Pan Pacific chỉ mất hơn 2 năm chuyển đổi từ một công ty chuyên về dịch vụ vệ sinh công nghiệp sang một công ty lớn trong ngành nông nghiệp - thực phẩm nhờ thực hiện một loạt thương vụ M&A với các công ty đầu ngành.

“Một giá trị mới sẽ đến với hoạt động kinh doanh toàn cầu đi cùng với việc đáp ứng nhu cầu của xã hội và con người. Tôi tin sự chia sẻ trách nhiệm xã hội là cơ hội quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh trong vòng 20 năm tới”, giáo sư Michael Porter nhận định.
Ngày 29-11, tại Hội thảo “Cạnh tranh và chiến lược công ty ngày nay”, do Trường doanh nhân PACE tổ chức tại Hà Nội, giáo sư Michael Porter đã nói chuyện với hàng trăm nhà lãnh đạo và doanh nhân đến từ khu vực Đông Nam Á.
Theo ông, xã hội sẽ còn rất nhiều thay đổi. Hầu hết các công ty lớn đều có các chương trình CSR (trách nhiệm xã hội công ty) hàng năm. Chúng ta đang có rất nhiều chương trình xã hội cực lớn mà 15 năm trước không có. Ông nói: “Khi ta làm kinh tế là nhằm tạo ra giá trị kinh doanh, nhưng thực chất là tạo ra giá trị xã hội. Khái niệm về trách nhiệm xã hội thực chất vừa là phát triển xã hội vừa phát triển sự chia sẻ. Khi nhìn vào một công ty, xuyên qua quả bong bóng tự duy trì trong một môi trường riêng (của công ty đó), bạn sẽ thấy nhiều cơ hội tạo ra giá trị chia sẻ. Tôi tin đây là cơ hội quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh sắp tới”.
Ví dụ, công ty thực phẩm trước đây chỉ nghĩ cách quảng cáo sao cho tiêu thụ được nhiều sản phẩm. Công ty còn bỏ thêm nhiều chất béo, chất ngọt, muối… làm mọi người ăn nhiều hơn. Nhưng hiện các công ty thực phẩm thành công nhất là những công ty tìm cách đưa ra những sản phẩm tốt nhất cho sức khỏe con người. Họ tạo ra những chuẩn giá trị mà người tiêu dùng muốn khỏe chỉ ăn thực phẩm của mình. Đó chính là cơ hội kinh doanh mới đã được gắn liền với sự chia sẻ các giá trị sống.
Thường từ trước tới nay, các doanh nghiệp làm những việc khác thay vì đáp ứng nhu cầu cho sức khỏe và cuộc sống tốt hơn của con người như ăn uống khoa học, phát triển tinh thần lành mạnh… Nay các công ty thành công sẽ không tạo ra những sản phẩm như cũ mà tạo ra những sản phẩm tốt cho con người, thậm chí hướng tới phục vụ cả một cộng đồng rộng lớn mà nghèo khó. "Chúng ta đã bỏ qua phân khúc thị trường lớn nhất thế giới, nhóm nằm dưới đáy của kim tự tháp thu nhập, tức thu nhập thấp. Chúng ta đã bỏ qua tập hợp nhu cầu lớn trên thị trường và bây giờ bắt đầu nhìn lại như là việc nâng kinh doanh lên một tầm mới", ông nói.
Chiến lược kinh doanh mới gắn với sự chia sẻ cũng có nghĩa cần tìm đến năng suất mới, ví dụ như trong việc sử dụng nước, tài nguyên và con người.
Ngày nay, sự khác biệt giữa các công ty hoạt động lợi nhuận và phi lợi nhuận gần như không còn. Ví dụ như sự thành công của các tổ chức tín dụng vi mô ở Ấn Độ hay ở Mỹ đã chứng minh việc cần thay đổi suy nghĩ về tính gắn kết của công ty với cộng đồng. Thay vì hoạt động cô lập và không hiểu những gì đang diễn ra trong cộng đồng mình sống, chúng ta nên nhìn nhận công ty thoát khỏi bong bóng riêng của nó. Nếu không làm được, chúng ta sẽ khó lòng tăng trưởng.
"Hãy nghĩ về những nhu cầu mới, quan trọng hơn so với những nhu cầu trước đây. Khi cần tạo ra giá trị chia sẻ, chúng ta cần tư duy về trách nhiệm xã hội theo một cách thức hoàn toàn mới và hãy quyết định điểm cần tập trung của doanh nghiệp mình", ông chia sẻ.
Ví dụ, Nestle chỉ tập trung vào ba yếu tố quan trọng: dinh dưỡng, nước và phát triển nông thôn. Công ty con của tập đoàn này, Nespresso, trước đây mua nguyên liệu từ nông dân với giá càng rẻ càng tốt; nay họ tìm cách giúp nông dân tăng giá trị của sản phẩm và đời sống bằng việc tạo môi trường trong lành hơn với cách trồng cà phê theo cách thức bền vững hơn. Sự thành công của công ty sẽ tạo ra sự thành công của cộng đồng.
Ông khuyên các doanh nhân hãy từ bỏ cách kiếm tiền tồi nhất và đưa ra cách thức kiếm tiền mới nhất, tốt nhất. Công ty tạo ra giá trị chia sẻ sẽ không cố gắng tối đa giá trị của bản thân mình mà sẽ cố gắng tạo ra giá trị của mình và cộng đồng. Họ không bị giới hạn trong bong bóng riêng và biết rằng năng suất của mình gắn liền với lợi thế của nhóm ngành đó và lợi ích của xã hội.
Chiến lược tốt, với những sản phẩm xanh sẽ đổi mới năng suất làm việc trong chuỗi giá trị của chúng ta. Khi người làm kinh doanh tư duy theo cách nhìn mình trong một xã hội lớn hơn sẽ sẽ cải thiện hình ảnh của công ty trong cộng đồng.
"Đương nhiên, doanh nghiệp không phải là tổ chức từ thiện nhưng khi bạn có một chiến lược kinh doanh vừa phát triển công ty và phát triển xã hội chính là một định hướng trong tương lai. Đó là sự chuyển đổi đang diễn ra trên thế giới và những người trẻ tuổi sẽ chỉ muốn làm việc trong một công ty mà nó có đóng góp cho xã hội", giáo sư Michael Porter nói.
(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)
Trở vềPan Pacific chỉ mất hơn 2 năm chuyển đổi từ một công ty chuyên về dịch vụ vệ sinh công nghiệp sang một công ty lớn trong ngành nông nghiệp - thực phẩm nhờ thực hiện một loạt thương vụ M&A với các công ty đầu ngành.
Công ty Tài chính Cao su bị buộc phải sáp nhập và xóa tên khỏi thị trường sau khi hoạt động thua lỗ, xảy ra nhiều sai phạm nghiêm trọng. Toàn bộ công nợ, số lỗ của công ty sẽ chuyển giao Tập đoàn cao su Việt Nam xử lý.
Các cuộc chiến tranh giành quyền lực diễn ra ở gần như tất cả các tập đoàn tại Hàn Quốc...
Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng, trái ngược hoàn toàn với các khu vực tại châu Á, khi mà mức tăng trưởng đều giảm. Sự phát triển theo hướng khác biệt này của Việt Nam liệu có bền vững hay chỉ là trong ngắn hạn?
Sau khi nhận 'danh hiệu' 'giám đốc điều hành bị ghét nhất nước Mỹ' và đối mặt với một loạt phản ứng dữ dội vì tăng giá bán thuốc dành cho bệnh nhân AIDS hơn 5.000%, CEO hãng dược Turing Pharmaceuticals vừa cho hay sẽ giảm ngay giá thuốc.
Tăng giá thuốc hơn 5.000%trở thành 'CEO bị ghét nhất nước Mỹ’
Vụ bê bối gian lận bài kiểm tra khí thải của Volkswagen sẽ làm thiệt hại hàng tỉ USD và làm giảm danh tiếng của toàn bộ ngành công nghiệp sản xuất ô tô Đức.
Thị trường ngành kem Việt Nam khá đa dạng và rõ ràng về từng phân khúc sản phẩm. Sẽ không quá ngạc nhiên khi top những doanh nghiệp chiếm thị phần lớn trong thị trường kem Việt đều là những cái tên quen thuộc.
Alibaba đang bị nghi ngờ "xào nấu" số liệu báo cáo tài chính, vướng nghi án bán hàng giả, hàng nhái khiến cổ phiếu của hãng lao dốc.
Sau thời gian đứng sau làm nhà cung ứng linh kiện, thiết bị bếp từ vào thị trường Việt Nam, hai đại gia trong lĩnh vực bếp điện tử đã chính thức bước chân trực tiếp vào thị trường thiết bị bếp và đồ gia dụng tại Việt Nam.
Công ty CP thiết bị gia dụng Châu Âuthương hiệu bếp từ CHEF'S
Hãng sẽ hợp tác với Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (Comac) mở một nhà máy sơn và lắp ráp Boeing 737 sản xuất tại Mỹ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự