Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong báo cáo tháng 2/2019 dự báo sản lượng lúa mì thế giới niên vụ 2018/19 sẽ đạt 734,75 triệu tấn.
Lúa gạo châu Á: Giá tăng ở Ấn Độ, giảm ở Việt Nam
- Cập nhật : 29/01/2019
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ tuần qua tăng do giá thu mua lúa gạo trong nước tăng, mặc dù nhu cầu nhìn chung yếu. Trong khi đó giá gạo Việt Nam giảm tiếp bởi thị trường trầm lắng khi sắp đến Tết cổ truyền.
Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ giá tăng lên 381 – 386 USD/tấn, từ mức 379-384 USD/tấn cách đây một tuần.
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Đột ăng sau khi bang miền Trung, Chhattisgarh – nơi sản xuất gạo chính của Ấn Độ - nâng giá thu mua lúa tối thiểu lên 2.500 rupee/100 kg, từ mức 1.750 rupee cách đây một tuần.
Bangladesh chưa có kế hoạch giảm thuế nhập khẩu, mặc dù giá gạo trong nước mấy tuần gần đây tăng lên, với lý do lượng dự trữ trong nước còn nhiều. Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) ước tính sản lượng lúa Bangladesh đạt kỷ lục 53,6 triệu tấn trong năm 2018 do giá trong nước mạnh khích lệ nông dân đầu tư cho cây lúa và năng suất tăng nhờ thời tiết tốt.
Tại Việt Nam, gạo 5% tấm giá giảm tiếp xuống 340 USD/tấn, từ mức 355 – 360 USD/tấn cách đây một tuần.
Một số nguồn tin cho hay Chính phủ có thể sẽ mua gạo dự trữ trong năm nay. Năm ngoái Chính phủ không mua bởi giá gạo cao, nhưng năm nay giá có thể chịu sức ép giảm vì Trung Quốc kiểm soát chặt hơn gạo nhập khẩu.
Tại Thái Lan, gạo 5% tấm giá hiện 390 – 402 USD/tấn, FOB Bangko, so với 385 – 400 USD/tấn cách đây một tuần.
Doanh nghiệp Thái Lan nhận định, Chính phủ Philippines đã tự do hóa nhập khẩu gạo, theo đó tư nhân Philippines đang hướng tới nguồn gạo Thái Lan. Ngoài ra, Chính phủ nước này cũng sẽ vẫn cần nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn.
Tổng cục Cung ứng Hàng hóa Ai Cập (GASC) ngày 27/1/2019 đã nhận được thêm 4 đề xuất giá (từ Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ) cho cuộc đấu thầu nhập khẩu gạo quốc tế đầu tiên, dự kiến được chuyển đến trong giai đoạn ngày 20/3 - 20/4/2019 và/hoặc ngày 1 - 30/4/2019. GASC đang tìm nguồn cung gạo trắng với 10 - 12% tấm (CIF). Mỗi nhà thầu nên đưa ra các mẫu gạo trong lời đề nghị để Bộ Nông nghiệp Ai Cập thử nghiệm.
Một số thông tin lúa gạo khác
Thương nhân Philippines sẽ nhập khẩu khoảng 1,2 triệu tấn gạo
Các thương gia Philippines sẽ nhập khẩu khoảng 1,2 triệu tấn gạo. Cơ quan Lương thực quốc gia (NFA) đã phê duyệt những lá đơn đầu tiền từ 180 thương nhân để nhập khẩu 1,19 triệu tấn gạo theo chính sách ngoài hạn ngạch khi chính phủ chuẩn bị bỏ hạn ngạch thu mua và luật thuế quan đối với gạo dự kiến sớm có hiệu lực. Theo đó, các đơn này xin nhập khẩu gạo trắng 5% và 25% tấm, gạo thơm 5% tấm và gạo nếp 10% tấm.
Giá gạo basmati có thể tăng nữa
Các thương nhân Ấn Độ cho biết giá gạo basmti đã tăng lên mức cao và có thể sẽ còn tang thêm nữa, bởi thiếu nguồn cung gạo hạt dài chất lượng cao trên thị trường, trong khi Iran – nước nhập khẩu chủ chốt loại gạo này – mở cửa thị trường sớm hơn thường lệ.
Năm nay các thương gia cũng như người trồng lúa đều chuộng gạo basmati bởi giá tăng 15-20% trong năm vừa qua do tồn trữ cuối vụ còn rất ít, trong khi Chính phủ tăng giá thu mualúa gạo non –basmati và đồng rupee yếu mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho họ khi xuất khẩu (tính theo nội tệ).
Iran – thường cấm nhập khẩu gạo trong vòng 6 tháng để bảo vệ nông dân của mình – năm nay chào mua gạo ngay từ đầu năm.
Giá trị xuất khẩu gạo basmati của Pakistan tăng hơn 26% trong nửa đầu tài khóa này
Xuất khẩu gạo basmati của Pakistan trị giá 256,92 triệu USD trong nửa đầu tài khóa hiện tại (2018 - 2019), tăng khoảng 26,1% so với giá trị xuất khẩu cùng kì năm trước đó là 203,72 triệu USD.
Cụ thể, trong giai đoạn tháng 7 - tháng 12/2018 - 2019, khoảng 274.132 tấn gạo basmati đã được xuất khẩu, tăng so với cùng kì năm ngoái, đạt 191.534 tấn, theo dữ liệu từ Cục Thống kê Pakistan.
Xuất khẩu gạo basmati của Pakistan ghi nhận sự tăng trưởng khoảng 26,11% trong giai đoạn được xem xét, trong khi xuất khẩu nhóm lương thực chung từ quốc gia này tăng 3,09% với giá trị xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm đạt gần 2 tỉ USD, tăng từ mức 1,94 tỉ USD cùng kỳ năm ngoái.
Trong giai đoạn trên, khoảng 1,553 triệu tấn gạo trị giá 828,966 triệu USD đã được xuất khẩu, giảm nhẹ cả về khối lượng lẫn giá trị xuất khẩu so với cùng kì năm trước đó ghi nhận ở mức 1,788 triệu tấn và 849,634 triệu USD.
Tính theo tháng, xuất khẩu gạo basmati tăng 8% trong tháng 12/2018 và khoảng 468.599 tấn gạo trị giá 214,773 triệu USD được xuất khẩu so với mức 470.322 tấn trị giá 198,863 triệu USD cùng tháng năm ngoái.
Trung Quốc sẽ nhập khẩu 400.000 tấn gạo của Campuchia
Theo FreshNews ngày 21/1, Trung Quốc sẽ viện trợ 600 triệu USD cho Campuchia và nhập khẩu 400.000 tấn gạo từ quốc gia Đông Nam Á này.
Trang Freshnews cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra loan báo trên trong cuộc gặp với Thủ tướng Campuchia Hun Sen cùng ngày.
Tại cuộc gặp, bên cạnh việc cung cấp khoản viện trợ mới và đảm bảo xuất khẩu mặt hàng gạo của Campuchia, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng tuyên bố sẽ khuyến khích nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư vào Campuchia.
Trước đó sáng 20/1, Thủ tướng Hun Sen đã dẫn đầu phái đoàn cấp cao của Chính phủ Campuchia lên đường sang thăm Trung Quốc trong chuyến 4 ngày, theo lời mời của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Chuyến thăm từ ngày 20 đến 23/1 của Thủ tướng Campuchia diễn ra ngay sau khi Ủy ban châu Âu (EC) ngày 17/1 vừa qua đã thông báo áp thuế trở lại đối với gạo nhập khẩu từ Campuchia.
Việc Trung Quốc dự kiến nhập khẩu 400.000 tấn gạo từ Campuchia được các chuyên gia cho là sẽ đảm bảo sự ổn định cho thị trường xuất khẩu gạo của "đất nước chùa Tháp".
Trong năm 2018, Campuchia đã xuất khẩu hơn 600.000 tấn gạo, với hơn 40% trong số này được xuất sang thị trường Liên minh châu Âu (EU).
Kim ngạch thương mại song phương giữa Campuchia và Trung Quốc đạt hơn 5 tỷ USD vào năm 2017. Xuất khẩu hàng hóa của Campuchia sang Trung Quốc chủ yếu bao gồm các sản phẩm nông nghiệp như gạo, sắn, hạt điều, dầu cọ và cao su; trong lúc Campuchia nhập khẩu chủ yếu xe ô tô, xe máy, vật liệu xây dựng, vải, thuốc lá và phân bón từ Trung Quốc.
Đến năm 2017, Campuchia đã nhận được khoảng 4,2 tỷ USD dưới hình thức viện trợ không hoàn lại và các khoản vay ưu đãi từ Trung Quốc.
Trung Quốc sẽ ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào gạo nhập khẩu
Do tăng trưởng dân số ròng hàng năm của Trung Quốc vượt 10 triệu tấn, nhu cầu lúa gạo của nước này dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Trong khi đó, lợi nhuận từ trồng lúa giảm vì chi phí cho phân bón, hóa chất, năng lượng…cản trở sản lượng tăng nhanh.
Ở Trung Quốc, ngày càng nhiều lao động nông thôn chuyển ra thành phố. Kết quả là nhân lực trong ngành nông nghiệp sụt giảm, và sản lượng những cây trồng chính, trong đó có lúa gạo, sẽ tăng ít, thậm chí giảm trong những năm tới, nước này sẽ buộc phải tăng cuồng nhập khẩu.
Sản lượng gạo Trung Quốc năm 2017 đạt 125,84 triệu tấn, và năm đó nước này phải phụ thuộc tới 3,2% vào nhập khẩu gạo. Nếu tính cả gạo nhập khẩu lậu, lượng gạo nhập khẩu chiếm khoảng 5% tiêu thụ tại Trung Quốc. Dự báo lượng lúa gạo nước ngoài nhập vào Trung Quốc trong những năm tới sẽ còn tăng thêm nữa. Trong bối cảnh hoạt động nhập lậu sẽ ngày càng giảm, sẽ có thêm nhiều cơ hội cho các nhà xuất khẩu gạo thế giới xuất sang thị trường Trung Quốc.
Sri Lanka và IRRI ký thỏa thuận khung về thúc đẩy lĩnh vực gạo nước này
Viện Nghiên cứu Gạo Quốc tế (IRRI) và Chính phủ Sri Lanka đã kỹ một kế hoạch hợp tác về kế hoạch tự cung tự cấp gạo của Sri Lanka trong vòng 5 năm tới.
Lĩnh vực trồng lúa của Sri Lanka bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, năng suất tăng chậm, chi phí lao động cao, đầu tư của lĩnh vực tư nhân thấp, cơ giới hóa còn ở mức thấp và nông dân chưa ứng dụng nhiều công nghệ vào sản xuất. Những năm gần đây, Sri Lanka bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thời tiết. Năm 2017, lũ lụt và hạn hán ở nhiều nơi đã gây thiếu cung tới 44% nhu cầu gạo ở nước này. Mức thiếu hụt đó ước tính tương đương 700.000 tấn.
Malaysia nhằm tăng tỷ lệ tự cung lúa gạo lên 75%
Bộ Nông nghiệp Malaysia đặt mục tiêu nâng tỷ lệ tự cung tự cấp lúa gạo từ 70% hiện nay lên 75% trong vòng 3-4 năm tới để giảm phụ thuộc vào gạo nhập khẩu. Ước tính 30% gạo nhập khẩu tương đương khoảng 740.000 tấn mỗi năm (khoảng 1,18 triệu ringgit).
Malaysia lo ngại việc phụ thuộc vào gạo nhập khẩu sẽ dẫn tới tình huống nguy hiểm, khi các nước sản xuất gạo chủ chốt đột ngột dừng xuất khẩu, hoặc quyết định tăng giá bán.
Ngoài dân số tăng hàng năm buộc phải tăng năng suất lúa, xu hướng đô thị hóa cũng ảnh hưởng tới sản xuất lúa của nước này.
Qatar gỡ lệnh cấm nhập khẩu đối với gạo Pakistan
Trong chuyến thăm gần đây của Thủ tướng Pakistan tới Qatar, Doha đã đồng ý đưa gạo có nguồn gốc Pakistan vào dữ liệu đấu thầu của Ủy ban đấu thầu trung ương, trực thuộc Bộ Kinh tế và Thương mại Qatar. Việc dỡ bỏ lệnh cấm dự kiến sẽ giúp xuất khẩu gạo Pakistan sang Qatar tăng thêm 40 - 50 triệu USD nếu chất lượng được duy trì.
Qatar hàng năm nhập khẩu 200.000 tấn gạol. Trong những năm qua, gạo là sản phẩm xuất khẩu chính của Pakistan sang Qatar. Xuất khẩu gạo Pakistan sang Qatar đạt 80.000 - 100.000 tấn mỗi năm, trị giá 80 - 90 triệu USD cho tới năm 2010 - 2011, xuất khẩu gạo giảm còn 20 - 25 triệu USD mỗi năm (tương đương 21.000 tấn) trong 5 năm qua.
Trong khi khu vực tư nhân ở Qatar tiếp tục nhập khẩu gạo từ Pakistan, Ủy ban đấu thầu trung ương Qatar (CTC), cơ quan thu mua gạo trợ cấp cho người dân nước này, đã cấm nhập khẩu bất kì loại gạo nào có nguồn gốc từ Pakistan vào Qatar trong năm 2011 - 2012. Lý do chính cho sự thay đổi này là nguồn cung gạo Pakistan chất lượng thấp và dưới tiêu chuẩn của các nhà xuất khẩu đã không đáp ứng được yêu cầu đấu thầu của chính phủ Qatar trong năm 2011 - 2012.
Các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ là những người hưởng lợi cuối cùng của tình trạng này và xuất khẩu gạo của Ấn Độ sang Qatar đạt tới 142.000 tấn trong năm 2017 từ mức 18.774 tấn trong năm 2011.
Theo tuyên bố, giải pháp khả thi được đưa ra để đảm bảo gạo chất lượng tốt được xuất khẩu Qatar là một cuộc kiểm tra từ bên thứ ba về nguồn cung gạo cho đấu thầu CTC và triển khai hành động nghiêm ngặt đối với những người liên quan đến việc cung cấp gạo không đạt tiêu chuẩn trong tương lai.
Theo Vinanet.vn