tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 25-04-2016

  • Cập nhật : 25/04/2016

Indonesia bắt tàu cá Trung Quốc bị cảnh sát quốc tế truy nã

Hải quân Indonesia bắt một tàu cá Trung Quốc, đang bị cảnh sát quốc tế truy nã, vì hoạt động trái phép trong vùng biển nước này.
tau hua li 8. anh: tempo.

Tàu Hua Li 8. Ảnh: Tempo.

Hai tàu hải quân Indonesia ngày 22/4 chặn tàu cá Hua Li 8 ngoài khơi thành phố Lhokseumawe, tỉnh Aceh, sau khi nhận được thông tin từ cảnh sát quốc tế Interpol Argentina rằng nó sẽ đi vào vùng biển Indonesia, theoTempo.

Hua Li 8 đã được đưa về một căn cứ hải quân ở Belawan, Bắc Sumatra, để điều tra. Interpol truy lùng con tàu này dựa vào thông tin từ Argentina, cho rằng nó đánh bắt cá trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế Argentina hồi tháng 2.

"Chúng tôi đang thẩm vấn các thủy thủ để tìm hiểu thêm về vụ việc", AFPdẫn lời Edi Sucipto, người phát ngôn hải quân Indonesia, nói, cho biết thêm có một thuyền viên bị bắn vào chân. "Chúng tôi không bắn người này, có thể ông ấy bị nhà chức trách Argentina bắn".

Theo Achmad Santosa, thành viên lực lượng đặc nhiệm chống đánh bắt cá trái phép (Satgas 115), tòa án liên bang Argentina đã cho phép chính phủ Indonesia truy tìm và bắt Hua Li 8.

Argentina tháng trước bắn chìm một tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép ở Nam Đại Tây Dương. Thuyền viên Trung Quốc nhảy xuống biển khi tàu chìm. Toàn bộ 32 người trên tàu được cứu sau đó và không ai bị thương.

Ngoại trưởng Argentina Susana Malcorra hôm 18/3 nói sẽ xử lý vụ việc theo hướng tôn trọng luật pháp quốc tế và luật pháp Argentina, đồng thời hy vọng nó không ảnh hưởng tới quan hệ với Trung Quốc.


Nhật Bản thử nghiệm thành công máy bay chiến đấu tàng hình

Nhật Bản vừa chính thức bước vào hàng ngũ số ít các nước trên thế giới sở hữu máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 6.

nguyen mau x-2 trong chuyen bay thu nghiem ngay 22-4 - anh chup tu man hinh

Nguyên mẫu X-2 trong chuyến bay thử nghiệm ngày 22-4 - Ảnh chụp từ màn hình

Theo CNN ngày 24-4, nguyên mẫu tiêm kích thế hệ thứ 6 mang tên X-2 của Nhật Bản đã kết thúc thành công chuyến bay thử nghiệm đầu tiên ngày 22-4 vừa qua.

X-2 cất cánh từ sân bay Nagoya, thực hiện một loạt các bài tập kiểm tra và đáp xuống căn cứ không quân Gifu của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản.

Trong một tuyên bố sau đó, nhà sản xuất X-2, Mitsubishi Heavy Industries cho biết phi công thử nghiệm khẳng định máy bay vận hành “cực kỳ ổn định” trong các bài tập leo độ cao, bổ nhào và vượt núi.

Hãng này cũng tuyên bố X-2 được “tích hợp khung máy bay, động cơ và nhiều hệ thống, trang thiết bị tiên tiến khác, đáp ứng được tất cả yêu cầu của một máy bay chiến đấu tương lai”.

Việc thử nghiệm thành công nguyên mẫu X-2 đã đưa Nhật Bản trở thành một trong bốn nước trên thế giới tự phát triển và sở hữu máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 6. Tại châu Á, Nhật Bản là quốc gia thứ hai sau Trung Quốc sở hữu tiêm kích thế hệ thứ 6.

CNN nhận định, việc phát triển và thử nghiệm thành công X-2 là tín hiệu cho thấy Tokyo quyết tâm không muốn bị bỏ lại phía sau Bắc Kinh, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang có những động thái ngày càng hung hăng tại khu vực.

Sở dĩ các tiêm kích thế hệ 6 được gọi là tiêm kích tàng hình do bề mặt của chúng có khả năng hấp thụ hoặc làm chệch hướng các tín hiệu radar, làm chúng gần như trở nên “vô hình” trước các hệ thống radar của kẻ thù. Cho đến thời điểm hiện tại, đây là một trong những thách thức lớn khiến việc phát triển và chế tạo tiêm kích thế hệ thứ 6 không phổ biến trên thế giới.

Ngoài ra, góp phần hỗ trợ thêm sự “vô hình” của các máy bay loại này là lớp sơn bề mặt đặc biệt bên ngoài và khả năng giấu vũ khí vào bên trong khoang máy bay.


Máy bay năng lượng mặt trời vượt Thái Bình Dương thành công

Chiếc máy bay dùng năng lượng mặt trời đã hạ cánh xuống bang California (Mỹ) ngày 23.4 sau 3 ngày vượt Thái Bình Dương thành công.
Chiếc máy bay Solar Impulse 2 dươc phi công Bertrand Piccard hạ cánh xuống Mountain View ở Thung lũng Silicon, phía nam thành phố San Francisco, bang California vào 23 giờ 45 (13 giờ 45 ngày 24.4, giờ Việt Nam). Máy bay đã trải qua 62 giờ bay liên tục từ Hawaii, theo AP ngày 24.4.
Trước khi hạ cánh vài giờ, phi công Piccard đã lái máy bay bay qua cầu Cổng Vàng trong sự chứng kiến của nhiều người bên dưới. Phi công Piccard và đồng sự người Thuỵ Sĩ Andre Borschberg đã bay máy bay năng lượng mặt trời này vòng quanh thế giới. Hành trình bắt đầu từ thủ đô Abu Dhabi của UAE hồi tháng 3.2015, máy bay sau đó dừng chân tại các nước Oman, Myanmar, Trung Quốc, Nhật Bản và quần đảo Hawaii của Mỹ.

Chặng đường vượt Thái Bình Dương là phần nguy hiểm nhất của hành trình vì thiếu những địa điểm để máy bay có thể hạ cánh khẩn cấp khi gặp sự cố. Hồi tháng 7.2015, máy bay Solar Impulse 2 hạ cánh tại Hawaii và buộc phải ở lại đây vì hệ thống pin bị hư hỏng do nhiệt khi bay từ Nhật Bản đến.

Trước đó, khi bay từ Nam Kinh (Trung Quốc) sang Hawaii, máy bay gặp sự cố thời tiết không thuận lợi và một cánh bị hỏng nên phải đổi hướng sang Nagoya (Nhật Bản). Máy bay này bay sang Hawaii một tháng sau đó.
may bay solar impulse 2 bay thu tai hawaii anh: reuters

Máy bay Solar Impulse 2 bay thử tại Hawaii Ảnh: Reuters

Chiếc máy bay đặc biệt này có vận tốc khoảng 45 km/giờ, trong ngày nắng mạnh có thể tăng gấp đôi. Vì làm bằng sợi carbon nên máy bay chỉ nặng khoảng 2,2 tấn. Sải cánh của máy bay này dài hơn cả sải cánh của một chiếc Boeing 747. Máy bay còn được gắn 17.000 tấm pin năng lượng mặt trời trên mặt cánh, tiếp điện cho động cơ cánh quạt. Vào ban đêm, máy bay bay bằng năng lượng dự trữ.
Solar Impulse 2 sẽ có 3 điểm dừng nữa tại Mỹ trước khi vượt Đại Tây Dương đến châu Âu hoặc Bắc Phi. Dự án này được tiến hành từ năm 2002, ước tính chi phí hơn 100 triệu USD nhằm đề cao tầm quan trọng của năng lượng tái tạo.

Đề phòng Trung Quốc, các nước Đông Nam Á sắm chiến đấu cơ mới

Giữa lúc Trung Quốc tăng cường bành trướng trên Biển Đông, các nước Đông Nam Á nỗ lực thay thế những phi đội chiến đấu cơ già nua, mở đường cho các hãng sản xuất máy bay với những thương vụ hàng tỉ USD, theo Reuters.
Theo Reuters ngày 22.4, các nguồn tin từ chính phủ các quốc gia Đông Nam Á và hãng sản xuất máy bay tiết lộ với hãng tin này rằng những tháng sắp tới sẽ chứng kiến một số hợp đồng sắm máy bay quân sự trị giá hàng tỉ USD.
Các loại máy bay chiến đấu đang được nhắm tới có Typhoon (của liên doanh Eurofighter GmbH bao gồm bốn nước Đức, Tây Ban Nha, Anh, Ý), Su-30 (Nga), Rafale (Pháp)…
Một hội thảo bên lề triển lãm vũ khí tổ chức tại thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) trong tuần này đã tạo cơ hội gặp gỡ cho khách hàng là đại diện chính phủ các nước và người bán là những hãng sản xuất vũ khí từ Mỹ, Nga, Pháp, Anh. Hội thảo này được tổ chức bốn năm một lần và những người tham dự trông rất bận rộn, theo ghi nhận của Reuters.
Một trong những khách hàng lớn ở khu vực Đông Nam Á là Malaysia. Chính quyền Malaysia đang nỗ lực thay thế các chiến đấu cơ MiG-29 thời thập niên 1990 do Nga sản xuất sau nhiều năm trì hoãn.
Các nguồn tin cho Reuters biết Kuala Lumpur có thể mua đến 18 chiến đấu cơ, với tổng trị giá hợp đồng trên 2,5 tỉ USD.
Các lựa chọn cho Malaysia bao gồm: máy bay JAS 39 Gripen (Thụy Điển), Typhoon (của liên doanh Eurofighter), Su-30 (Nga), Rafale (Pháp)…
mot chien dau co su-35 cua khong quan nga. loai tiem kich hien dai nay dang chao hang voi dong nam a afp

Một chiến đấu cơ Su-35 của Không quân Nga. Loại tiêm kích hiện đại này đang chào hàng với Đông Nam Á AFP

“Chúng tôi kỳ vọng Malaysia là quốc gia thứ 9 trên thế giới sắm Typhoon”, theo ông John Brosnan, giám đốc phụ trách khu vực châu Á của hãng BAE Systems (Anh). BAE Systems là một trong số bốn đối tác của Eurofighter GmbH.
Reuters dẫn lời các nguồn tin tiết lộ Việt Nam cũng đã thảo luận với hãng Saab (sản xuất JAS 39 Gripen) và Dassault (sản xuất Rafale) để mua 12 chiến đấu cơ mới.
Các nguồn tin khác của Reuters cho hay Việt Nam cũng đang đàm phán với Nga để mua một số chiến đấu cơ Su-35. Nhưng các quan chức của Rosoboronexport, cơ quan chịu trách nhiệm quản lý xuất khẩu vũ khí Nga, từ chối bình luận về thông tin này.
Các công ty quốc phòng Mỹ lẽ ra thu được nhiều hợp đồng nhờ vào xu hướng tăng cường sắm máy bay quân sự mới ở Đông Nam Á do nhờ chào bán nhiều ở khu vực này trong giai đoạn thập niên 1980 và 1990, nhưng nay phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều đối thủ khác nhau tại thị trường này.
Thái Lan, đang sở hữu các chiến đấu cơ F-5 của hãng Northrop (Mỹ) và F-16 của Lockheed Martin (Mỹ), đã chuyển sang mua sắm JAS 39 Gripen của hãng Saab (Thụy Điển) và có thể sắm thêm nhiều vũ khí do Thụy Điển sản xuất.
“Chúng tôi muốn các chiến đấu cơ mới, chúng tôi có những kế hoạch dài hạn, nhưng chúng tôi không có nhiều kinh phí. Và hiện chưa có bất kỳ thỏa thuận mua bán nào”, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Thái Lan Kongcheep Tantrawanit cho hay.
mot chien dau co rafale do phap san xuat afp

Một chiến đấu cơ Rafale do Pháp sản xuất AFP

Hãng Boeing (Mỹ) đang nỗ lực chào hàng chiến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornet cho Malaysia. Malaysia đang sở hữu những phiên bản cũ của dòng Boeing F-18 Hornet, nhưng Kuala Lumpur dường như hướng sang các hãng châu Âu, các nguồn tin ngành công nghiệp quốc phòng tiết lộ.
Trong khi đó, Indonesia, mới trang bị các chiến đấu cơ F-16 (đã qua sử dụng) của Lockheed Martin, sắp đạt được thỏa thuận với Nga mua tiêm kích hiện đại Su-35 để thay thế cho phi đội Su-30.
Ở Đông Nam Á, Singapore là nước chỉ sử dụng chiến đấu cơ do Mỹ sản xuất, theo Reuters.

Trung Quốc cũng đang tăng cường sự hiện diện trên bảy đảo nhân tạo Bắc Kinh xây phi pháp trên bảy đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông. Vào ngày 17.4, một máy bay quân sự Y-8 của Trung Quốc lần đầu tiên đáp xuống Đá Chữ Thập thuộc Trường Sa. Washington lâu nay luôn cáo buộc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông, điều này khiến các quốc gia láng giềng Đông Nam Á quan ngại.

“Căng thẳng leo thang ở châu Á - Thái Bình Dương đã đẩy mạnh tiến trình hiện đại hóa quân sự tại nhiều quốc gia”, ông Craig Caffrey, nhà phân tích của trang tin quốc phòng IHS Jane's (Anh) nhận định.

Đây là lý do khiến Mỹ nhất định muốn Anh ở lại EU

Đây là lý do khiến Mỹ nhất định muốn Anh ở lại EU
Trong chuyến thăm Anh vừa qua, Tổng thống Obama đã có cuộc gặp thú vị với "Hoàng từ bé" của nước Anh
London luôn là sự lựa chọn tiện lợi nhất đối với nhiều công ty Mỹ vì ngôn ngữ, nguồn nhân lực có trình độ cao và là cửa ngõ để các công ty Mỹ đến với phần còn lại của châu Âu.

Trong chuyến thăm Anh vào ngày 22/4, tổng thống Mỹ Obama đã cùng 8 cựu bộ trưởng tài chính Mỹ thuyết phục Anh tiếp tục là thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh rút lui hay ở lại Liên minh châu Âu sau 40 năm là thành viên sẽ diễn ra trong hai tháng tới.

Kết quả cuộc bỏ phiếu này 23/6 cũng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ vì mối quan hệ thương mại rất 'đặc biệt' giữa Anh và Mỹ.

Thị trường Anh có ý nghĩa quan trọng đối với các công ty Mỹ. Các công ty Mỹ có thể hoạt động ở bất kỳ đâu trong EU nếu thành lập một cơ sở hay chi nhánh ở một trong 28 nước thành viên EU. Song London luôn là sự lựa chọn tiện lợi nhất đối với nhiều công ty Mỹ vì ngôn ngữ, nguồn nhân lực có trình độ cao và là cửa ngõ để các công ty Mỹ đến với phần còn lại của châu Âu. 30% số hàng bán của các công ty Mỹ và các chi nhánh của các công ty này ở châu Âu được sản xuất tại Anh. Nhiều ngân hàng Mỹ sử dụng London làm bàn đạp để triển khai hoạt động của mình trên khắp châu Âu vì là nước thành viên EU, Anh có "tấm hộ chiếu” cho phép các công ty tài chính cung cấp dịch vụ khắp 27 nước thành viên khác.

Song Brexit có thể làm phá vỡ đường kết nối này. Theo các cựu bộ trưởng tài chính Mỹ, Anh sẽ vẫn tiếp tục là một trung tâm tài chính hấp dẫn ngay cả khi Anh rời EU, song Anh không còn giữ được tính ưu việt toàn cầu của mình khi không còn là cửa ngõ vào châu Âu.

Ngoài ra, Brexit còn đe doạ những rủi ro cho thương mại hai chiều giữa Anh và Mỹ. Hiện tại, Mỹ là đối tác kinh doanh lớn thứ hai của Anh sau EU. Trong khi đó, Anh là nước đối tác kinh doanh lớn thứ bảy của Mỹ, sau Canada, Trung Quốc, Mexico, Nhật Bản, Đức và Hàn Quốc. Trong năm 2015, xuất khẩu của Anh đến Mỹ đạt 58 tỉ USD , chiếm trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này, trong khi giá trị xuất khẩu hàng hoá Mỹ đến Anh đạt 56 tỉ USD.

Mối quan hệ này càng trở nên quan trọng hơn trong lĩnh vực công nghiệp dịch vụ. Anh là nước cung cấp lớn nhất các dịch vụ trên thị trường Mỹ và ngược lại. Viễn thông, các dịch vụ công nghệ và tài chính là những lĩnh vực hàng đầu của cả hai bên.

Cục diện này cũng có thể thay đổi nếu Anh rời EU. Mỹ và EU hiện nay đang trong quá trình đàm phán về một hiệp định thương mại tự do cho tổng cộng 800 triệu dân.

Những người ủng hộ Brexit cho rằng Anh có thể đạt được các thoả thuận thương mại của riêng mình với Mỹ, Trung Quốc và các cường quốc khác. Tuy nhiên, những người phản đối Brexit lại cho rằng vị thế thương lượng của Anh có thể suy yếu đi nhiều khi không còn lại thành viên của EU.

Mỹ có thể sẽ ưu tiên thương mại tự do với châu Âu song các quan hệ song phương với Anh vì thế có thể bị ảnh hưởng. Hiện nay, không có bất kỳ hiệp định thương mại tự do nào giữa Anh và Mỹ.

Về phương diện đầu tư, các công ty Anh là các nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Mỹ, nắm giữ khoảng 519 tỉ USD trị giá tài sản tích luỹ vào cuối năm 2014. Cũng trong năm này, đầu tư của Anh chiếm trên 18% tổng đầu tư nước ngoài vào Mỹ và các công ty Anh tuyển dụng khoảng 1 triệu nhân công tại Mỹ. Ngược lại, các công ty Mỹ cho đến nay là nguồn cung cấp đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Anh và đem lại 1,2 triệu việc làm.

Anh tiếp nhận khoảng 30% tổng đầu tư của Mỹ vào EU, một tỉ lệ lớn hơn bất kỳ nước nào khác. Các nhà nghiên cứu ở trường đại học John Hopkins ước tính, các công ty Mỹ nắm giữ 5 ngàn tỉ trị giá tài sản đầu tư ở Anh trong năm 2014, chiếm trên 20% tổng giá trị tài sản toàn cầu của các công ty Mỹ.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục