tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 17-01-2016

  • Cập nhật : 17/01/2016

Chính trị gia Nga xin lỗi Tổng thống Putin sau khi bị đe dọa nặc danh

Một chính trị gia - người đã gọi một đồng minh của Tổng thống Vladimir Putin là “nỗi hổ thẹn của nước Nga” đã đưa ra lời xin lỗi trước công chúng vào hôm thứ Sáu (15-1), sau khi ông vấp phải những lời đe dọa bị ám sát.
Vào thứ Năm (14-1), Konstantin Senchenko - một chính trị gia địa phương ở khu vực Siberian Krasnoyarsk đã gây nên những làn sóng sau khi đăng một bài phê bình gay gắt lên mạng về nhà lãnh đạo của Chechnya - ông Ramzan Kadyrov. Ông Kadyrov là đồng minh mạnh nhất của Putin tại khu vực Bắc Caucasus - miền Nam nước Nga, nơi này chủ yếu là người Hồi giáo.

Ông Senchenko đã nói rằng Kadyrov - một cựu phiến quân Chechnya quay ra trung thành với Điện Kremlin đã làm mất uy tín của nước Nga bằng cách gọi những đối thủ của Putin là “kẻ thù của nhân dân”. Cụm từ này được dùng trong thời Stalin, gắn liền với giai đoạn những năm 1930, khi chính quyền Liên Xô được cho là đã cho tử hình gần 700.000 người.

 ong konstantin senchenko da phai dua ra loi xin loi sau bai binh luan cua minh.

 Ông Konstantin Senchenko đã phải đưa ra lời xin lỗi sau bài bình luận của mình.

Chỉ một ngày sau khi đưa ra những bình luận ban đầu, một video quay lại hình ảnh đầy lo lắng của ông Senchenko khi đang trò chuyện với ai đó trong một nhà hàng đã xuất hiện trên các trang tin tức thân cận của Điện Kremlin.

Ông Senchenko nói: “Tôi xin lỗi. Tôi đã sai. Tôi đã hành động một cách vội vàng và cảm tính. Tôi thực sự xin lỗi”. Ông nói rằng ông đã nhận ra sai lầm của mình sau khi nói chuyện với “đại diện của người dân Chechnya”.

 ong ramzan kadyrov - mot dong minh cua tong thong vladimir putin da goi phe doi lap cua nuoc nga la “ke thu cua nhan dan”.

 Ông Ramzan Kadyrov - một đồng minh của Tổng thống Vladimir Putin đã gọi phe đối lập của nước Nga là “kẻ thù của nhân dân”.

Trong một cuộc phỏng vấn với một đài phát thanh Nga, ông Senchenko đã mô tả các cuộc trò chuyện với một số cá nhân giấu tên, trong đó ông đưa ra những gợi ý mạnh mẽ và dễ nhận ra rằng ông có thể sẽ phải chịu chung số phận với nhà lãnh đạo đối lập Boris Nemtsov - người đã bị bắn chết vào tháng 2 năm ngoái trong khi đi bộ qua một cây cầu gần quảng trường Đỏ của Moscow.

 ong senchenko lo so rang so phan cua minh se giong nhu boris nemtsov - nha lanh dao bi am sat vao thang 2 nam ngoai.

 Ông Senchenko lo sợ rằng số phận của mình sẽ giống như Boris Nemtsov - nhà lãnh đạo bị ám sát vào tháng 2 năm ngoái.

Một trong những nghi phạm đang chờ xét xử vì gây ra vụ ám sát - Zaur Dadayev đã từng phục vụ trong hàng ngũ cảnh sát Chechnya và sau vụ ám sát được Kadyrov mô tả như một “người yêu nước thực sự của nước Nga”.

Kadyrov đã đăng lời xin lỗi của Senchenko tới mình lên mạng xã hội và viết rằng ông chấp nhận nó.

Tổng thống Ukraine tuyên bố 'lấy lại' Crimea trong năm 2016

Tổng thống Ukraine Petro Oleksiyovych Poroshenko hôm 14-1 cho biết ông muốn EU và Mỹ hỗ trợ Ukraine lấy lại Crimea từ Nga và tuyên bố sẽ tái kiểm soát miền Đông trong năm 2016.
Tuyên bố cứng rắn trên của Tổng thống Poroshenko được đưa ra trong bối cảnh ông đang phải đối mặt trước áp lực từ người dân nước này về việc chấm dứt xung đột ở miền Đông Ukraine giữa quân đội chính phủ và lực lượng ly khai được cho là thân Nga.

Poroshenko đã cung cấp một số chi tiết về cách thức ông sẽ giành lại Crimea. "Cuộc chiến lấy lại Crimea vẫn là ưu tiên" - ông Poroshenko tuyên bố trong cuộc họp báo hôm 14-1.

 tong thong poroshenko muon eu va my ho tro ukraine lay lai crimea tu nga. anh: afp

 Tổng thống Poroshenko muốn EU và Mỹ hỗ trợ Ukraine lấy lại Crimea từ Nga. Ảnh: AFP

Nga đã sát nhập Crimea vào lãnh thổ của mình sau khi người dân bán đảo này bỏ phiếu ly khai Ukraine vào năm 2014.
Trong khi đó, cuộc nổi dậy của phe ly khai ở các khu vực công nghiệp của vùng Lugansk và Donetsk bắt đầu nổ ra hồi tháng 4-2014. Nga được cho là hỗ trợ lực lượng này. Tuy nhiên, Putin đã bác bỏ cáo buộc tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột.
"Trong năm 2016, chúng ta phải đảm bảo giành lại chủ quyền của Ukraine tại vùng Lugansk và Donetsk bị phe ly khai kiểm soát" - Poroshenko nhấn mạnh

Đài Loan có nữ lãnh đạo đầu tiên

Bà Thái Anh Văn, ứng viên của đảng Dân chủ tiến bộ (DPP), đã đánh bại đối thủ Chu Lập Luân của Quốc Dân đảng để trở thành nhà lãnh đạo nữ đầu tiên của Đài Loan.

Theo báo giới địa phương, cuộc kiểm phiếu vẫn đang diễn ra song các số liệu được công bố trực tiếp trên truyền hình cho thấy bà Thái, 59 tuổi, chắc chắn giành chiến thắng.

ba thai anh van trong vong vay bao dai. anh: reuters

Bà Thái Anh Văn trong vòng vây báo đài. Ảnh: Reuters

Không những thế, chiến thắng này còn rất chấn động bởi số phiếu bà Thái đạt được cách biệt rất xa so với đối thủ. Hiện bà giành khoảng 60% phiếu bầu, còn ông Chu chỉ giành được 30%.

Dù kết quả chính thức chưa được công bố nhưng sau khi các kết quả thăm dò cho thấy một chiến thắng hiển nhiên cho bà Thái, ông Chu đã phát biểu nhận thua, chúc mừng bà Thái và từ chức lãnh đạo Quốc Dân đảng (KMT). Ông hiện là thị trưởng Đài Tân.

"Tôi xin lỗi... Chúng ta đã thất bại. KMT đã bị đánh bại trong cuộc bầu cử. Chúng ta đã không đáp ứng được sự kỳ vọng của cử tri" - ông Chu nói.

anh: reuters

Ảnh: Reuters

Theo đài BBC, bà Thái chưa nêu rõ lập trường về quan hệ với Trung Quốc. Một học giả tiết lộ rằng bà Thái từng nói rằng bà muốn “duy trì nguyên trạng” mối quan hệ với Bắc Kinh. Những người phản đối bà cảnh báo quan hệ Trung - Đài có thể tan vỡ nếu bà không công nhận chính sách "một Trung Quốc".

“Tôi tin rằng quan hệ hai bờ eo biển vẫn ổn định… Sự đồng thuận năm 1992 là một lựa chọn nhưng đó không phải là duy nhất” - bà nói về thỏa thuận ngầm giữa Trung Quốc và Đài Loan năm 1992 về chính sách “một Trung Quốc”.

ong chu lap luan. anh: reuters

Ông Chu Lập Luân. Ảnh: Reuters

Cuộc bầu cử diễn ra chỉ vài tháng sau cuộc gặp gỡ lịch sử giữa các nhà lãnh đạo Đài Loan và Trung Quốc. BBC bình luận nền kinh tế suy giảm cũng như tình hình quan hệ giữa Đài – Trung đều đóng vai trò quan trọng trong sự lựa chọn cử tri.

Quốc Dân Đảng đã cầm quyền gần như suốt 70 năm qua, liên tục cải thiện mối quan hệ giữa Đài Loan và Bắc Kinh. Chiến thắng của bà Thái được cho là chiến thắng thứ hai trong lịch sử DPP. Trước đó, ông Trần Thủy Biển của đảng này nhậm chức từ năm 2000 đến năm 2008, cũng chấm dứt sự lãnh đạo 50 năm liên tục của Quốc Dân Đảng. Ông ủng hộ Đài Loan độc lập khiến Bắc Kinh căng thẳng.

Bà Thái Anh Văn trở thành chủ tịch DPP trong năm 2008, sau khi phanh phui hang loạt vụ bê bối tham nhũng. Bà Thái chưa từng kết hôn, chuyện tình cảm ít được tiết lộ, điều mọi người biết đến nhiều nhất về đời tư ở bà là hai con mèo.

chu meo giup ba thai danh nhieu tinh cam cua nguoi dan. anh: tsai ing-wen/facebook

Chú mèo giúp bà Thái dành nhiều tình cảm của người dân. Ảnh: TSAI ING-WEN/FACEBOOK

Bà có bằng luật của ĐH Quốc gia Đài Loan, ĐH Cornell và Trường Kinh tế - Khoa học chính trị London. Bà được cho là không có sức lôi cuốn hay tài ăn nói nhưng thuyết phục mọi người bằng sự chân thành, trí thông minh và lòng kiên trì. Bà rất ngưỡng mộ cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher và Thủ tướng Đức Angela Merkel.


Triều Tiên "mặc cả" với Mỹ để ngừng thử nghiệm hạt nhân

Ngày 17-1, Bình Nhưỡng đã lên tiếng kêu gọi ký kết một hiệp ước hòa bình với Mỹ và yêu cầu Mỹ ngừng tập trận với Hàn Quốc, đổi lại Triều Tiên sẽ ngừng các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân.

Triều Tiên từ lâu đã luôn tìm kiếm một hiệp ước hòa bình với Mỹ và cũng muốn chấm dứt những cuộc tập trận giữa Mỹ và Hàn Quốc. Hiện có khoảng 28.500 binh sĩ Mỹ đang có mặt tại Hàn Quốc.

Sáng 16-1, Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) trích dẫn lời một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao nước này rằng: “Những đề nghị nhằm gìn giữ hòa bình, ổn định trên bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á, bao gồm cả các đề nghị để chúng tôi ngừng thử hạt nhân, các đề nghị ký kết hiệp ước hòa bình với Mỹ để đổi lấy việc ngừng tập trận quân sự, vẫn còn hợp lệ”.

nha lanh dao trieu tien kim jong-un phat bieu khen ngoi cac nha khoa hoc va chuyen gia hat nhan nuoc nay. anh: reuters

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un phát biểu khen ngợi các nhà khoa học và chuyên gia hạt nhân nước này. Ảnh: Reuters

Khi được hỏi rằng liệu phía Mỹ có cân nhắc việc tạm dừng tập trận quân sự với Hàn Quốc hay không, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby nói rằng Mỹ vốn đã cam kết liên minh với Hàn Quốc. Ông Kirby cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đảm bảo rằng liên minh luôn sẵn sàng về mọi phương diện để bảo vệ người dân Hàn Quốc và gìn giữ an ninh trên bán đảo”.

Trong tuần qua, khi được hỏi về lời kêu gọi ký kết Hiệp ước hòa bình với Triều Tiên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết họ vẫn tiếp tục để ngỏ khả năng đối thoại với Triều Tiên, nhưng vẫn khẳng định “trách nhiệm trong việc thực hiện những hành động có ý nghĩa hướng tới phi hạt nhân hóa và kiềm chế những hành động khiêu khích vẫn thuộc về phía Triều Tiên”.

Hôm 6-1, Triều Tiên tuyên bố đã thử bom H (bom nhiệt hạch), khiến các nước láng giềng và Hoa Kỳ kịch liệt lên án. Tuy nhiên, các chuyên gia lại nghi ngờ có thể lần thử hạt nhân thứ tư vừa qua của Triều Tiên không phải là bom H, vì sức công phá của nó cũng chỉ tương đương với lần thử bom nguyên tửtrước đó vào năm 2013.

Bình Nhưỡng vẫn đang bị Liên Hiệp Quốc áp đặt lệnh trừng phạt vì chương trình hạt nhân và tên lửa của mình.


Đông Nam Á siết an ninh ngừa khủng bố

Cảnh sát Indonesia ngày 15-1 thông báo đã xác định được 4 trong số 5 đối tượng bị tiêu diệt trong vụ khủng bố rúng động thủ đô Jarkarta một ngày trước đó. Ít nhất 7 người thiệt mạng, trong đó có 5 kẻ khủng bố và 26 người bị thương trong vụ này.

Theo người phát ngôn cảnh sát Indonesia, ông Anton Charliyan, cả 5 tên nói trên có liên hệ với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và 2 trong số đó từng có hoạt động cực đoan. Ông Charliyan cũng nói một lá cờ IS được tìm thấy ở hiện trường.

Trong các chiến dịch truy quét ngày 15-1, cảnh sát Indonesia bắn chết 1 tay súng ở Poso, tỉnh Trung Sulawesi và tạm giữ 3 nghi phạm trong ngôi nhà ở Depok, ngoại ô Jakarta. Tuy nhiên, theo ông Charliyan, 3 người bị tạm giữ không liên quan trực tiếp đến vụ ngày 14-1.

Bên cạnh đó, Indonesia cũng đang điều tra các mạng lưới bị tình nghi liên quan. Cảnh sát trưởng Jakarta Tito Karnavian cho đài BBC biết nhóm trực tiếp ra tay “rất nhỏ” và đã bị vô hiệu hóa song nhóm này có liên hệ với các nhóm khác ở Sulawesi và Java.

Trước đó, tối 14-1, cảnh sát Indonesia xác định kẻ chủ mưu vụ tấn côngJakarta là Bahrun Naim, có thể đang ở trong hàng ngũ IS tại TP Raqqa - Syria. Reuters cho biết 7 năm trước, Naim lặng lẽ mở một quán cà phê internet ở TP Solo của Indonesia.

Năm 2011, Naim bị bắt vì tội sở hữu vũ khí trái phép. Một năm trước, Naim ra tù và tới Syria, trở thành thủ lĩnh nhóm Katibah Nusantara (Đội Chiến đấu quần đảo Malay; tập hợp hơn 500 tay súng đến từ Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan). “Ý định của hắn là tập hợp mọi phần tử ủng hộ IS ởĐông Nam Á” - Cảnh sát trưởng Karnavian nói.

Còn theo trang news.com.au, nếu các vụ tấn công xảy ra theo dự liệu của Naim, Indonesia chắc chắn sẽ nhận lấy kết quả thê thảm hơn cả cuộckhủng bố ở Paris - Pháp hồi tháng 11-2015.

canh sat tuan tra tren duong pho o jakarta ngay 15-1 anh: reuters

Cảnh sát tuần tra trên đường phố ở Jakarta ngày 15-1 Ảnh: REUTERS

Những ngày này, an ninh được thắt chặt khắp Indonesia. Sân bay quốc tế Ngurah Rai ở Bali báo động cao sau khi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ryamizard Ryacudu ngày 14-1 cho rằng các mục tiêu là Jakarta và Bali.

Tại Singapore, báo The Straits Times dẫn lời Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ng Eng Hen ngày 15-1 cho biết nước này và Indonesia sẽ đẩy mạnh trao đổi thông tin tình báo. Ở Thái Lan, các quan chức an ninh thắt chặt kiểm tra du khách tại biên giới và người dân được yêu cầu trình báo bất kỳ hoạt động đáng ngờ nào.

Trong khi đó, Tổng thống Philippines Benigno Aquino ra lệnh bảo vệ các mục tiêu “mềm”, còn cả nước Malaysia được cảnh báo an ninh mức cao nhất.

Theo giới phân tích, vụ tấn công Jakarta chứng thực mối lo ngại lớn nhất của chính phủ các nước Đông Nam Á, đó là những công dân chiến đấu trong hàng ngũ IS ở Trung Đông trở về khủng bố quê nhà. Soufan Group, cơ quan tư vấn an ninh có trụ sở ở New York, ước tính có 500-700 công dân Indonesia ra nước ngoài để gia nhập IS và rất nhiều trong số này đã trở về. Ở Malaysia, chính phủ ước tính có 50.000 người ủng hộ IS.

Đông Nam Á chiếm 15% dân số theo đạo Hồi trên toàn cầu và sẵn có nhiều nhóm phiến quân Hồi giáo ở miền Nam Thái Lan và miền Nam Philippines. Nhiều nhóm trong số này đã thề trung thành với IS. Do đó, chuyên gia về khủng bố Đông Nam Á Rohan Gunaratna kêu gọi các chính phủ trong khu vực phối hợp để ngăn chặn việc thành lập một khu vực vệ tinh của IS ở đây.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục