tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Đây là lý do dù sao đi nữa cũng không nên phàn nàn, giải thích: Đã là bạn bè thì không cần nghe, còn kẻ thù thì nói thế nào cũng chẳng tin

  • Cập nhật : 18/05/2018

Đây là lý do dù sao đi nữa cũng không nên phàn nàn, giải thích: Đã là bạn bè thì không cần nghe, còn kẻ thù thì nói thế nào cũng chẳng tin

Đây là lý do dù sao đi nữa cũng không nên phàn nàn, giải thích: Đã là bạn bè thì không cần nghe, còn kẻ thù thì nói thế nào cũng chẳng tin

Đừng giải thích

Khi Wiston Churchill còn là sĩ quan kỵ binh ông luôn tìm cách để được lên tuyến đầu và đấu giáp lá cà. Với sự kiên trì bền bỉ thì cuối cùng ông cũng giành được vị trí thư ký riêng cho William Lockhart, người đang giám sát các chiến dịch quân sự của Anh tại Pakistan. Khi lần đầu gia nhập vào đội ngũ hội tổng, ông thể hiện và cư xử như một lính mới còn non. Nhưng một ngày kia, ông đã nhìn thấy cơ hội.

Churchill nghe nói rằng đại tướng đã vô cùng tức giận khi biết tin một phóng viên đã gửi về nước và xuất bản một bài viết chỉ trích những chiến dịch gần đây của họ. Các sĩ quan rất phẫn uất vì những lời cáo buộc không công bằng. Tổng tham mưu cũng đã viết bài phản bác gửi tới tòa soạn. Tuy vậy, Churchill ngay lập tức lên tiếng thuyết phục các sĩ quan rằng đó là một ý tưởng tồi và cần ngăn bài phản bác lại: "Dù những lời lẽ biện hộ có mạnh mẽ đến đâu thì việc biện hộ vẫn bị xem là hành động của sự yếu hèn".

Việc đưa ra lời giải thích thực sự để lộ điểm yếu bởi:

Giải thích là trao quyền lực cho đối phương

Khi có ai chỉ trích, hạ nhục, không hài lòng với những điều bạn nói hoặc nghi ngờ quyết định của bạn, hiển nhiên bạn sẽ muốn giải thích. Đặc biệt khi đối phương ảnh hưởng đến sự trong sạch và danh dự của bạn.

Nếu một người mà bạn quen biết và tôn trọng góp ý với bạn một cách khéo léo, bạn hẳn sẽ muốn giải thích để đưa cuộc thảo luận đi xa hơn.

Nếu họ là sếp hoặc khách hàng của bạn, bạn sẽ phải giải thích để giữ được công việc hoặc dự án kinh doanh.

Nếu họ là người bạn quan tâm thì hẳn bạn sẽ muốn giải thích để bảo vệ mối quan hệ.

Tuy nhiên, nếu bên hoài nghi là một người bạn không hề quen biết, người mà lời nói hay hành động của họ không thật sự ảnh hưởng tới bạn, thì cũng đừng tốn thời gian giải thích vô ích.

Quan tâm về suy nghĩ của người lạ tức là bạn đang cho phép họ kìm hãm bản thân mình. Việc giải thích thực ra là bạn đang nỗ lực tìm kiếm sự chấp nhận của người khác. Nó cho thấy bạn đang cảm thấy bức bối khi không nhận được sự chấp nhận của họ. Khi bạn thể hiện rằng mình quan tâm đến một ý kiến không đáng quan tâm, nghĩa là bạn đang công nhận tầm quan trọng của người đưa ra ý kiến. Bạn cho người này hai nguồn lực quý giá nhất của mình: Thời gian và sự chú ý.

Đây là lý do dù sao đi nữa cũng không nên phàn nàn, giải thích: Đã là bạn bè thì không cần nghe, còn kẻ thù thì nói thế nào cũng chẳng tin - Ảnh 1.

Nhiều người thường sẽ yêu cầu bạn giải thích cho những việc bạn làm. Họ sẽ nói rằng bạn yếu đuối khi không đưa ra nổi một lý do. Bằng cách nhắm vào lòng tự tôn của chính bạn, họ sẽ khiến bạn trao quyền lực cho họ.

Đôi khi, dù lời giải thích của bạn có kỹ lưỡng và chính đáng đến đâu thì người kia cũng sẽ không bao giờ đổi ý, thậm chí còn cố hiểu sai vấn đề hơn nữa. Bạn có thể phản hồi lại họ nhưng chỉ khi bạn biết đưa ra được lời lẽ khôn ngoan. Sau đó, hãy chuyển sang chủ đề khác và không đề cập đến nó nữa. Còn không hãy giữ im lặng. Sự im lặng là phản hồi hoàn hảo nhất trong tình huống đó.

Giải thích thể hiện sự thiếu tự tin trong lựa chọn và nguyên tắc

Bạn có từng xem qua một cuốn sách hoặc sản phẩm trên Amazon nhìn thấy các tác giả hay nhà xuất bản lao vào đáp trả những phản hồi tiêu cực chưa? Tôi cho rằng họ đang tốn thời gian vô ích.

Nếu bạn đã thể hiện được sự sáng tạo của bản thân, hành động theo nguyên tắc, nỗ lực tạo ra tác phẩm tốt nhất thì bạn có thể thoải mái để thành quả của mình nói lên tất cả. Bạn không cần làm gì thêm. Người khác sẽ hiểu những gì bạn làm hoặc không.

Sẽ luôn có những người không đồng tình với bạn. Nếu bạn ưu tiên việc kiếm tiền hơn tuân theo nguyên tắc của mình, bạn có thể giải thích và cố gắng thay đổi suy nghĩ của những người này. Đôi khi các sản phẩm không nhất thiết phải đại diện cho giá trị của bản thân mà nó chỉ đơn thuần tiện dụng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Còn nếu ưu tiên của bạn là các ý tưởng và nguyên tắc thì hãy sống theo ưu tiên đó. Như học giả Benjamin Jowett đã nói:

"Đừng đính chính. Đừng giải thích. Hãy làm cho xong việc và để thành quả lên tiếng".

Đây là lý do dù sao đi nữa cũng không nên phàn nàn, giải thích: Đã là bạn bè thì không cần nghe, còn kẻ thù thì nói thế nào cũng chẳng tin - Ảnh 2.

Giải thích dễ trở thành biện hộ

Ngay cả khi bạn nỗ lực hết sức thì chuyện bất ngờ đôi khi vẫn xảy ra. Khi mọi việc không theo kế hoạch vì lý do khách quan, liệu bạn có nên giải thích cho mọi người không?

Người ta thường sẽ đánh giá cao việc bạn giải thích một chút về sai lầm của mình. Song hãy cẩn trọng với việc giải thích qua nhiều, kẻo cuối cùng sự giải thích lại biến thành lời biện hộ

Bạn nên nhanh chóng nhận trách nhiệm và hứa sẽ chữa sai lầm: "Đừng biện hộ, hãy sửa sai".

Đừng phàn nàn

"Đừng giải thích" và "đừng phàn nàn" vẫn có một điểm chung là: tính tự chủ và chịu trách nhiệm.

Khi bạn hiểu được vì sao mình nên hạn chế giải thích thì bạn cũng cần hiểu tại sao mình nên hạn chế phàn nàn. Bạn nên đặt mình vào hoàn cảnh của đối phương, người mà bạn đang cần giải thích và có hành động phù hợp.

Nếu một người hay một công ty không đáp ứng được tiêu chuẩn mà họ đã đặt ra thì dĩ nhiên bạn có thể yêu cầu một lời xin lỗi hay gửi một lời phàn nàn thậm chí là hoàn tiền. Hãy giải thích một cách ngắn gọn sự không thõa mãn của mình và tập trung vào sai sót bạn muốn họ sữa chữa

Nếu bạn nghĩ phản hồi của mình có thể giúp ai đó cải thiện, hãy góp ý một cách có thiện chí.

Nếu ở trong tình huống mà lời phàn nàn không giúp ích được gì thì tốt hơn hết là bạn nên im lặng.

Nếu bạn có thể tự khắc phục tình huống, hãy hành động thay vì phàn nàn.

Đây là lý do dù sao đi nữa cũng không nên phàn nàn, giải thích: Đã là bạn bè thì không cần nghe, còn kẻ thù thì nói thế nào cũng chẳng tin - Ảnh 3.

Còn nếu bạn đang định phàn nàn dựa trên cảm nhận chủ quan của bản thân thì hãy xem xét lại. Đối phương có thể có mục tiêu và tầm nhìn khác với nhu cầu và mong muốn của bạn.

Một số sinh viên sẽ than phiền rằng giáo viên này dạy chán vì môn học của họ quá khó, trong khi sinh viên khác lại khen ngợi vì họ có thể dạy những môn học khó như vậy. Vị giáo sư thì có mục tiêu riêng của họ, cho dù bạn không cùng ý kiến và quyết định không học lớp này nữa, thì bạn cũng đâu được lợi ích gì khi than phiền? Nếu bạn không quan tâm đến phàn nàn của người khác về tầm nhìn hay công việc thì tại sao vị giáo sư kia phải quan tâm?

Tôi từng đọc một bài phỏng vấn của thương hiệu kem nổi tiếng Ben & Jerry, trong đó nói rằng một vài người muốn bớt bánh phủ trên kem, còn số khác lại muốn có thật nhiều bánh. Ben & Jerry theo bên nào? Dĩ nhiên chẳng bên nào cả. Họ chỉ cần tập trung với công thức tạo nên loại kem ngon nhất riêng mình, để rồi đủ loại bánh ra đời mà doanh thu vẫn tăng.

Thế giới này không tồn tại để thõa mãn kỳ vọng của chỉ mình bạn. Nếu có một nơi nào đó không đáp ứng được nhu cầu của bạn, bạn có thể làm hai điều: tìm nơi khác hoặc tự đáp ứng kỳ vọng của mình.


Theo Mai Phương
Nhịp Sống Kinh Tế/CafeF

Trở về

Bài cùng chuyên mục