sống và cung cấp mã khuyến mãi trực truyến. Kể từ tháng 10-2014, nền tảng này được thiết lập cũng như phát triển nhanh chóng xuyên suốt bảy thị trường: Việt Nam, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Hong Kong.
THANH TRỰC
Theo Tuoitre.vn
Giám đốc Miền Bắc Nielsen Việt Nam nhận định người tiêu dùng "kết nối" sẽ vượt qua tầng lớp trung lưu xét về mặt số lượng và tầm quan trọng, đặc biệt ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.
Mới bắt đầu bước vào mùa nắng nóng nhưng thị trường điện lạnh đã “nóng” lên từ vài tuần nay với hàng loạt sản phẩm có mẫu mã, nhiều tính năng mới, đặc biệt là tính năng tiết kiệm điện để thu hút khách hàng.
2017 có vẻ là một năm sôi động của giới công nghệ khi các “ông lớn” liên tục cho ra đời những sản phẩm mới, hoàn thiện về cả kiểu dáng cho đến tính năng. Nếu như nửa đầu năm 2017 chứng kiến sự ra mắt của bộ đôi Galaxy S8, S8 Plus hay Xiaomi Mi 6, thì thị trường công nghệ sẽ có gì mới trong thời gian tới?
Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã giới thiệu giống bò Wagyu (Nhật Bản) cho người chăn nuôi và tiến tới xây dựng và phát triển thương hiệu “thịt bò Kobe Hà Nội”.
Trước thực trạng khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến chất lượng hàng hóa mua sắm online ngày càng gia tăng, nhiều chuyên gia cho rằng cần “bêu tên” các website bị nhiều khiếu nại để người tiêu dùng cảnh giác.
Với chi phí rẻ và nhiều sự chọn lựa hơn, hoạt động mua sắm online đang ngày càng phát triển mạnh. Tuy nhiên, những vụ khiếu nại của người tiêu dùng (NTD) liên quan đến chất lượng hàng hóa mua online cũng ngày càng gia tăng…
Giả mạo cán bộ ngân hàng hoặc công an gọi điện hoặc nhắn tin cho khách hàng thông báo có khoản tiền chuyển vào tài khoản khách hàng hoặc món nợ chưa thanh toán, yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản để nhận tiền hoặc nhận khuyến mại, quà tặng, trúng thưởng hoặc thanh toán nợ, án phí,...
Mua sắm trực tuyến mang đến nhiều lợi ích nhưng đây cũng là nơi để hàng giả, hàng nhái xuất hiện cùng hàng loạt “chiêu trò” của người bán khiến cho khách hàng chịu thiệt hại.
Người tiêu dùng Việt có tinh thần hướng đến xã hội và phát triển bền vững cao nhất khu vực Đông Nam Á.
Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương vừa đưa ra cảnh báo tình trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng (NTD) trong hình thức mua sắm trực tuyến diễn ra thường xuyên, phổ biến.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự