Đằng sau những đợt bán vé giá siêu rẻ hoặc 0 đồng là cuộc chạy đua khốc liệt giữa các hãng hàng không tại Việt Nam

Với mỗi đồng doanh thu đạt được, Vinamilk - người giữ vị trí số 1 ngành sữa hiện nay, ngày càng phải tốn nhiều chi phí hơn cho quảng cáo, khuyến mãi, hỗ trợ nhà phân phối...để tiếp tục tăng trưởng và giữ vững vị thế số 1 của mình trước các đối thủ.
Báo cáo tài chính của Vinamilk cho biết trong năm 2015 công ty này đã chi 1.776 tỷ đồng chi phí quảng cáo.
Đây là con số kỷ lục của công ty này, tăng 47% so với năm ngoái và gần bằng tổng chi phí quảng cáo mà công ty này chi ra trong 3 năm từ 2011 đến 2013.
Nguyên nhân chi phí quảng cáo tăng còn xuất phát từ việc điều chỉnh số liệu theo quy định mới của Thông tư 200, có hiệu lực từ 1/1/2015.
Vinamilk còn mạnh tay chi hỗ trợ và hoa hồng cho khách hàng với tổng giá trị 2.341 tỷ đồng, cao hơn tổng số tiền mà công ty đã bỏ ra trong 5 năm trước đó.
Việc đẩy mạnh chi phí bán hàng đã giúp doanh thu của Vinamilk vượt mức 40 nghìn tỷ. Tuy nhiên mức tăng doanh thu thấp hơn một nửa so với mức tăng chi phí bán hàng trong năm qua.
So với năm 2011, tỷ lệ chi phí bán hàng/ doanh thu của Vinamilk đã tăng gần gấp đôi, từ 8.4% lên 15.6%. Điều này có nghĩa là chi phí bán hàng để tạo ra 100 đồng doanh thu đã tăng từ 8,4 đồng lên 15,6 đồng sau 4 năm.
Điều này phản ánh thực tế cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường sữa. Nếu như trước đây chỉ có Vinamilk và các công ty nước ngoài thì hiện này có thêm TH Milk và Nutifood.
Chi phí bán hàng và chi phí quảng cao của Vinamilk qua các năm. Đơn vị: Tỷ đồng
An Huy
Theo Trí thức trẻ/CafeF
Đằng sau những đợt bán vé giá siêu rẻ hoặc 0 đồng là cuộc chạy đua khốc liệt giữa các hãng hàng không tại Việt Nam
Thị trường logistics Việt Nam tuy có quy mô nhỏ nhưng tốc độ tăng trưởng cao (20 – 25% năm). Trong thời gian tới, thị trường này được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo và phát triển nhanh hơn nữa do sự phát triển của các xu hướng kinh doanh mới như: mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi, kênh thương mại điện tử và giao hàng hiệu quả đến khu vực nông thôn.
Làm sao để giàu là vấn đề được cả nhân loại quan tâm. Và với người Á Đông, vấn đề này lại càng được chú ý hơn nữa. Mỗi khi Tết đến xuân về, người người lại chúc nhau giàu sang phú quý, phát tài phát lộc, người ta cũng đi đến nhà thờ, đình chùa, các địa điểm tâm linh để cầu an vui, hạnh phúc và giàu sang.
Một doanh nhân người Anh đang kiếm được hàng ngàn bảng nhờ bán chai chứa … không khí cho người Trung Quốc với giá 80 Euro cho 1 lần ngửi.
Có thể thấy với các dịch vụ hiện nay, người dùng gần như không mất tiền để có thể lưu trữ dữ liệu của mình như ảnh, video hay các tập tin. Thế nhưng chính các tập tin miễn phí này, lại là nguồn sinh lãi cho các lớn công nghệ.
Năm 2015 khép lại với nhiều sự kiện kinh tế quan trọng, có tính bước ngoặt.
Tết đến, trăm thứ phải lo, ngàn thứ phải sắm nên nhiều nhân viên văn phòng rủ nhau bán đặc sản online để kiếm thêm thu nhập trang trải ngày Tết. Dù là việc làm tay trái nhưng đem lại số tiền rủng rỉnh, thậm chí còn hơn cả thưởng Tết của công ty.
Sau Berli Jucker và Central Group của Thái Lan, giờ đây, cuộc đua sở hữu Big C Việt Nam có thêm sự góp mặt của Lotte và Dairy Farm.
Thực hiện thương vụ 1,1 tỷ USD, Singha - đại gia của Thái Lan đã chuyển khoản vốn đầu tư 650 triệu USD vào Masan. Đợt góp vốn 450 triệu USD còn lại dự kiến sẽ được hoàn tất trong thời gian tới sau khi thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật.
Rõ ràng là ngoài những nhân tố khách quan như kinh tế Trung Quốc suy giảm và biến động ty giá, Apple đang có một rắc rối không hề nhỏ thuộc về chủ quan: hãng chưa có một sản phẩm gây tiếng vang lớn nào kể từ khi iPad ra đời năm 2010.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự