Mặc dù chỉ giảm giảm 1,2% về lượng nhưng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam lại giảm tới 49% (tức một nửa) về giá trị do giá dầu giảm sâu.

Nhập siêu từ Trung Quốc năm 2015 tăng hơn 12% so với năm ngoái.
Theo tin từ Tổng cục Thống kê, Trung Quốc vẫn là thị trường Việt Nam phụ thuộc nhiều nhất trong cán cân thương mại khi nhập siêu 32,3 tỷ USD trong cả năm, tăng 12,5% so với năm trước và lớn gấp nhiều lần mức nhập siêu chung của toàn nền kinh tế (3,2 tỷ USD).
Riêng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này ước đạt 49,3 tỷ USD, tăng 13% so với năm trước và chiếm 29% tổng kim ngạch nhập khẩu - lớn nhất trong các quốc gia Việt Nam có quan hệ mua hàng hóa. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu gồm máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng điện thoại các loại và linh kiện; điện tử, máy tính và linh kiện. Mặt khác, xuất khẩu sang Trung Quốc năm qua ước đạt 17 tỷ USD, tăng 14%, trong đó tăng chủ yếu ở nhóm hàng rau quả, dệt may, giày dép.
Bên cạnh thị trường Trung Quốc, Việt Nam cũng gia tăng nhập siêu từ các thị trường lớn khác như Hàn Quốc với 18,7 tỷ USD, tăng 28%; ASEAN 5,5 tỷ USD, tăng 45%. Thị trường Nhật Bản sau nhiều năm xuất siêu, năm 2015 đã nhập siêu hơn 300 triệu USD. Mỹ và EU vẫn giữ được mức xuất siêu tương ứng 25,5 tỷ USD và 20,6 tỷ USD trong năm 2015.
Xét về quy mô toàn nền kinh tế, tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 162,4 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2014. Đây là mức tăng thấp nhất của kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm qua và thấp hơn kế hoạch đề ra (tăng 10%).
Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân chủ yếu khiến xuất khẩu tăng thấp là chỉ số giá xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực giảm so với năm trước, đặc biệt như dầu thô, cao su, than đá, cà phê, rau quả, thủy sản..., cùng với lượng xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản giảm mạnh.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước đạt 165,6 tỷ USD, tăng 12% so với năm trước. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2015 tăng 18,9%, cao hơn mức tăng 13,2% của năm 2014.
Với việc nhập khẩu tăng cao hơn xuất khẩu, cán cân thương mại (xuất khẩu tính theo giá FOB, nhập khẩu tính theo giá CIF - phương pháp Việt Nam thường sử dụng) rơi vào tình trạng thâm hụt với mức nhập siêu ước tính 3,2 tỷ USD sau 3 năm liên tiếp xuất siêu. Nhập siêu hoàn toàn thuộc về khu vực kinh tế trong nước với 20,3 tỷ USD, trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 17,1 tỷ USD.
Nếu kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu cùng tính theo giá FOB (loại trừ 9 tỷ USD phí vận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu được tính vào nhập khẩu dịch vụ), Tổng cục Thống kê cho hay năm 2015 ước tính xuất siêu 5,8 tỷ USD, giảm 44% so với năm 2014.
Mặc dù chỉ giảm giảm 1,2% về lượng nhưng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam lại giảm tới 49% (tức một nửa) về giá trị do giá dầu giảm sâu.
Ngày 9/12, các Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain và Kelly Ayotte đã trình Quốc hội Mỹ một nghị quyết mới đề nghị bãi bỏ Quy định cuối cùng đối với Chương trình Giám sát Cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
Theo Viettrade, dù liên tục đứng đầu thế giới về sản lượng sản xuất cũng như xuất khẩu hồ tiêu VN, nhưng giá bán tiêu VN thường thấp hơn các nước khác.
Theo đánh giá mới nhất của Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam (VICOFA), kết thúc niên vụ 2014-2015, xuất khẩu cà phê nước ta năm 2015 giảm mạnh về sản lượng và giá trị.
Đó là ý kiến của ông John P.Connelly, Chủ tịch Hội Công nghiệp Cá Hoa Kỳ trong cuộc trao đổi ngắn với chúng tôi.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 năm trở lại đây, trước sự sụt giảm nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường cá ngừ lớn và cạnh tranh giữa các thị trường ngày càng tăng, thì Trung Đông, đặc biệt là Ai Cập, trở thành điểm đến mới cho các nước xuất khẩu cá ngừ.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt NamXuất khẩu cá ngừ
Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), 10 tháng đầu năm 2015, nhập khẩu tôm vào Nhật Bản đạt 171.753 tấn, trị giá 1,8 tỷ USD, giảm 3,7% về khối lượng và 17,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Cục Quản lý dược - Bộ Y tế mới có văn bản số 21590/QLD-KD gửi Tổng cục Hải quan, trong đó ghi rõ tạm dừng nhập khẩu các nguyên liệu Salbutamol và Clenbuterol kể từ ngày 20/11/2015 cho đến khi có thông báo mới.
Đại sứ Indonesia tại Việt Nam, ông Mayerfas cho biết Indonesia cần nhập khẩu 1 triệu tấn gạo từ Việt Nam.
10 tháng đầu năm, Việt Nam nhập hơn 795.000 tấn điều thô, đạt 99,4% kế hoạch năm.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự