tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Lương "sếp" tăng nhanh hơn lương nhân viên?

  • Cập nhật : 13/10/2015

(Nhan su)

Điều thú vị ở chỗ, trong khi tại doanh nghiệp nước ngoài, vị trí cấp bậc của nhân viên không đóng góp nhiều tới việc tăng lương (43%), thì tỷ lệ này ở các doanh nghiệp Việt lên tới 75%.

 

Khảo sát thực hiện bởi Talentnet và Mercer trên 520 các công ty đa quốc gia, công ty trong nước, và dữ liệu thù lao từ 209.488 nhân viên, đã chỉ ra rằng 7 nhân tố sau đây ảnh hưởng đến tốc độ tăng lương của mỗi lao động:

- Thành tích công ty

- Cạnh tranh thị trường

- Lạm phát

- Thành tích cá nhân

- Mức lương bổng hiện tại

- Cấp bậc lao động

- Thời gian làm việc

Đáng chú ý, tỷ lệ tác động đến việc tăng lương lao động khác biệt tương đối tại doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Thành tích cá nhân luôn là yếu tố tiên quyết trong quyết định tăng lương của mỗi lao động. Doanh nghiệp nước ngoài coi trọng điều này hơn một chút, với tỷ lệ đóng góp 98%, trong khi Doanh nghiệp Việt là 95%.

Điều thú vị ở chỗ, trong khi tại doanh nghiệp nước ngoài, vị trí cấp bậc của nhân viên không đóng góp nhiều tới việc tăng lương (43%), thì tỷ lệ này ở các doanh nghiệp Việt lên tới 75%. Nói một cách dễ hiểu, tại các doanh nghiệp Việt, tỷ lệ tăng lương của sếp thường cao hơn.

Một khác biệt rõ nét giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước là việc đánh giá sự chăm chỉ của nhân viên, thể hiện ở thời gian làm việc. Đây cũng chính là chỉ tiêu đóng góp ít nhất tới tốc độ tăng lương của nhân viên.

Tại các doanh nghiệp nước ngoài, thời gian làm việc đóng góp 22% vào tốc độ tăng lương, trong khi tỷ lệ này tại doanh nghiệp Việt là 40%.

 

Xu hướng trả lương – thưởng

Các doanh nghiệp nước ngoài tỏ ra "xông xênh" hơn trong cách trả lương. Chỉ có 15% doanh nghiệp nước ngoài chi trả 12 tháng lương cho nhân viên – là mức tối thiểu. Tỷ lệ này ở doanh nghiệp trong nước là 28%. Tỷ lệ trả lương 13 tháng ở doanh nghiệp trong nước và nước ngoài lần lượt là 68% và 70%. 10% doanh nghiệp nước ngoài có cách trả lương khác, 5% trả lương 14 tháng – là mức mà doanh nghiệp trong nước  hầu như không áp dụng.

 

Theo kết quả khảo sát, sự chênh lệch mức chi trả giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vẫn ở mức cao là 40%. Sự khác biệt tập trung ở cấp quản lý và giám đốc do các doanh nghiệp nước ngoài muốn tập trung vào việc thu hút và giữ những vị trí quan trọng, đóng góp lớn vào sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy trả lương căn bản thấp hơn hơn các công ty nước ngoài, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam lại sẵn sàng trả lương vượt ngoài khung lương cho các vị trí quan trọng và dùng các chính sách thưởng, ưu đãi hấp dẫn như thưởng cổ phiếu,…. để thu hút nhân tài.

 

Tỷ lệ thưởng thực tế so với lương cơ bản trong cao nhất ở 3 ngành Ngân hàng (22,1%), Dầu khí (17,7%) và Tài chính – ngoài ngân hàng (17,2%).

Ngành Logistics, Bán lẻ và ngành Khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vẫn chưa xem chính sách lương thưởng là một công cụ để giữ nhân tài khi mức thưởng thấp nhất trong các ngành được khảo sát

Nếu xét theo theo cấp bậc, cả doanh nghiệp nước ngoài và Việt Nam đều phân bổ tỷ lệ thưởng cao nhất dành cho Cấp quản lý, trong đó cấp quản lý khối kinh doanh luôn có mức thưởng cao nhất.

(Theo CafeF)

Trở về

Bài cùng chuyên mục