tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 17-02-2016

  • Cập nhật : 17/02/2016

Kim Jong-un sẽ bị điều tra tội chống nhân loại?

Một chuyên gia của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về vấn đề quyền con người ở Triều Tiên đã yêu cầu LHQ chính thức thông báo cho lãnh đạo nước này Kim Jong-un rằng ông có thể bị điều tra về tội chống lại nhân loại.
Ông Marzuki Darusman, báo cáo viên LHQ đặc trách vấn đề quyền con người ở Triều Tiên, đã đưa ra cảnh báo trên trong một báo cáo mới đây. 
Báo cáo của ông đã được đệ trình vào ngày 19-1 nhưng chỉ mới được công bố hôm 15-2. 
Trước đó, hồi năm 2014, một báo cáo tương tự, cũng có sự tham gia của ông Darusman, đã kết luận rằng các lãnh đạo của chính quyền Bình Nhưỡng và có thể bao gồm ông Kim Jong-un sẽ phải đối mặt với cáo buộc về quyền con người.

Bình Nhưỡng đã liên tục bác bỏ các cáo buộc này và từ chối bất kỳ trách nhiệm nào liên quan đến hành vi vi phạm quyền con người.

ong kim jong-un trong chuyen tham cac luc luong vu trang nhan dan trieu tien vao dau nam 2016. (anh: reuters) 

Ông Kim Jong-un trong chuyến thăm các lực lượng vũ trang nhân dân Triều Tiên vào đầu năm 2016. (Ảnh: Reuters) 

Trong báo cáo mà ông Darusman gửi đến Hội đồng Nhân quyền LHQ mới đây, ông đã đề nghị hội đồng sắp xếp một kênh thông tin liên lạc chính thức để thông báo trực tiếp đến ông Kim. Báo cáo cho hay tình hình quyền con người ở Triều Tiên đã không có dấu hiệu cải thiện.
"Chúng ta cần phải thông báo cho ông Kim và các nhà lãnh đạo cấp cao khác rằng họ có thể bị điều tra và nếu đúng sự thật, họ có thể phải chịu trách nhiệm về tội chống lại nhân loại" - báo cáo của ông Darusman nhấn mạnh.
Cũng theo báo cáo, ba chuyên gia nên được bổ nhiệm để tìm ra con đường pháp lý tốt nhất nhằm buộc Triều Tiên giải trình và tìm ra các biện pháp "sáng tạo và thiết thực" để củng cố sự thật cũng như đảm bảo công lý cho các nạn nhân.
Darusman nhấn mạnh tầm quan trọng của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC). Tuy nhiên, việc truy tố các nhà lãnh đạo Triều Tiên tại ICC sẽ đòi hỏi hành động của Hội đồng Bảo an LHQ. Trung Quốc, thành viên có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an, đã phản đối việc giải quyết vấn đề quyền con người ở Triều Tiên.
Báo cáo của Darusman sẽ được Hội đồng Nhân quyền LHQ xem xét vào tháng tới.

EU gỡ bỏ gần hết các lệnh trừng phạt Belarus

Các bộ trưởng EU đã bỏ phiếu đồng thuận gỡ bỏ nhiều lệnh trừng phạt với Belarus và thông qua nghị quyết của Hội đồng EU cổ vũ sự hợp tác giữa các bên.  

tong thong belarus, ong alyaksandr lukashenka - anh: sputnik

Tổng thống Belarus, ông Alyaksandr Lukashenka - Ảnh: Sputnik

Theo RFERL, 28 bộ trưởng các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí cho phép 170 công dân Belarus, trong đó có tổng thống Alyaksandr Lukashenka và các quan chức cao cấp, cùng 3 công ty Belarus bị liệt vào dánh sách đen, được xóa khỏi danh sách cá nhân và công ty bị EU phong tỏa tài sản và cấm thị thực.

Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Belarus, Dzmitry Mironchik, gọi quyết định này của EU là “một giai đoạn quan trọng hướng tới quá trình bình thường hóa toàn diện trong mối quan hệ của chúng ta” và “mở ra những cơ hội mới cho sự hợp tác rộng mở, đa dạng hơn” giữa Belarus và EU.

Việc gỡ bỏ các lệnh trừng phạt của EU với Belarus chính thức có hiệu lực từ ngày 1-3 tới.

Bà Federica Mogherini, người đứng đầu cơ quan đối ngoại của EU cho biết, EU đã quan sát thấy “xu hướng tích cực” ở Belarus trong những năm qua.

Tuy nhiên bà cũng không quên cảnh báo về tình hình ở Belarus vẫn chưa phải là bức tranh màu hồng hay hoàn hảo, do đó đòi hỏi EU vẫn phải tiếp tục duy trì một chính sách thận trọng với quốc gia này.

Theo đó EU vẫn sẽ duy trì lệnh cấm vận vũ khí với Belarus và kéo dài thêm thời gian áp các lệnh trừng phạt với bốn quan chức Belarus. Đây là những lệnh trừng phạt đáng lẽ sẽ hết hạn vào cuối tháng này.


Tổng thống Hàn Quốc thề mạnh tay với Triều Tiên

Ngày 16-2, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye cam kết chính quyền nước này sẽ thực hiện các biện pháp cứng rắn để đối phó với CHDCND Triều Tiên sau các vụ thử tên lửa và hạt nhân.

tong thong han quoc park geun-hye the cung ran voi chdcnd trieu tien - anh: reuters

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye thề cứng rắn với CHDCND Triều Tiên - Ảnh: Reuters

Theo Reuters, phát biểu trước Quốc hội Hàn Quốc, bà Park tuyên bố các hành động vừa qua của CHDCND Triều Tiên cho thấy nước này “không quan tâm đến hòa bình”. “Rõ ràng là chúng ta không thể bẻ gãy ý chí phát triển vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên chỉ bằng thiện ý và các công cụ hiện nay” - bà Park mô tả.

Bà cho rằng đã đến lúc phải tìm ra một “giải pháp cơ bản để tạo ra sự thay đổi ở CHDCND Triều Tiên”. “Nếu không có bất kỳ sự thay đổi nào, chính quyền Kim Jong-Un có thể sẽ triển khai tên lửa mang đầu đạn hạt nhân và chúng ta sẽ chịu thiệt hại” - Tổng thống Hàn Quốc cảnh báo.  

Tuần trước, bà Park đã ra lệnh dừng mọi hoạt động ở khu công nghiệp chung Kaesong, một nguồn thu ngoại tệ chủ chốt của chính quyền Bình Nhưỡng. Bà Park cho biết đây chỉ là bước đầu của hàng loạt biện pháp mà Seoul đang thực hiện cùng cộng đồng quốc tế nhằm đối phó với Bình Nhưỡng.

“Chính phủ Hàn Quốc sẽ thực hiện các biện pháp mạnh mẽ và hiệu quả để CHDCND Triều Tiên nhận ra rằng phát triển vũ khí hạt nhân sẽ không giúp nước này tồn tại, mà chỉ đẩy nhanh sự sụp đổ của chế độ Bình Nhưỡng” - bà Park khẳng định.

Bà cho biết quân đội Hàn Quốc đang ở trong tình trạng cảnh giác cao độ trước bất kỳ động thái nào CHDCND Triều Tiên có thể thực hiện. Đây là những quan điểm cứng rắn nhất mà Tổng thống Hàn Quốc đưa ra về CHDCND Triều Tiên trong thời gian qua.

Hiện tại Hàn Quốc cùng Mỹ và Nhật đang vận động Trung Quốc ủng hộ việc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị quyết tăng cường cấm vận CHDCND Triều Tiên.


Mỹ cáo buộc Nga không kích bệnh viện ở Syria, 50 người chết

Ngày 16-2, Liên Hiệp Quốc và Mỹ lên án dữ dội các vụ không kích phá hủy một số trường học và bệnh viện tại Syria khiến gần 50 thường dân thiệt mạng. Washington cáo buộc Nga gây thảm kịch này.

mot cau be syria bi thuong sau vu ban ten lua vao benh vien o azaz - anh: reuters

Một cậu bé Syria bị thương sau vụ bắn tên lửa vào bệnh viện ở Azaz - Ảnh: Reuters

Theo AFP, LHQ cho biết ít nhất năm cơ sở y tế và hai trường học tại các tỉnh Aleppo và Idlib ở Syria bị tên lửa bắn phá khiến gần 50 thường dân thiệt mạng, trong đó có nhiều trẻ em.

Tổng thư ký LHQ Ban Ki-Moon mô tả các vụ tấn công này “là hành vi vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế”.

Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định hai bệnh viện ở Aleppo bị trúng tên lửa, một do tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) điều hành và một nằm ở thành phố Azaz.

“Những hành động này khiến người ta nghi ngờ về việc liệu Nga có sẵn sàng hoặc có thể giúp chấm dứt sự tàn bạo mà chính quyền Assad (tổng thống Syria Bashar al-Assad) gây ra với người dân hay không” - Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh.

Cáo buộc qua lại

Cao ủy Đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini mô tả các vụ không kích này là “không thể chấp nhận được” và yêu cầu tất cả các bên tham chiến ở Syrria “tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế”.

Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault cho rằng hành vi cố tình bắn phá bệnh viện là “tội ác chiến tranh”.

Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ thẳng thừng cáo buộc Nga vi phạm tội ác chiến tranh và cảnh báo Matxcơva sẽ đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng nếu tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công tương tự.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cảnh cáo: “Nếu Nga tiếp tục hành xử như một tổ chức khủng bố và buộc thường dân phải di tản thì chúng tôi sẽ đưa ra phản ứng quyết liệt”. Đại diện MSF cũng cáo buộc: “Hung thủ thực hiện các cuộc không kích rõ ràng là chính phủ Syria hoặc Nga”.

Phản ứng lại, Bộ trưởng Y tế Nga  Veronika Skvortsova tuyên bố các cuộc không kích của nước này chỉ nhắm vào hạ tầng của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS), do đó không có lý do gì để tin rằng máy bay Nga đánh bom các cơ sở dân sự ở Syria.

“Chúng tôi tin tưởng rằng lực lượng phòng vệ Nga không làm điều này. Bởi điều đó đi ngược lại tư tưởng của chúng tôi” - bà Skvortsova nhấn mạnh. Đại sứ Syria tại Nga Riad Haddad khẳng định máy bay Mỹ đã bắn phá các bệnh viện và trường học.

“Máy bay chiến đấu Mỹ đã phá hủy các cơ sở này. Máy bay Nga không hề có liên quan. Các thông tin chúng tôi thu thập được sẽ chứng minh điều đó” - ông Haddad phát biểu trên kênh truyền hình Rossiya 24.


'Trung Quốc, Triều Tiên là thách thức số 1 đối với nước Mỹ'

Thách thức số 1 mà nước Mỹ đang phải đối mặt hiện nay là làm thế nào để đối phó với các mối đe dọa từ Triều Tiên và Trung Quốc, theo ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Marco Rubio.
Bình luận trên đã được ông Rubio đưa ra trong một cuộc tranh luận trực tiếp của ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa tối 13-2 (giờ địa phương). Vị thượng nghị sĩ bang Florida còn xếp vấn đề Triều Tiên lên trước các vấn đề Trung Đông và căng thẳng với Nga. 
"Tôi nghĩ rằng có ba mối đe dọa chính và vị trí số 1 mà bạn ngay lập tức muốn đề cập đến là những gì chúng ta sẽ làm ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nơi mà cả Triều Tiên và Trung Quốc đặt ra các mối đe dọa đến an ninh quốc gia của Mỹ" - ông Rubio nói.

Mối đe dọa thứ 2 mà ông Rubio đề cập là vấn đề Trung Đông, bao gồm mối đe dọa từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và thách thức thứ ba là tái xây dựng cũng như phục hồi năng lực của NATO ở Trung và Đông Âu, nơi mà Nga đang đe dọa lãnh thổ của nhiều quốc gia. 

 

Ông Rubio được coi là ứng viên năng nổ nhất về vấn đề Triều Tiên trong số tất cả ứng cử viên tổng thống Mỹ. Ông đã đưa ra một loạt các bài phát biểu mạnh mẽ về Triều Tiên kể từ vụ thử hạt nhân thứ tư và vụ phóng tên lửa tầm xa mới đây của Bình Nhưỡng.
Vị ứng viên tổng thống Mỹ còn ủng hộ dự luật tăng lệnh trừng phạt lên Triều Tiên do Thượng nghị sĩ Cory Gardner khởi xướng vào tháng 10 năm ngoái. Dự luật này cùng với dự luật tương tự đã được Thượng viện và Hạ viện Mỹ thông qua hồi tuần trước.
Theo Yonhap, ông Rubio còn hối thúc việc đưa Triều Tiên trở lại danh sách các quốc gia tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục