Vị sếp giỏi cũng là người huấn luyện viên giỏi, khi đào tạo ra những học trò giỏi, hãy sẵn sàng để họ ra đi.

Một trong những nội dung nổi bật của Nghị định số 68/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là các mức bồi thường của người thi hành công vụ khi gây thiệt hại.
Có hiệu lực từ ngày 01/07/2018, Nghị định số 68/2018/NĐ-CP quy định mức hoàn trả của người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây thiệt hại nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự được xác định như sau: Nếu số tiền Nhà nước đã bồi thường cao hơn 100 tháng lương của người thi hành công vụ thì mức hoàn trả là 50 tháng lương của người đó;
Nếu số tiền Nhà nước đã bồi thường từ trên 80 đến 100 tháng lương của người thi hành công vụ thì mức hoàn trả từ 40 đến dưới 50 tháng lương nhưng tối đa 50% số tiền mà Nhà nước bồi thường.
Nếu số tiền Nhà nước đã bồi thường từ 60 đến 80 tháng lương của người thi hành công vụ thì mức hoàn trả từ 30 đến dưới 40 tháng lương nhưng tối đa 50% số tiền mà Nhà nước đã bồi thường.
Nếu số tiền Nhà nước đã bồi thường thấp hơn 60 tháng lương của người thi hành công vụ thì mức hoàn trả bằng 50% số tiền Nhà nước đã bồi thường.
Với người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây thiệt hại mức bồi thường được xác định như sau: Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường cao hơn 10 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả là 05 tháng lương của người đó.
Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường từ trên 08 đến 10 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả là 04 tháng lương của người đó.
Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường từ 06 đến 08 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả là 03 tháng lương của người đó.
Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường thấp hơn 06 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả bằng 50% số tiền Nhà nước đã bồi thường.
Nghị định cũng quy định lương để hoàn trả là lương cơ sở nhân với hệ số theo ngạch, bậc tại thời điểm có quyết định hoàn trả; trường hợp đã nghỉ việc thì việc hoàn trả căn cứ vào lương của người đó tại thời điểm trước khi nghỉ việc.
Theo Tapchitaichinh.vn
Vị sếp giỏi cũng là người huấn luyện viên giỏi, khi đào tạo ra những học trò giỏi, hãy sẵn sàng để họ ra đi.
Không quá mạnh mẽ nhưng loài sói vẫn luôn tồn tại và vẫn được xem là "sát thủ rừng xanh"
Bằng cách áp dụng "Mục tiêu một phút", "Một phút khen ngợi" hay "Một phút khiển trách" bạn cũng có thể giải quyết được rất nhiều khó khăn vấp phải trong cuộc sống thường ngày.
Cơ hội không đến 2 lần, khi bạn bỏ qua thì ngay lập tức sẽ có người khác đón lấy.
Cách dùng người hiệu quả không phải ở chỗ làm mọi cách để hạn chế nhược điểm, điều quan trọng hơn chính là phải biết cách phát huy những ưu điểm của họ - Peter Ferdinand Druckeri.
Bà Trương Thị Hồng Nga (Bình Dương) hỏi: Phó Tổng Giám đốc Công ty tôi là nhà đầu tư và cũng tham gia trực tiếp quản lý Công ty. Vậy, khi chia lợi nhuận cho cổ đông thì Phó Tổng giám đốc Công ty bà có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Đây là lý do dù sao đi nữa cũng không nên phàn nàn, giải thích: Đã là bạn bè thì không cần nghe, còn kẻ thù thì nói thế nào cũng chẳng tin
Rõ ràng trường kinh tế dạy bạn rất nhiều thứ - nhưng có những kiến thức, kỹ năng mà khi bắt đầu khởi nghiệp bạn mới thấy nó khác xa những gì mình được học.
Là một doanh nghiệp nhỏ, bạn có tin mình có thể tham gia vào chiến trường nơi mà những đại gia như Amazon, Microsoft hay Google đã “mỗi bên hùng cứ một phương”, thậm chí còn có thể giành phần thắng?
Bà Lưu Hồng Thủy (TP. Hồ Chí Minh) hỏi, trường hợp Công ty cổ phần có tài trợ các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng cho bệnh viện để làm nghiên cứu lâm sàng thì các sản phẩm này có phải lập hóa đơn không? Nếu có thì lập như thế nào?
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự