tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 13-02-2016

  • Cập nhật : 13/02/2016

Mỹ sẽ điều tàu "Người dơi” đến trấn giữ châu Á

Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, hồi tháng trước cho biết quân đội nước này đang tìm kiếm một con tàu giống của “Người dơi” trong bộ phim cùng tên để giữ gìn trật tự khu vực châu Á trước một Trung Quốc ngày càng nguy hiểm.

Theo hãng tin Bloomberg, ông Harris đang nói tới thế hệ khu trục hạm tối tân DDG-1000 lớp Zumwalt, một trong những tàu khu trục lớn và có khả năng tàng hình mạnh mẽ nhất của Hải quân Mỹ được phát triển để điều tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

“Người dơi có một con tàu, đó chính là nó” – ông Harris phát biểu tại hội nghị các chuyên gia châu Á ở Washington hồi tháng trước.

Tuyên bố của Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ được xem là một phần trong chiến lược xoay trục hết sức quan trọng của Tổng thống Barack Obama. Nhà lãnh đạo Mỹ đã tìm cách thắt chặt ảnh hưởng tại châu Á - Thái Bình Dương sau khi chính quyền Tổng thống George W. Bush trước đó chỉ ưu tiên vào khu vực Trung Đông và các nơi khác.

tau khu truc uss zumwalt. anh: hai quan my

Tàu khu trục USS Zumwalt. Ảnh: Hải quân Mỹ

Tuần tới, hội nghị Mỹ - ASEAN ở Sunnylands, California sẽ khai mạc và ông Obama sẽ dành nhiều thời gian để thảo luận về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở biển Đông. Chương trình nghị sự chính sẽ tập trung vào hành động khiêu khích của Bắc Kinh khi cố tình xây đảo phi pháp trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và bị các nước trong khu vực cũng như thế giới kịch liệt phản đối.

Theo một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), đến năm 2030, biển Đông sẽ trở thành “một hồ nước lớn của Trung Quốc” bởi sự hiện diện gần như liên tục của nước này.

Hồi năm 2009, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN sau khi “hất cẳng” Mỹ một năm trước đó.

Chuyên gia Alexander Sullivan của Trung tâm An ninh Mỹ Mới tại Washington nhận định ông Obama đang tìm kiếm một sự thống nhất chung với khối ASEAN về tuyên bố chủ quyền hơn 80% biển Đông của Trung Quốc.

Nhà lãnh đạo Mỹ cũng sẽ tìm cách tăng cường hợp tác kinh tế với các nước ASEAN bằng cách thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Giám đốc bộ phận các vấn đề châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ (NSC) Daniel Kritenbrink lý giải sự quan tâm của ông Obama đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương: “Với gần một nửa dân số thế giới, 1/3 GDP toàn cầu và quân đội có khả năng, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang ngày càng trở thành trung tâm chính trị và kinh tế của thế giới”.


Những điều Mỹ lo ngại về tên lửa Triều Tiên

David Mann, -người đứng đầu Cơ quan phòng thủ hỏa tiễn và không gian quân đội Mỹ hôm 10-2 cho hay vệ tinh mà Triều Tiên phóng vào quỹ đạo cuối tuần qua dường như không truyền được tín hiệu  nhưng làm dấy lên lo ngại rằng tên lửa được dùng để phóng vệ tinh này đã mang theo lượng thuốc nổ gấp hai lần so với đợt phóng trước đó. 

“Nếu bạn nhìn vào lần phóng trước và lượng chất nổ nó đưa vào quỹ đạo… tôi nghĩ sự gia tăng khối lượng đó là một điều quan trọng” - Reuters dẫn lời Trung tướng David Mann phát biểu tại một hội thảo trên đồi Capitol do Viện Hudson tổ chức.

chu thich anh: mot ten lua tam xa cua trieu tien duoc phong vao khong gian hoi 7-2-2016 (anh: reuters) 

Chú thích ảnh: Một tên lửa tầm xa của Triều Tiên được phóng vào không gian hồi 7-2-2016 (Ảnh: Reuters) 

Ông nói thêm “ Bạn đưa một cái gì đó vào quỹ đạo ở bất kỳ thời điểm nào đều  quan trọng”. Theo ông Mann, ông không cho rằng  tên lửa của Triều Tiên truyền được tín hiệu  như đã nói ở trên, nhưng điều đó cho thấy  khả năng Triều Tiên đang cố vận dụng công nghệ tên lửa. Khả năng đó rõ ràng đáng quan ngại với các quốc gia trên thế giới về khả năng Triều Tiên đang phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục đạo (ICBM).

Ông cho rằng lượng chất nổ lần này lớn gần gấp đôi khối lượng Triều Tiên đã phóng lần trước hồi năm 2012.

Ông không tiết lộ số liệu cụ thể nhưng các quan chức Hàn Quốc đưa ra con số phỏng đoán là  200 kg.
Lần phóng vệ tinh hôm 7-2, một tháng sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch, đã bị Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới chỉ trích và cho rằng đây là “tấm bia chắn” cho công nghệ phát triển tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.

Ngay lập tức Mỹ và Hàn Quốc nói rằng họ sẽ bắt đầu các cuộc đối thoại chính thức về việc triển khai hệ thống phòng thủ phức tạp cho khu vực cao trên mực nước biển ở trạm Mỹ (THAAD) tới bán đảo Triều Tiên “sớm nhất có thể.”

Trước đây,  Hàn Quốc đã miễn cưỡng bắt đầu các cuộc đối thoại chính thức về hệ thống phòng thủ tên lửa Lockheed Martin Corp (LMT.N) vì lo lắng sẽ làm phật ý Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của nước này vì điều đó có thể khiến khả năng phòng thủ chiến lược của Trung Quốc giảm đi tính hiệu quả.

Trung tướng David Mann cho biết chưa có kế hoạch cụ thể về thời điểm triển khai THAAD tới Hàn Quốc nhưng ông cho hay: “Tôi nghĩ cả hai chính phủ đều sắp bắt đầu các cuộc đối thoại về khả năng của THAAD và chúng tôi sẽ xem xét những chuyện xảy ra từ lúc đó”.

Hôm 10-2, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho hay kế hoạch triển khai lá chắn tên lửa ở Hàn Quốc của Mỹ có thể làm dấy lên cuộc chạy đua vũ trang ở Đông Bắc Á.  


Trung Quốc 'phản pháo' việc Mỹ-Ấn xem xét tuần tra biển Đông

Phản ứng trước báo cáo của hãng tin Reuters về việc Mỹ-Ấn xem xét tuần tra chung ở biển Đông, Trung Quốc hôm 11-2 cảnh báo rằng sự can thiệp từ các nước bên ngoài khu vực gây đe dọa đến hòa bình và ổn định.
"Không có sự hợp tác giữa bất cứ quốc gia nào nên nhắm đến bên thứ ba" - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết trong một tuyên bố gửi đến Reuters để đáp lại báo cáo hôm 10-2.
"Các quốc gia bên ngoài khu vực phải dừng lại hành động thúc đẩy quân sự hóa ở biển Đông, chấm dứt đe dọa chủ quyền và an ninh của các quốc gia ven biển trên danh nghĩa 'tự do hàng hải" và làm tổn hại đến hòa bình và ổn định khu vực", một phần nội dung tuyên bố.

Trước đó, hôm 10-2, một bài báo của hãng tin Reuters nói rằng Mỹ muốn các đồng minh trong khu vực và những quốc gia châu Á khác giữ lập trường thống nhất hơn đối với biển Đông để đối phó với các động thái của Trung Quốc trong khu vực. 

 tau khu truc uss curtis wilbur (my) da ap sat dao tri ton hom 30-1. (anh: reuters)

 Tàu khu trục USS Curtis Wilbur (Mỹ) đã áp sát đảo Tri Tôn hôm 30-1. (Ảnh: Reuters)

Bài báo của Reuters cho biết một quan chức quốc phòng Mỹ nói với hãng tin này rằng Mỹ và Ấn Độ đã tổ chức các cuộc hội đàm về tuần tra hải quân chung trên các vùng biển, trong đó có thể bao gồm biển Đông.
Đổng thời, theo Reuters, hải quân Ấn Độ từ trước đến nay chưa tiến hành tuần tra chung với một nước nào khác và phát ngôn viên hải quân Ấn Độ nói rằng sẽ không có sự thay đổi nào trong chính sách của New Delhi về việc chỉ tham gia một nỗ lực quân sự quốc tế dưới bóng cờ của Liên Hiệp Quốc. 
Theo bài báo, cả Ấn Độ và Mỹ đều không có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông nhưng hai nước cho biết họ ủng hộ tự do hàng hải và hàng không ở các vùng biển khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm New Delhi hồi tháng 1-2015.
Ông Obama và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vào thời điểm đó cũng đã nhất trí "xác định các lĩnh vực cụ thể cho việc mở rộng hợp tác hàng hải".
Trong tuyên bố gửi đến Reuters, ông Hồng còn nhấn mạnh: "Chúng tôi hy vọng rằng các bên liên quan nói và hành động một cách thận trọng, tránh can thiệp vào vấn đề biển Đông, và đặc biệt tránh bị lôi kéo bởi một số quốc gia để cuối cùng làm tổn hại đến chính lợi ích của họ".

Đột phá tình báo: Mỹ chế tạo thành công gián robot

Những chú bọ robot bé xíu rất có thể là bước đột phá trong việc thu thập thông tin tình báo trong thời gian sắp tới. 
Các nhà nghiên cứu từ Berkeley đã tuyên bố chế tạo thành công gián robot, 1 loại robot nén với các cơ chế khớp nối (hay còn gọi tắt là CRAM). Nghiên cứu được tài trợ bởi Phòng thí nghiệm Quân đội về chương trình Công nghệ Tự động Siêu nhỏ (MAST). 

Gián là một loài côn trùng có cấu tạo cơ thể kỳ diệu. Chúng có chiều cao trung bình khoảng 12,52mm. Nhưng khi phải tìm nới trú ẩn, gián hoàn toàn có thể ép bản thân xuống còn 3mm. Hơn thế nữa, hình dạng “bẹp dí” này cũng không làm chúng chậm lại khi chạy.

lop vo cua gian robot co do ma sat thap, khien chung de dang luon lach qua moi dia hinh 

Lớp vỏ của gián robot có độ ma sát thấp, khiến chúng dễ dàng lườn lách qua mọi địa hình 

Gián robot do các nhà nghiên cứu Berkeley tạo ra lớn cỡ lòng bàn tay, vẫn sở hữu khả năng “biến hình” độc đáo của loài gián. “Robot ,với lớp vỏ có độ ma sát thấp, có thể di chuyển trong không gian hẹp bằng cách nén cơ thể của nó xuống chỉ còn một nửa (54%; 75-35 mm)” – nhà nghiên cứu viết trong một bài báo khoa học.

“Chúng tôi đã có thể tạo ra robot tự động với kích cỡ nhỏ, dùng đi qua những không gian nhỏ hẹp. Chúng có trọng lượng chỉ 46g gồm cả pin và thiết bị điện tử.” CRAM không phải là bước đột phá đầu tiên của quân đội về robot côn trùng.

Ruồi robot, được tài trợ bởi Cơ quan Quản lý Dự án Nghiên cứu Cao cấp của Bộ quốc phòng Mỹ (DARPA), chỉ nặng 60mg và cao 3cm. Tuy nhiên, việc lái robot này vẫn còn là một vấn đề khó giải quyết.

Ngoài ra, năm 2006 DARPA đã công bố một chương trình “phát triển công nghệ tạo ra cyborgs côn trùng.” Các nhà nghiên cứu Hirotaka Sato, Michel Maharbiz và những người khác đã điều khiển một con bọ qua việc kích thích trực tiếp thần kinh và cơ bắp của nó.

Nga yêu cầu Hàn Quốc xin lỗi sau vụ Triều Tiên phóng tên lửa

Bộ Ngoại giao Nga hôm 10-2 đã yêu cầu một lời xin lỗi từ phía Hàn Quốc vì việc cáo buộc Nga cung cấp công nghệ tên lửa cho Triều Tiên theo sau vụ phóng tên lửa mang vệ tinh mới đây của Bình Nhưỡng. 
Không lâu sau khi Bình Nhưỡng phóng tên lửa hôm 7-2, hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc đã dẫn lời một nghị sĩ của nước này báo cáo rằng tên lửa trên có thể mang một số bộ phận được sản xuất tại Nga.

Trước báo cáo này, hôm 10-2, Cục trưởng Cục Kiểm soát và Không phổ biến vũ khí của Bộ Ngoại giao Nga, Mikhail Ulyanov đã "phản pháo" Seoul và yêu cầu một lời xin lỗi từ Hàn Quốc cho các cáo buộc "vô trách nhiệm" và "không chuyên nghiệp".

 cac nuoc dong loat len an vu trieu tien phong ten lua hom 7-2. (anh: the moscow times)

 Các nước đồng loạt lên án vụ Triều Tiên phóng tên lửa hôm 7-2. (Ảnh: The Moscow Times)

"Nếu Hàn Quốc thực sự có lý do để nghi ngờ chúng tôi bán các lô hàng bất hợp pháp, vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thì phải trình chứng cứ ra" – ông Ulyanov tuyên bố.
Hội đồng Bảo an LHQ đã cấm Triều Tiên tiến hành chương trình nghiên cứu tên lửa nhưng Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục thử nghiệm công nghệ này như một phần mà Triều Tiên tuyên bố là chương trình không gian dân sự hòa bình. Động thái phóng tên lửa hôm 7-2 của Triều Tiên đã bị các nước lên án gay gắt.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục