Trở thành doanh nghiệp toàn cầu đang là mục tiêu số một của Jack Ma và các đồng sự tại Alibaba.

Chủ tịch Trương Gia Bình cho hay thị trường Mỹ đang tăng trưởng khoảng 45%.
Trao đổi với tờ Nikkei, Chủ tịch Tập đoàn FPT (Mã CK: FPT) Trương Gia Bình cho hay công ty đặt mục tiêu thực hiện một đến hai thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) mỗi năm để mở rộng thị trường, phát triển ngành nghề mới hướng tới chiến lược tăng trưởng.
"Chúng tôi lên kế hoạch đầu tư khoảng 50 triệu USD hằng năm. Tiếp đó, FPT muốn phát triển nhiều hơn ở Mỹ. Tập đoàn hy vọng sẽ có một vài thương vụ M&A ở Mỹ trị giá khoảng 50-100 triệu USD", ông Bình nói.
Nhật Bản hiện là thị trường chiến lược nhất của FPT, đóng góp 50% doanh thu. Tuy nhiên, mức tăng trưởng cao nhất lại thuộc về thị trường Mỹ, đạt 45%. Phần doanh thu còn lại đến từ các quốc gia mới nổi như Bangladesh, Lào, Myanmar, Campuchia...
Kế hoạch của FPT là tăng doanh thu toàn cầu hóa từ mức 200 triệu USD hiện tại lên một tỷ USD năm 2020. "Trong 15 năm tới, chúng tôi muốn gia nhập nhóm những doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Hiện nay, tập đoàn có khoảng 30.000 nhân viên và đang lên kế hoạch tăng gấp ba trong 5 năm tới", vị Chủ tịch này chia sẻ.
Liên quan đến việc Chính phủ mới đây yêu cầu Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thoái toàn bộ cổ phần tại FPT (6% vốn điều lệ), ông Bình cho hay nhiều tổ chức nước ngoài đã liên hệ tìm hiểu, song hiện nay SCIC chưa có lộ trình cụ thể cho việc bán cổ phần.
9 tháng đầu năm, FPT đạt doanh thu hợp nhất hơn 29.200 tỷ đồng (khoảng 1,3 tỷ USD), tăng 20% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu từ hoạt động toàn cầu hóa tăng 36%, đạt 3.409 tỷ đồng, tương đương 156 triệu USD. Lợi nhuận trước thuế toàn tập đoàn đạt 1.969 tỷ đồng, tăng 8%.
Năm 2014, FPT đã mua lại công ty RWE IT Slovakia và kỳ vọng tạo doanh thu 80 triệu USD trong 5 năm với khoản đầu tư này. Tập đoàn cũng mua lại 123mua của VNG hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Trở thành doanh nghiệp toàn cầu đang là mục tiêu số một của Jack Ma và các đồng sự tại Alibaba.
Ngày càng nhiều doanh nghiệp tỷ đô nhập cuộc chơi Nông nghiệp nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp rời khỏi cuộc chơi. Việc ra đi, theo chuyên gia Trần Hải Yến, là phản ứng nhất thời của một vài doanh nghiệp trong bối cảnh giá các mặt hàng nông sản thế giới giảm sâu, chưa chắc chắn về thời điểm tăng trở lại.
Những câu chuyện đáng sợ về đỉa, giun sán có trong sữa, mì tôm, bánh snack... cứ đến mùa cao điểm, mùa cận tết lại được tung ra.
Đây là lưu ý của bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hiệp hội Hàng Việt Nam chất lượng cao, tại tọa đàm “Trung Quốc năm 2015, nhìn về 2016 và tác động đến Việt Nam” do Thời Báo Kinh tế Sài Gòn phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu quốc tế (SCIS) thuộc ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức ngày 20-11.
Petrolimex vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2015 với lợi nhuận hợp nhất sau thuế đạt 2.135 tỉ đồng, tăng 86%, tương đương gần 1.000 tỉ đồng so với cùng kỳ năm 2014
Sau thông báo ngày 16/11 vừa qua, Marriott trở thành chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới với hơn 1 triệu phòng, nhiều hơn khoảng 50% so với đối thu nặng kí nhất là Hilton.
Sau chuyến công tác sang Việt Nam, một chuyên gia của Apple quyết định cùng những người bạn lập công ty chuyên nhập khẩu bia Sài Gòn về bán tại Mỹ.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng việc Uber và Grab “lấn sân” sang kinh doanh taxi, kinh doanh vận tải sẽ gây ra nhiều rủi ro cho khách hàng.
Bên cạnh năng lực lõi là dịch vụ viễn thông, MobiFone sẽ tập trung vào nhiều phân khúc mới như bán lẻ, truyền hình, dịch vụ đa phương tiện.
Tại Diễn đàn Mua bán - sáp nhập năm 2015 (M&A Forum 2015), Ban Tổ chức đã bình chọn danh mục 50 thương vụ M&A tiêu biểu trong năm 2014 - 2015 trên tất cả các lĩnh vực, từ bất động sản, hàng tiêu dùng, tài chính - ngân hàng. Báo Đầu tư online - Baodautu.vn xin giới thiệu lần lượt các thương vụ tiêu biểu trên các lĩnh vực và những đánh giá của giới chuyên môn về các thương vụ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự