Cơ hội không đến 2 lần, khi bạn bỏ qua thì ngay lập tức sẽ có người khác đón lấy.

Là một doanh nghiệp nhỏ, bạn có tin mình có thể tham gia vào chiến trường nơi mà những đại gia như Amazon, Microsoft hay Google đã “mỗi bên hùng cứ một phương”, thậm chí còn có thể giành phần thắng?
“Dù bạn tin rằng mình có thể hay không, điều đó đều đúng. Internet, dữ liệu lớn và nền kinh tế gig đã và đang mở ra nhiều thị trường ngách, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới cạnh tranh với những doanh nghiệp hàng đầu. Theo đó, những “chàng tí hon David” này hoàn toàn có thể sử dụng những cách mới, những loại vũ khí mới để chiến đấu và chiến thắng những “gã khổng lồ Goliath” trong cuộc chiến có vẻ như không hề cân sức”, Chirag Kulkarni – Giám đốc marketing (CMO) của trang web Medly Pharmacy cho biết trong một bài viết trên Entrepreneur.
Bằng cách sử dụng những công cụ xung quanh họ theo những cách mới mẻ, sáng tạo, thông qua việc thực sự thấu hiểu khách hàng, doanh nghiệp nhỏ vẫn có thể tạo nên sự khác biệt và chiến thắng các đối thủ lớn. Dưới đây là một số bí quyết cạnh tranh giúp các doanh nghiệp nhỏ thắng thế trước các thương hiệu lớn, theo Chirag Kulkarni:
1. Nghĩ nhỏ và thắng lớn
Khi bạn không có nguồn lực để tham gia vào những “trận đánh” lớn, hãy đầu tư tối đa vào một ngách nhỏ nhất định. Càng tập trung vào một thị trường ngách, bạn càng dễ cạnh tranh hơn ở thị trường đó. Chẳng hạn, thay vì tốn nhiều chi phí cho việc quảng bá dàn trải “giày dép”, hãy khuôn biệt việc quảng bá chỉ cho “giày nữ đế bằng màu đỏ cỡ số 6”.
Hiện tại Netflix đã là một “gã khổng lồ” trong ngành dịch vụ truyền hình trực tuyến, nhưng thực tế lúc mới ra đời, Hãng cũng chỉ là một “chàng tí hon” khi so sánh với “đại gia” Blockbuster thời điểm đó. Năm 2000, Blockbuster lắc đầu trước thương vụ mua lại Netflix với giá 50 triệu USD. Và rồi trong những năm 2000, doanh thu dần sụt giảm. Đến năm 2010, Blockbuster nộp đơn phá sản.
2. Hợp tác với những “liên minh” quan trọng
Những công ty lớn không chỉ sẵn sàng hợp tác với những công ty khác trong cùng lĩnh vực hoạt động mà còn chủ động theo đuổi những cơ hội này. Những sự hợp tác này sẽ giúp các công ty lớn đạt được những kỹ năng mới, tìm ra những giải pháp tốt hơn cho các dự án nội bộ, hoặc thúc đẩy những công nghệ thế hệ mới trong ngành công nghiệp mình đang tham gia.
Những công ty công nghệ đặc biệt cởi mở với cách tiếp cận này. Microsoft có hẳn một chương trình hợp tác “Reach customers”, hỗ trợ các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực marketing và dịch vụ khách hàng, chỉ nhằm mục đích giúp phát triển dịch vụ tương tác khách hàng của các công ty nhỏ hơn.
Khi hợp tác với các "đại gia", các công ty mới và nhỏ ngoài việc có thể mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm mà còn được học hỏi được những bài học về chiến lược, sách lược giá trị mà miễn phí.
3. Tự đổi mới những lĩnh vực cũ
Trong lĩnh vực bạn đang hoạt động, có những vấn đề gì chưa từng được giải quyết hiệu quả? Chẳng hạn như điều gì bạn vẫn chưa làm được trên các thiết bị di động? Tập trung vào chỉ một hoặc 2 vấn đề sẽ giúp bạn tìm ra hướng đổi mới lĩnh vực đó.
Ví dụ, Tophatter – một ứng dụng mua sắm khám phá trên thiết bị di động – đã tìm ra cách để biến thương mại điện tử thành một trò chơi vui nhộn. Theo đó, khách hàng sẽ được tham gia đấu giá trực tuyến các sản phẩm đồ trang sức, đồ điện tử, hàng gia dụng… trong mỗi 90 giây. Họ sẽ chỉ phải thanh toán khi giành chiến thắng. Các hạng mục sản phẩm mới sẽ được thêm vào sau mỗi 90 giây.
4. Chấp nhận rủi ro để chứng minh năng lực
Chứng tỏ giá trị của mình cho khách hàng không phải việc dễ dàng, nhưng khi các đối thủ cạnh tranh cứ liên tục áp đảo và lấn át, bạn cũng phải đưa ra những động thái mạnh mẽ để khẳng định giá trị của mình.
Các nhà sáng lập Strategic Growth Investment Management đã nói về việc họ đang dùng cách này để cạnh tranh trong ngành tài chính. Không chỉ trao quyền nhiều hơn cho đội ngũ bằng cách loại bỏ bớt vai trò người trung gian trong một giao dịch tư vấn tài chính, họ còn thực hiện một thay đổi lớn so với các công ty khác: chỉ tính phí khi những khoản đầu tư của khách hàng phát huy hiệu quả trên thị trường.
5. Tận dụng "lợi thế" quy mô nhỏ
Lợi thế của doanh nghiệp nhỏ là bạn có thể thực sự biết thị trường mục tiêu và khách hàng của mình. Đây là điểm mạnh khiến bạn có thể kiếm được nhiều khách hàng hơn. Hãy chú ý nhiều hơn đến việc cải thiện trải nghiệm của từng người dùng đối với thương hiệu của bạn, và dùng những thông tin đó để cá nhân hóa trải nghiệm người dùng theo cách mà Amazon hay Google không thể làm được vì đối tượng khách hàng của họ quá rộng.
Đặc biệt, hãy chú ý đến những điều gây bất tiện, khó khăn cho người dùng. Trên thị trường luôn có những ứng dụng, những website hoặc những giải pháp cho bạn với chi phí không quá đắt đỏ. Bạn cải thiện được càng nhiều vấn đề, trải nghiệm người dùng sẽ càng thuận tiện hơn. Thực tế, xu hướng của năm 2018 là sự tiện lợi, đó là điều mà thị trường luôn mong chờ ở doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
Theo Bích Trâm/doanhnhansaigon.vn
Cơ hội không đến 2 lần, khi bạn bỏ qua thì ngay lập tức sẽ có người khác đón lấy.
Cách dùng người hiệu quả không phải ở chỗ làm mọi cách để hạn chế nhược điểm, điều quan trọng hơn chính là phải biết cách phát huy những ưu điểm của họ - Peter Ferdinand Druckeri.
Bà Trương Thị Hồng Nga (Bình Dương) hỏi: Phó Tổng Giám đốc Công ty tôi là nhà đầu tư và cũng tham gia trực tiếp quản lý Công ty. Vậy, khi chia lợi nhuận cho cổ đông thì Phó Tổng giám đốc Công ty bà có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Một trong những nội dung nổi bật của Nghị định số 68/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là các mức bồi thường của người thi hành công vụ khi gây thiệt hại.
Đây là lý do dù sao đi nữa cũng không nên phàn nàn, giải thích: Đã là bạn bè thì không cần nghe, còn kẻ thù thì nói thế nào cũng chẳng tin
Rõ ràng trường kinh tế dạy bạn rất nhiều thứ - nhưng có những kiến thức, kỹ năng mà khi bắt đầu khởi nghiệp bạn mới thấy nó khác xa những gì mình được học.
Bà Lưu Hồng Thủy (TP. Hồ Chí Minh) hỏi, trường hợp Công ty cổ phần có tài trợ các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng cho bệnh viện để làm nghiên cứu lâm sàng thì các sản phẩm này có phải lập hóa đơn không? Nếu có thì lập như thế nào?
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017, trong đó quy định 17 loại kinh doanh dịch vụ logistics.
Từ ngày 20/2/2018, thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử…
Công ty của ông Phạm Đình Khoa (Quảng Nam) là công ty đầu tư nước ngoài, ký hợp đồng may gia công xuất khẩu với công ty mẹ tại Thái Lan và cần có chuyên gia của công ty mẹ sang hướng dẫn, đào tạo công nhân.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự