Giá cao su Tocom và các sàn quốc tế hàng ngày

Indonesia cân nhắc nhập khẩu gạo từ Ấn Độ. Lào dự kiến xuất khẩu hơn 10.000 tấn gạo sang Trung Quốc mỗi năm.
Giá gạo thế giới ngày 24/12/2015
Indonesia cân nhắc nhập khẩu gạo từ Ấn Độ
Indonesia có thể nhập khẩu gạo từ Ấn Độ, các nguồn tin trong nước dẫn lời Bộ trưởng Thương mại nước này cho biết.
Bộ trưởng Thương mại Indonesia đã thông báo cho Đại sự Ấn Độ rằng Tổng thống Indonesia đã quyết định đưa Ấn Độ vào danh sách các nước chính phủ cho phép nhập khẩu gạo. Indonesia cũng đang lên kế hoạch nhập khẩu dược phẩm và thịt bò từ Ấn Độ.
Chính phủ 2 bên có thể sẽ sớm ký thỏa thuận. Đại sứ quán Ấn Độ tại Jakata từ lâu đã muốn ký thỏa thuận G2G xuất khẩu gạo với Indonesia.
Đây là diễn biến thuận lợi đối với Ấn Độ - đang có mức thâm hụt thương mại rất lớn với Indonesia.
Tuy thương mại song phương giữa Ấn Độ và Indonesia đạt 19 tỷ USD năm 2014-2015, song thâm hụt thương mại cùng kỳ lên đến 11 tỷ USD.
Lào dự kiến xuất khẩu hơn 10.000 tấn gạo sang Trung Quốc mỗi năm
Lào - vừa chính thức xuất khẩu lô gạo đầu tiên sang Trung Quốc - đang lên kế hoạch tăng khối lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc lên 10.000 tấn mỗi năm, Reuters đưa tin.
Mới đây, tỉnh Savanakhet của Lào đã nhận được đơn hàng 8.000 tấn gạo từ Trung Quốc. Savanakhet đang đặt mục tiêu tăng sản lượng gạo để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
Hạn ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc hiện chỉ là 8.000 tấn nhưng tỉnh Savanakhet đang cố gắng tăng hạn ngạch do sức mua của Trung Quốc ngày một tăng.
Kết hoạch xuất khẩu gạo hiện nay hiện đang do dự án hợp tác Lào-Trung Quốc thực hiện - được ký kết giữa chính phủ Trung Quốc và chính quyền tỉnh Savanakhet nhằm thúc đẩy hợp tác song phương trong lĩnh vực nông nghiệp.
Lào xuất khẩu tiểu ngạch 300.000-400.000 tấn lúa mỗi năm sang các nước láng giềng.
Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) ước tính sản lượng lúa của Lào năm 2015 tăng 3% lên 3,4 triệu tấn. Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính sản lượng lúa của Lào năm 2015 đạt 2,976 triệu tấn (1,875 triệu tấn gạo) với diện tích gieo cấy 958.000 ha.
Nhật Trường
(Theo Nhịp Cầu Đầu Tư)
Giá cao su Tocom và các sàn quốc tế hàng ngày
Theo OPEC, các tập đoàn lớn cắt giảm đầu tư và mức giá 40 USD/thùng duy trì trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến nguồn cung dầu trong tương lai và khiến giá tăng vọt.
Không giống với giai đoạn trước, hiện nay giá dầu đang phản ánh đúng mức cung và cầu, chứ không phải hoàn toàn do OPEC.
Theo Hiệp hội Thép Thế giới (worldsteel), trong tháng 11 năm 2015, sản lượng thép thô tại 65 nước sản xuất thép lớn nhất thế giới đạt 127 triệu tấn, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá dầu Mỹ tiếp tục phục hồi trong sáng nay (24/12 - giờ Việt Nam) do nguồn cung sụt giảm, mở rộng mức tăng từ đầu tuần đến nay lên 11%. Theo đó, hiện dầu WTI giao tháng 2/2016 đã tăng lên 37,79 USD/bbl; dầu Brent giao tháng 2/2016 cũng tăng lên 37,82 USD/bbl.
Giá cà phê các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục tăng lên 33,3-33,8 triệu đồng/tấn. Giá Robusta sàn ICE Futures Europe London và giá Arabica sàn New York đồng loạt tăng.
Giá cao su Tocom và các sàn quốc tế hàng ngày
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong báo cáo vừa công bố cho biết xuất khẩu và tiêu thụ cà phê thế giới niên vụ 2015/16 sẽ cao kỷ lục trong khi sản lượng sẽ chỉ nhỉnh hơn chút ít so với niên vụ trước nên tồn trữ sẽ giảm nhẹ.
Giá thép tấm cac bon Trung Quốc giảm thêm thời gian gần đây. Một nhà máy thép tại đông Trung Quốc vừa xác nhận đơn đặt hàng với 2.000-3.000 tấn, và với mức giá dao động 280 USD/tấn CFR.
Giá dầu Mỹ tiếp tục phục hồi nhẹ sau thông tin tồn kho dầu tại Mỹ bất ngờ sụt giảm. Trong khi giá dầu Brent vẫn chịu áp lực do dư thừa nguồn cung. Sáng nay (23/12 - giờ Việt Nam) dầu WTI giao tháng 2/2016 đã tăng lên 36,34 USD/bbl; dầu Brent giao tháng 2/2016 đnag dừng ở 36,36 USD/bbl.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự