tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 03-03-2016

  • Cập nhật : 03/03/2016

Giá vàng hồi phục khi USD suy yếu

gia vang phien 2/2 hoi phuc khi usd di xuong bat chap da tang cua chung khoan toan cau va so lieu kinh te my tot hon du doan.

Giá vàng phiên 2/2 hồi phục khi USD đi xuống bất chấp đà tăng của chứng khoán toàn cầu và số liệu kinh tế Mỹ tốt hơn dự đoán.


Giá vàng phiên 2/2 hồi phục khi USD đi xuống bất chấp đà tăng của chứng khoán toàn cầu và số liệu kinh tế Mỹ tốt hơn dự đoán.

Lúc 15h14 giờ New York (3h14 sáng ngày 3/3 giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay tăng 0,8% lên 1.241,70 USD/ounce.

Giá vàng giao tháng 4/2016 trên sàn Comex tăng 0,9% lên 1.241,80 USD/ounce.

Giá vàng vẫn tăng bất chấp bình luận “chủ chiến” của Chủ tịch Fed San Francisco John William rằng sẽ không có thay đổi gì đáng kể trong viễn cảnh của ông về kinh tế Mỹ hay ý kiến của ông về số lần Fed sẽ nâng lãi suất trong năm nay và năm tới, số liệu việc làm ADP tích cực và chứng khoán tăng điểm.

Giá vàng, được coi là tài sản trú ẩn an toàn đối với giới đầu tư né tránh rủi ro, đã tăng 16% kể từ đầu năm đến nay trong bối cảnh chứng khoán lao dốc và lo ngại tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm tốc.

Lượng vàng nắm giữ của Quỹ tín thác lớn nhất thế giới SPDR hôm thứ Ba 1/3 lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2014.

USD giảm 0,2% so với các đồng tiền chủ chốt trong giỏ tiền tệ. Trong khi đó, cổ phiếu trên các sàn chứng khoán lớn lên mức cao nhất trong gần 2 tháng qua và lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ chạm đỉnh 4 tuần sau số liệu kinh tế Mỹ tích cực, cho thấy, lĩnh vực tư nhân trong tháng 2 đã tạo thêm được 214.000 việc làm, xoa dịu lo ngại về đà giảm tốc của kinh tế toàn cầu.

Giới đầu tư đang chờ thêm số liệu về kinh tế Mỹ, đáng kể nhất là báo cáo việc làm phi nông nghiệp, công bố vào thứ Sáu, để tính toán tác động đến cổ phiếu và chính sách tiền tệ của Fed.

Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 1,1% lên 15 USD/ounce, trong khi đó, giá bạch kim giảm 0,2% xuống 936,9 USD/ounce và giá palladium giảm 0,3% xuống 514,44 USD/ounce.


Giá dầu tăng phiên thứ 3 liên tiếp

gia dau phien 2/3 van tang bat chap so lieu cho thay luong dau luu kho cua my tuan qua tang manh

Giá dầu phiên 2/3 vẫn tăng bất chấp số liệu cho thấy lượng dầu lưu kho của Mỹ tuần qua tăng mạnh


Giá dầu phiên 2/3 vẫn tăng bất chấp số liệu cho thấy lượng dầu lưu kho của Mỹ tuần qua tăng mạnh và cảnh báo sắp hết chỗ chứa dầu.

Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 4/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 26 cent, tương ứng 0,8%, lên 34,66 USD/thùng.

Giá dầu Brent giao tháng 5/2016 trên sàn ICE Futures Europe tăng 12 cent, tương đương 0,3%, lên 36,93 USD/thùng.

Cả giá dầu Brent và WTI đều ghi nhận phiên tăng thứ 3 liên tiếp.

Trong phiên, giá dầu WTI giảm 2% ngay sau khi số liệu về lượng dầu lưu kho của Mỹ được công bố nhưng nhanh chóng hồi phục và tăng về cuối phiên.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 26/2 tăng 10,4 triệu thùng, cao hơn nhiều so với dự đoán tăng 2,6 triệu thùng của các nhà phân tích trong khảo sát Wall Street Journal và cao hơn đôi chút so với mức tăng 9,9 triệu thùng theo số liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ (API) công bố hôm thứ Ba 1/3.

Tính đến tuần trước, lượng dầu lưu kho của Mỹ đạt 518 triệu thùng, vượt mức kỷ lục 500 triệu thùng trong năm 1930. Đáng kể là lượng dầu lưu kho tại Cushing, Oklahom tăng lên 66,3 triệu thùng, bằng 90% sức chứa tối đa của khu vực.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, thị trường đang “phớt lờ” số liệu về lượng dầu lưu kho và hy vọng vào sự hồi phục khi các yếu tố cơ bản về cung-cầu đạt rơi xuống mức thấp nhất. Có 2 số liệu trong báo cáo của EIA củng cố quan điểm lạc quan: sản lượng dầu thô của Mỹ - giảm tuần thứ 6 liên tiếp xuống 9,08 triệu thùng - và nguồn cung xăng, giảm 1,5 triệu thùng, cho thấy nhu cầu vẫn tăng trưởng tốt.

Giá dầu được hỗ trợ trong những tuần gần đây với hy vọng các nước cung cấp chủ chốt sẽ giảm sản lượng để đẩy giá lên. Những hy vọng này được củng cố vào hôm thứ Tư 2/3 sau khi Reuters đưa tin Arab Saudi đã làm việc với các ngân hàng vê việc thu xếp khoản vay cho nước này, dấu hiệu cho thấy gia dầu thấp đang ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính của Arab Saudi.

Hôm thứ Ba 1/3, giá dầu lên cao nhất 2 tháng sau khi Bộ trưởng Năng lượng Nga cho biết, phần lớn các nước sản xuất dầu thô chủ chốt - cung cấp 73% sản lượng toàn cầu - đã đồng ý đóng băng sản lượng ở mức của tháng 1/2016.


Giá thép tấm suy yếu ở Nhật sau khi Tokyo Steel giảm giá

gia tren thi truong thep tam day loai thuong pham o nhat da suy yeu, do anh huong boi suc mua cham va thong bao giam gia hoi tuan truoc cua tokyo steel manufacturing

Giá trên thị trường thép tấm dày loại thương phẩm ở Nhật đã suy yếu, do ảnh hưởng bởi sức mua chậm và thông báo giảm giá hồi tuần trước của Tokyo Steel Manufacturing

Giá trên thị trường thép tấm dày loại thương phẩm ở Nhật đã suy yếu, do ảnh hưởng bởi sức mua chậm và thông báo giảm giá hồi tuần trước của Tokyo Steel Manufacturing cho thép tấm và các sản phẩm khác trong tháng 3 này.

Giá hiện tại trên thị trường cho thép tấm loại SS400 dày 19mm (1,524x3,480mm) tại Tokyo là 79.000-81.000 Yên/tấn (696-714 USD/tấn), giảm 1.000 Yên/tấn so với 1 tuần trước.

Một nhà phân phối ở Tokyo cho biết nhìn chung sức mua thép tấm cao nhờ nhu cầu từ các nhà máy đóng tàu trong nước. “Nhưng nhu cầu từ lĩnh vực xây dựng vẫn còn trì trệ, trong khi ngành này có ảnh hưởng tới thị trường giao ngay nhiều hơn. Do đó, một số nhà phân phối đã bắt đầu chấp nhận mức giá thấp hơn”.

Một nhà phân phối khác cho biết giá mua mà khách hàng đưa ra đã trở nên gay go hơn nhiều sau thông báo giá cách đây 1 tuần của Tokyo Steel. “Một số khách hàng chỉ đang yêu cầu mức giảm giống như Tokyo Steel; họ trở nên rất quyết liệt về chuyện hạ giá”.

Tokyo Steel đã hạ giá niêm yết cho những phiếu tháng 3 đối với tất cả các sản phẩm xuống 3.000-5.000 Yên/tấn, với mức giảm cho thép tấm là 5.000 Yên/tấn. Theo đó, giá niêm yết của nhà máy cho thép tấm SS400 dày 19mm còn 60.000 Yên/tấn.

Nhà phân phối đã đề cập ở trên cũng nhấn mạnh rằng Tokyo Steel cắt giảm giá là để cạnh tranh tốt hơn với thép nhập khẩu. “Giá thép tấm của Tokyo Steel đã trở nên thấp vì vậy các khách hàng Nhật Bản hiện giờ muốn mua sản phẩm của công ty này. Nhưng mặt khác, các nhà máy ở nước ngoài có lẽ sẽ không quan tâm về giá và có thể chỉ muốn đảm bảo khối lượng xuất khẩu mà thôi”.

Ông cũng cho biết thêm rằng với sự mạnh lên gần đây của đồng Yên, các nhà máy nước ngoài có thể giảm giá tính theo Yên mà không hy sinh quá nhiều đồng tiền của chính họ. “Chúng tôi thắc mắc là liệu biện pháp của Tokyo Steel có thực sự giúp hàng nhập khẩu ít đi hơn không”.

Giá bán trên thị trường hiện nay cho thép tấm loại SS400 nhập khẩu vào Tokyo khoảng 65.000 Yên/tấn, giảm 1.000 Yên/tấn so với 1 tuần trước.


Giá thép cây miền bắc Trung Quốc sụt giảm do giao dịch trì trệ

Giá thép cây giao ngay ở miền bắc Trung Quốc đã giảm nhẹ trong ngày thứ Hai sau khi tăng qua 7 ngày liên tiếp vì các đại lý hạ chào giá của họ để kích cầu.

Tại thị trường bán lẻ Bắc Kinh hôm 29/2, Platts định giá thép cây HRB400 đường kính 18-25mm ở mức 1.990-2.010 NDT/tấn (304-307 USD/tấn) xuất xưởng trọng lượng thực tế, gồm 17% VAT, giảm 15 NDT/tấn (2 USD/tấn) so với thứ sáu. Giá đã tăng tổng cộng 135 NDT/tấn (21 USD/tấn) kể từ ngày 17/2.

Thế nhưng sức mua đang suy yếu dần do giá tăng liên tục trong vài ngày qua. Do đó, các thương nhân không có sự lựa chọn nào khác ngoài cách hạ giá bán xuống.

“Thật không có gì ngạc nhiên khi thấy một sự điều chỉnh vì nhu cầu vẫn còn yếu”, một đại lý ở Bắc Kinh cho hay. Thật khó để nhìn thấy một đợt tăng giá khác trong tương lai gần, ông nhận định.

Hoạt động thu mua cũng có thể bị chậm lại bởi hai sự kiện chính trị thường niên diễn ra vào đầu tháng 3, vì điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng giao thông ở thủ đô. Đó là Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc.

Trong khi đó, phiếu thép cây giao kỳ hạn tháng 5 trên sàn Shanghai Futures Exchange hôm thứ Hai chốt tại 1.969 NDT/tấn (30 USD/tấn), tăng 47 NDT/tấn (2,4%) so với ngày giao dịch trước đó.


Nga: Thế giới sắp đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác dầu

nga: the gioi sap dat duoc thoa thuan cat giam san luong khai thac dau

Nga: Thế giới sắp đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác dầu


Theo nguồn tin, thỏa thuận đặt trần sản lượng đã đã được 15 nước đồng ý. Các nước này sản xuất 73% tổng lượng dầu của toàn cầu.

Theo phía Nga, các nước OPEC và Nga đã gần đạt thỏa thuận về hạn chế sản xuất dầu. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại một cuộc họp trong tháng này.

Tháng trước, Saudi Arabia, Nga, Venezuela và Qatar quyết định "đóng băng" sản lượng dầu để đẩy giá dầu tăng lên nhưng điều kiện đưa ra là các nước sản xuất khác cũng phải làm tương tự. Iran vì mới được xuất khẩu dầu trở lại nên không thể chấp nhận phương án này.

Theo ông Putin, phía Nga đồng ý và thống nhất với các đối tác về việc đặt trần sản lượng dầu để hạn chế tình trạng thừa dầu trên thị trường thế giới. Mục tiêu là không để sản lượng dầu tăng mạnh.

Nếu đạt được thỏa thuận, sản lượng dầu tối đa của Nga sẽ bằng mức của tháng 1/2016.

Theo nguồn tin, thỏa thuận đã được 15 nước đồng ý. Các nước này sản xuất 73% tổng lượng dầu của toàn cầu. Ngay cả khi Iran không tham gia, thỏa thuận vẫn có thể có hiệu lực. Thậm chí nước này còn có thể được ưu tiên tăng sản lượng.

Như vậy, đến cuối tháng, OPEC và các nước sản xuất dầu ngoài OPEC mới đưa ra quyết định cuối cùng.

Được biết, kinh tế Nga vẫn đang suy thoái kinh tế và bị ảnh hưởng nặng nề do giá dầu sụt giảm.


Xuất khẩu dầu mỏ của Iran đạt mức 1,75 triệu thùng/ngày

Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namadar Zanganeh ngày 1/3 tuyên bố xuất khẩu dầu của nước này đã đạt mức 1,75 triệu thùng/ngày, tăng thêm 400.000 thùng/ngày trong thời gian từ 21/1 đến 19/2 (tháng thứ 11 theo lịch của Iran) so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, ông Zanganeh đã bác bỏ ý tưởng “đóng băng” sản lượng. Bộ trưởng Dầu mỏ Iran cho rằng "một số nước láng giềng của Iran" trong những năm qua nâng sản lượng lên 10 triệu thùng/ngày và xuất khẩu lượng dầu đó, nay tuyên bố “đóng băng” sản lượng, đồng nghĩa với việc các nước này “đóng băng” ở mức 10 triệu thùng/ngày, còn Iran “đóng băng” ở mức 1 triệu thùng/ngày.

Hiện nay, một phần các lệnh trừng phạt đã được dỡ bỏ và Tehran muốn giành lại thị phần của mình đồng thời từ chối "đóng băng" sản lượng.Sản lượng dầu của Iran hiện vượt mức 3,2 triệu thùng/ngày.

Hồi giữa tháng Giêng, khi các lệnh trừng phạt kinh tế của các cường quốc nhằm vào nước này được dỡ bỏ theo thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran, nước này đã thông báo muốn tăng sản lượng thêm 500.000 thùng/ngày từ nay đến cuối năm 2016./.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục