tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-04-2017

  • Cập nhật : 11/04/2017

Chủ đầu tư Việt Hưng nói gì về đề xuất... lấp hồ Thành Công?

Sáng 10/4, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Hưng (Việt Hưng), đã lên tiếng lý giải về đề xuất lấp 1ha hồ Thành công để làm nhà tái định cư.

cong ty co phan dau tu va phat trien do thi viet hung de xuat lap ho thanh cong.

Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Hưng đề xuất lấp hồ Thành công.

Theo đó, thực hiện chủ trương của UBND Thành phố tại Công văn số 5621/UBND-ĐT, ngày 30/9/2016 về việc cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ trên địa bàn Thành phố, theo đó công ty đã được giao nhiệm vụ lập Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 toàn Khu tập thể Thành Công với quy mô diện tích đất khoảng 23,058ha và số lượng nhà chung cư cũ là 67 nhà cao 2 – 5 tầng.

Để đảm bảo tính khả thi của đồ án, Việt Hưng đã đề xuất giải pháp điều chỉnh quy hoạch công viên và hồ Thành Công hiện hữu khoảng 10ha theo hướng không làm thay đổi diện tích mặt nước hiện có. Dự kiến hoán đổi toàn bộ diện tích khoảng 1ha đất trong phạm vi công viên và hồ Thành Công để xây dựng nhà tái định cư tại chỗ cho người dân; hoàn lại bằng cách điều chỉnh mở rộng ranh giới hồ vào trong khu dân cư mới, lấy ra được khoảng 1ha từ quỹ đất của công viên và hồ Thành Công.

Như vậy, doanh nghiệp sẽ hoàn trả đúng diện tích công viên và hồ Thành Công vào trong ranh giới quy hoạch được giao, đảm bảo tỷ lệ cây xanh, mặt nước đô thị theo đúng quy hoạch phân khu. Thực tế, diện tích mặt nước hoàn toàn không thay đổi so với diện tích cũ, đồng thời lại khai thác cảnh quan hồ Thành Công cho khu vực được hiệu quả hơn rất nhiều do gắn kết công viên hồ với cộng đồng dân cư trong đô thị.

Theo giải thích của doanh nghiệp này, hầu hết các dự án cải tạo xây dựng chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội các năm vừa qua gặp khó khăn, bế tắc chủ yếu ở khâu đền bù giải phóng mặt bằng, vấn đề tạm cư cho người dân… Nay, với đề xuất này của công ty thì có thể xây nhà tái định cư ngay mà chưa cần phải di dời, tạm cư cho các hộ dân đang sử dụng khu tập thể. Thay vì việc nhận tiền tự lo nơi ở tạm cư ở vị trí khác hoặc phải di chuyển cả hộ gia đình, người dân sẽ được sử dụng nhà ở ngay tại chính khu vực mình đang sinh sống.

Một lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng đây mới chỉ là ý tưởng ban đầu, đề xuất của doanh nghiệp chỉ làm thay đổi hình thù của hồ chứ không hề xâm hại diện tích mà giữ nguyên toàn bộ diện tích mặt nước hồ Thành Công như hiện có.

Còn theo Kiến trúc sư trưởng của TP Hà Nội, KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội, nhấn mạnh: "Quy hoạch chung cư cũ cần tuân thủ quy hoạch chung của Thành phố. Trên tất cả cần phải giữ được diện mạo Hà Nội, tôn trọng giá trị lịch sử phát triển”.

Phương án này nhằm đảm bảo tính khả thi của đồ án nhằm tăng tiện ích cho khu dân cư mới, tạo được quỹ đất sạch để triển khai được ngay nhà tái định cư mà không phải di chuyển dân đến các khu tạm cư, tránh gây xáo trộn cho cuộc sống của người dân. Mặt khác, người dân cũng có điều kiện giám sát và khẳng định chất lượng nơi ở mới của mình mà nhà đầu tư sẽ cung cấp, doanh nghiệp đã hiện hữu khoảng 10ha theo hướng không làm thay đổi diện tích mặt nước hiện có.

"Như vậy, doanh nghiệp sẽ hoàn trả đúng diện tích công viên và hồ Thành Công vào trong ranh giới quy hoạch được giao, đảm bảo tỷ lệ cây xanh, mặt nước đô thị theo đúng quy hoạch phân khu. Thực tế, diện tích mặt nước hoàn toàn không thay đổi so với diện tích cũ, đồng thời lại khai thác cảnh quan hồ Thành Công cho khu vực được hiệu quả hơn rất nhiều do gắn kết công viên hồ với cộng đồng dân cư trong đô thị", đại diện chủ đầu tư Việt Hưng cho hay.(Viettimes)
--------------------------------------------------

Đằng sau làn sóng xe bán tải Thái Lan tràn vào Việt Nam

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan từ ngày 1/1/2017 đến ngày 15/3/2017, cả nước nhập khẩu 3.900 chiếc xe bán tải nguyên chiếc (xe pickup), trị giá 76 triệu USD, tăng nhẹ 0,8% về lượng, giảm nhẹ 1,7% về trị giá so với cùng thời gian năm 2016. Trong năm 2017, xe bán tải được nhập về Việt Nam có mức giá bình quân theo khai báo hơn 19.000 USD/chiếc.

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2016 số liệu thống kê cho thấy xe bán tải được nhập về Việt Nam đều tăng mạnh cả về lượng và trị giá. Cụ thể, năm 2010 Việt Nam chỉ nhập 2.600 chiếc thì đến năm 2016 con số này đã đạt 29.900 chiếc, tăng hơn 10 lần so với năm 2010.

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2016, số liệu thống kê cho thấy xe bán tải được nhập về Việt Nam đều tăng mạnh cả về lượng và trị giá. Cụ thể, năm 2010 Việt Nam chỉ nhập 2.600 chiếc thì đến năm 2016 con số này đã đạt 29.900 chiếc, tăng hơn 10 lần so với năm 2010.

Từ đầu năm đến ngày 15/3/2017, số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan ghi nhận xe bán tải được nhập chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan với gần 3.900 chiếc chiếm 99,6% trong tổng lượng xe bán tải nhập khẩu của cả nước.

Tương tự, trong năm 2016 xe bán tải có xuất xứ Thái Lan chiếm chủ yếu với 26.800 chiếc, chiếm 99,9%; trong năm 2015 là 19.400 chiếc, chiếm 99,99%.

Cũng theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan đến ngày 15/3/2017, cả nước nhập khẩu 6.425 chiếc xe vận tải các loại (không bao các xe chuyên dụng) trị giá 128 triệu USD, giảm 7,7% về lượng và giảm 4,1% về trị giá so với cùng thời gian năm 2016.

Một nhà nhập khẩu xe ôtô nguyên chiếc cho biết, Thái Lan đang có lợi thế lớn trong các dòng xe bán tải. "Hiện nay các dòng xe bán tải của Thái Lan được nhập ồ ạt vào Việt Nam và đang chiếm ưu thế do thuế nhập khẩu chỉ 5% thấp hơn đáng kể so với mức 30% của các dòng xe con khác. Các loại thuế phí khác cũng rất thấp như thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ 15% trong khi các dòng khác sắp tới áp mức 40-130%, phí trước bạ là 2% trong khi mức chung là 10-12%. Tuy nhiên, với đặc thù về hình dáng, dòng xe này khá kén khách hàng", vị này cho biết.

Các mẫu xe bán tải bán chạy nhất của Thái là Ford Ranger, Toyota Hilux, Mazda BT-50, Isuzu D-Max, Nissan NP300 Navara, Mitsubishi Triton, Chevrolet Colorado…

Thái Lan vốn là nước có ngành công nghiệp ôtô phát triển, nhiều loại xe phù hợp với thị hiếu và túi tiền của người Việt. Quá trình xã hội hoá ôtô ở Thái Lan đã bắt đầu bão hoà, giờ đây ôtô không còn được coi là một tài sản đáng giá mà chỉ là một phương tiện đi lại của người dân.

Tiêu thụ xe ở thị trường đang sụt giảm, do vậy các nhà sản xuất tại đây đang dùng nhiều chính sách kích cầu, ưu đãi xuất khẩu sang các nước khu vực. Trong khi đó tại Việt Nam, chính sách thuế phí cao, cùng với cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện đã biến việc sở hữu xe ôtô thành giấc mơ của nhiều người.(VNeconomy)

tinh hinh nhap xe pickup trong 6 nam tu 2010-2016. nguon: tong cuc hai quan.

Tình hình nhập xe pickup trong 6 năm từ 2010-2016. Nguồn: Tổng cục Hải quan.

--------------------------------------------------

Giá than bán cho điện không biến động lớn

Tại cuộc họp báo quý I-2017 của Bộ Tài chính, chiều 10-4, ông Nguyễn Văn Truyền, Cục phó Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính), cho biết thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Cục Quản lý Giá đã tổ chức cuộc họp hiệp thương giá than bán cho điện. Việc hiệp thương để tìm ra giá bán hợp lý, theo thị trường.

“Giá than bán cho điện không phải do Bộ Tài chính quyết định mà do các doanh nghiệp cung cấp như Tập đoàn Than - Khoáng sản VN - Vinacomin quyết định. Tuy nhiên, việc cung cấp than cho điện cũng mang tính chất độc quyền nên để hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp khai thác than và hộ tiêu thụ lớn như điện thì việc hiệp thương là để tìm ra giá bán hợp lý trên cơ sở giá thành khai thác” - ông Truyền lý giải.

Theo ông Truyền, sau khi kết thúc hiệp thương, Bộ Tài chính đã có báo cáo Chính phủ trong ngày 30-3. Hiện Bộ Tài chính đang chờ ý kiến chỉ đạo của Chính phủ về mức giá than hợp lý.

Bộ Tài chính đánh giá giá than bán cho điện không có biến động lớn, tương đối ổn định và không ảnh hưởng nhiều đến giá điện. Tuy nhiên, giá điện sẽ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tính toán cụ thể.(PLO)
-------------------------------------------

Chính thức thông qua Đề án thí điểm của Uber tại Việt Nam

Theo thông tin được Uber Việt Nam công bố ngày 10/4, Bộ GTVT vừa chính thức thông qua Đề án Thí điểm của Uber tại Việt Nam.

“Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng của Uber, thể hiện sự ủng hộ của Chính phủ Việt Nam trong việc áp dụng công nghệ và mô hình kinh doanh mới của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ghi nhận những đóng góp tích cực của nền kinh tế chia sẻ nói chung và công nghệ chia sẻ chuyến đi nói riêng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội tại Việt Nam”, nguồn tin từ Uber Việt Nam cho hay.

Ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc Điều hành Uber Việt Nam cho biết, việc được chính thức tham gia vào Đề án Thí điểm triển khai ứng dụng công nghệ để quản lý và kết nối vận tải hành khách theo hợp đồng của bộ GTVT là nguồn động lực lớn, cổ vũ Uber tiếp tục cải tiến công nghệ, mang lại lợi ích cho người dùng Uber và tài xế đối tác, cũng như khẳng định tiềm năng của dịch vụ chia sẻ chuyến đi trên khắp các thành phố lớn tại Việt Nam trong thời đại mới.

Ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc Điều hành Uber Việt Nam gửi lời cảm ơn tới Chính phủ Việt Nam, Bộ GTVT đã tạo cơ hội để Uber có thể góp phần thực hiện những thay đổi tích cực cho nền kinh tế và xã hội Việt Nam, đồng thời bày tỏ Uber sẽ gắn bó lâu dài tại thị trường Việt Nam.

Việt Nam là đất nước đầu tiên tại Đông Nam Á mà ứng dụng Uber cho phép thực hiện thanh toán tiền mặt, một lựa chọn quan trọng để người dùng Uber có thể dễ dàng tiếp cận những chuyến đi an toàn và thuận tiện hơn.

Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ứng dụng dịch vụ uberMOTO, cung cấp trải nghiệp dịch vụ chất lượng tiêu chuẩn Uber với một mức cước phí thấp hơn, chỉ với một nút bấm. Không chỉ có vậy, thời gian chờ gọi xe trung bình tại Việt Nam đang ở mức ngắn nhất trong khu vực Đông Nam Á, người dùng Uber tại Hà Nội cũng như TP.HCM chỉ đợi trung bình 3,3 phút để bắt đầu chuyến đi sau khi gửi yêu cầu trên ứng dụng.

Trước đó, ngày 18/1/2017, Bộ GTVT đã có văn bản gửi đến Công ty TNHH Uber Việt Nam trả lời đối với Đề án thí điểm Ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng vận tải hành khách theo hợp đồng của Uber Việt Nam. Bộ GTVT yêu cầu Uber Việt Nam khi chưa hoàn thiện các nội dung của Đề án để đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam thì không cung cấp, phối hợp với các chủ phương tiện, đơn vị vận tải để thực hiện kinh doanh vận tải trái với quy định hiện hành.

Theo ý kiến của một số chuyên gia công nghệ, Uber hay Grab đều là những điển hình thành công của những trào lưu “kinh tế chia sẻ”, “kinh tế ứng dụng”. Những ứng dụng kết nối di động thuộc dạng này ngày càng phổ biến và hoàn toàn không chỉ giới hạn sử dụng cho dịch vụ vận tải.

Chính vì bản chất là “dịch vụ công nghệ” nên việc các cơ quan nhà nước đưa vào khung quản lý “dịch vụ vận tải” chính là nguyên nhân dẫn đến lúng túng, khúc mắc trong thời gian vừa qua.(ICTNews)

 

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục