tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 05-07-2016

  • Cập nhật : 05/07/2016

Trung Quốc nói tiêm kích Nhật khóa mục tiêu Su-30 trên biển Hoa Đông

Trung Quốc cho rằng hai chiến đấu cơ F-15 của Nhật đã bật radar khóa mục tiêu vào hai tiêm kích Su-30 của Trung Quốc trên biển Hoa Đông. 

chien dau co f-15 cua khong quan nhat ban. anh: epa.

Chiến đấu cơ F-15 của không quân Nhật Bản. Ảnh: EPA.

Vụ đối đầu giữa chiến đấu cơ hai nước xảy ra trên biển Hoa Đông hôm 17/6, Global Times dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết trong cuộc họp báo hôm nay. 

Trung Quốc cho rằng hai chiến đấu cơ Su-30 của nước này đang bay về hướng nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư thì bị hai tiêm kích F-15 của Nhật đuổi theo. Máy bay Nhật cảnh cáo phía Trung Quốc rời đi nhưng không được đáp ứng. F-15 Nhật bị cho là đã khóa radar mục tiêu vào hai chiếc Su-30.

"Không quân Trung Quốc đã cơ động thực hiện các chiến thuật cần thiết khiến máy bay Nhật phải bắn pháo sáng gây nhiễu hồng ngoại rồi bỏ đi", thông cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay.

Trung Quốc cáo buộc Nhật Bản có hành động "gây nguy hiểm, phá hoại hòa bình ổn định trong khu vực, gây nguy hại cho phi công hai phía", đồng thời kêu gọi bộ quốc phòng hai nước sớm đối thoại để thiết lập liên lạc về các phi vụ bay trên biển Hoa Đông. 

Hôm 30/6, Nhật Bản cho biết Trung Quốc đang leo thang hoạt động quân sự tại biển Hoa Đông. Phi cơ không quân Nhật Bản xuất kích khoảng 200 lần trong ba tháng qua để ngăn chặn máy bay Trung Quốc. Tokyo cho rằng Bắc Kinh tăng cường hoạt động ở biển Hoa Đông là để đáp trả việc Nhật Bản cam kết hỗ trợ các quốc gia Đông Nam Á đảm bảo hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Tuần trước, một cựu chỉ huy không quân Nhật tố cáo rằng chiến đấu cơ Trung Quốc đã có hành động mô phỏng tấn công tiêm kích của lực lượng phòng vệ trên không Nhật trên biển Hoa Đông, buộc máy bay Nhật phải bắn pháo sáng và cơ động vòng tránh. Phó Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản đã bác bỏ thông tin này.


Lệnh Kế Hoạch lãnh án tù chung thân

Chiều 4-7, Lệnh Kế Hoạch - từng là cố vấn thân cận của cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cầm Đào - bị tuyên án chung thân vì tội ăn hối lộ, lạm dụng chức vụ, sử dụng tài liệu bí mật quốc gia.

lenh ke hoach - anh: reuters

Lệnh Kế Hoạch - Ảnh: REUTERS

Tòa án cho biết Lệnh Kế Hoạch thừa nhận chính bản thân và thông qua gia đình ăn hối lộ 77 triệu nhân dân tệ (11,6 triệu USD). 

Theo tòa án nhân dân tối cao Thiên Tân, Lệnh Kế Hoạch chấp nhận án phạt và không kháng án.

Tân Hoa Xã dẫn lời Lệnh Kế Hoạch trong phiên tòa: "Tôi chấp nhận mọi cáo buộc và quy phục phán quyết của tòa".

Hãng tin Reuters trích lại bài viết từ Tân Hoa Xã: "Lệnh Kế Hoạch nhận một lượng tiền hối lộ khổng lồ. Lệnh Kế Hoạch sử dụng nhiều tài liệu bí mật quốc gia và phạm nhiều tội nghiêm trọng. Lệnh Kế Hoạch lạm dụng chức vụ, gây hậu quả nghiêm trọng với xã hội".

Ngày 20-7-2015, Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc (CPC) quyết định khai trừ đảng đối với ông Lệnh Kế Hoạch. Cũng trong ngày 20-7, ông này bị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc (SPP) bắt giữ và mở cuộc điều tra vì cáo buộc nhận hối lộ.

Trước đó, vào tháng 2-2015, Lệnh Kế Hoạch bị bãi miễn chức phó chủ tịch Hội nghị chính trị hiệp thương dân nhân dân Trung Quốc (CPPCC). Hồi năm 2012, sau khi con trai ông này chở cô gái khỏa thân trên siêu xe gây tai nạn trên đường phố, Lệnh Kế Hoạch bị cách chức trưởng Ban Mặt trận thống nhất thuộc Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.


Dàn tên lửa 1.600 quả răn đe Đài Loan của Trung Quốc

Đài Loan khẳng định Trung Quốc hiện triển khai ít nhất 1.600 tên lửa hướng về hòn đảo này, sẵn sàng khai hỏa bất cứ lúc nào.

ten lua dong phong 15. anh: ausairpower.net

Tên lửa Đông Phong 15. Ảnh: ausairpower.net

Hôm 1/7, một tàu chiến Đài Loan đã bất ngờ phóng một quả tên lửa diệt hạm siêu thanh Hùng Phong III về phía Trung Quốc đại lục, do một hạ sĩ quan trên tàu thao tác sai quy trình. Quả tên lửa đâm vào một tàu cá Đài Loan trước khi rơi xuống biển, khiến thuyền trưởng thiệt mạng và ba thuyền viên bị thương. 

Theo các chuyên gia phân tích quân sự, nếu quả tên lửa có tầm bắn tối đa 150 km này bay hết tầm và vượt qua đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan rộng 130 km, tình hình sẽ diễn biến rất phức tạp, bởi bên kia eo biển, Trung Quốc được cho là đã triển khai hàng nghìn tên lửa, sẵn sàng khai hỏa vào Đài Loan bất cứ lúc nào. 

Đài Loan tách khỏi Trung Quốc đại lục sau cuộc nội chiến năm 1949, tuy nhiên Bắc Kinh từ lâu vẫn coi đây là một phần lãnh thổ chờ được thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần. Theo AFP, vào năm 1995 và 1996, Trung Quốc đã bắn tên lửa vào vùng biển ngoài khơi đảo Đài Loan trong nỗ lực ngăn chặn cuộc bầu cử nhà lãnh đạo đầu tiên của vùng lãnh thổ này.

Taipei Times hồi năm 2012 dẫn một báo cáo từ cơ quan quân sự Đài Loan cho biết số lượng tên lửa đạn đạo và hành trình Trung Quốc nhắm vào đảo Đài Loan đã tăng từ 1.400 lên 1.600 quả. Giới quan sát nhận định Trung Quốc muốn dùng giàn tên lửa nói trên để gửi thông điệp răn đe tới Đài Loan.

Theo báo cáo trên, quân đội Trung Quốc đã triển khai một số tên lửa đạn đạo hiện đại Đông Phong 16 (DF-16) bên cạnh các tên lửa tầm ngắn Đông Phong 11 (DF-11) và Đông Phong 15 (DF-15) bổ sung vào giàn tên lửa chĩa sang Đài Loan.

DF-16 có tầm bắn 1.000-1.200 km, độ chính xác cũng được cải thiện đáng kể so với DF-15 hay DF-11. Giới phân tích đánh giá những hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo như MIM-104 hay Patriot PAC-3 sẽ gặp khó khăn trong việc ngăn chặn tên lửa DF-16.

Thuộc dạng tên lửa đạn đạo, DF-16 có thể vươn tới độ cao lớn hơn trước khi lao xuống mục tiêu. Nhờ thế, tốc độ bay cũng gia tăng và các hệ thống phòng thủ tên lửa như PAC-3 sẽ không kịp phản ứng.

Ngoài DF-16, tên lửa DF-15 cũng là một công cụ răn đe đáng gờm của Trung Quốc đối với Đài Loan. DF-15 có chiều dài 9,1 m, đường kính một mét, trang bị đầu đạn 500-700 kg hoặc đầu đạn hạt nhân 90 kT, tầm bắn gần 600 km. Tên lửa được đặt trên bộ khung xe mang thiết bị phóng chuyên dụng TAS5450 8X8 hoặc WS2400.

DF-15 vượt trội so với DF-11 ở công nghệ dẫn đường kết hợp quán tính và GPS. Điều làm nên sự nguy hiểm của DF-15 là nó có thể phóng từ bất kỳ địa điểm nào mà không cần chuẩn bị trước và sử dụng định vị GPS để cập nhật vị trí mục tiêu. Thêm vào đó, DF-15 còn có khả năng nhắm mục tiêu nhanh chóng mà không cần tính toán tác động của lực gió. Giới chuyên gia quân sự nhận định DF-15 đã mang lại cho quân đội Trung Quốc năng lực rất quan trọng là tấn công chớp nhoáng vào các mục tiêu cố định.Theo báo cáo, để gia tăng phạm vi bao phủ, chống tiếp cận, Trung Quốc có thể còn điều động cả các tên lửa diệt hạm Đông Phong 21D (DF-21D) tham gia vào dàn tên lửa ven biển răn đe Đài Loan.

xe cho ten lua dong phong 21d di qua quang truong thien an mon, bac kinh, trong le duyet binh ky niem 70 nam ket thuc the chien ii o trung quoc hoi thang 9 nam ngoai. anh: reuters

Xe chở tên lửa Đông Phong 21D đi qua Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II ở Trung Quốc hồi tháng 9 năm ngoái. Ảnh: Reuters

Financial Times hồi năm ngoái nhận xét DF-21D có khả năng thay đổi cán cân sức mạnh quân sự ở Tây Thái Bình Dương. Các chuyên gia quân sự phương Tây ước tính loại tên lửa được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay" này có tầm bắn 900-1.500 km và có thể đạt vận tốc gấp 10 lần tốc độ âm thanh (Mach 10).

Diplomat hồi năm 2013 dẫn thông tin từ báo chí Trung Quốc cho hay quá trình xây dựng năng lực tên lửa dọc eo biển Đài Loan của nước này dường như đang phát triển với tốc độ nhanh chóng khi mà lực lượng tên lửa chiến lược của quân đội nước này đã được trang bị thêm cả tên lửa đạn đạo tầm ngắn độ chính xác cao Đông Phong 12 (DF-12).

Theo các bản tin và hình ảnh đăng tải trên mạng, DF-12 là phiên bản thiết kế lại của mẫu tên lửa đạn đạo tầm ngắn chiến thuật M20 mà Trung Quốc trình làng vào năm 2011 tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế ở Abu Dhabi, thủ đô Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).

Các nhà phân tích chỉ ra rằng M20 mang nhiều điểm tương đồng với mẫu tên lửa 9K720 Iskander do Nga sản xuất. Tầm bắn của DF-12 có thể đạt tới 400 km. DF-12 mang đầu đạn 400 kg với nhiều loại biến thể như đầu đạn nổ mảnh, đầu đạn xuyên giáp và đầu đạn gây cháy...

Cũng giống tên lửa Iskander, M20/DF-12 được cho là sở hữu nhiều công nghệ đối phó với các hệ thống phòng thủ tên lửa khác nhau, trong đó có các giàn Patriot PAC-2/3 Đài Loan mua của Mỹ, hay hệ thống Thiên Cung II do hòn đảo này tự phát triển.


Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ gọi ông Assad là kẻ khủng bố tinh vi

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vừa lên tiếng cho rằng tổng thống Syria Bashar al -Assad là "kẻ khủng bố tinh vi hơn cả IS".

tong thong tho nhi ky recep tayyip erdogan - anh: afp

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan - Ảnh: AFP

AP đưa tin ông Erdogan cho rằng nhà lãnh đạo Assad nên chịu trách nhiệm cho cái chết của khoảng 600.000 công dân Syria cũng như nguyên nhân gốc rễ của cuộc nội chiến ở nước này.

"Ông ta là một tên khủng bố tinh vi hơn một kẻ khủng bố từ PYD hay YPG. Ông ta là kẻ khủng bố tinh vi hơn cả IS" - ông Erdogan cáo buộc trong khi đề cập đến các phiến quân người Kurd tại Syria mà Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc là một nhóm khủng bố.

Mặc dù chưa có nhóm khủng bố nào lên tiếng nhận trách nhiệm vụ đánh bom sân bay Ataturk khiến 44 người thiệt mạng nhưng các quan chức Ankara cáo buộc đây là việc làm của IS.

AFP cho biết đến nay các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ 24 người trong nhiều cuộc bố ráp tại nhiều vùng ngoại ô Istanbul do tình nghi họ có liên quan đến vụ khủng bố.

Cuối tuần qua ông Erdogan cũng đã có chuyến thăm không báo trước đến sân bay Ataturk để cầu nguyện cho các nạn nhân trong vụ khủng bố.

Văn phòng thống đốc Istanbul cho biết vẫn còn 52 người đang điều trị tại bệnh viện, 20 người trong số này được chăm sóc đặc biệt. 

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS đã lợi dụng đường biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ để bành trướng thế lực tại Syria và Iraq.


Hai toan tính đối phó phán quyết Biển Đông của Trung Quốc

Vừa tuyên truyền lập trường trước phán quyết của tòa quốc tế, Trung Quốc vừa tổ chức diễn tập phô trương lực lượng quân sự nhằm răn đe Mỹ trên Biển Đông.

mot cuoc dien tap ban dan that cua hai quan trung quoc tren bien. anh: scmp

Một cuộc diễn tập bắn đạn thật của hải quân Trung Quốc trên biển. Ảnh: SCMP

Mới đây, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) cho biết sẽ ra phán quyết về vụ Philippines kiện "đường lưỡi bò" Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông vào ngày 12/7. Khi thời hạn ra phán quyết ngày càng cận kề, Trung Quốc đã có những động thái phản ứng quyết liệt trên hai mặt trận ngoại giao và quân sự, theo Reuters.

Ngày 3/7, Trung Quốc ra thông báo cho biết quân đội nước này sẽ tổ chức các cuộc diễn tập quân sự trên Biển Đông kéo dài từ 5/7 và kết thúc đúng một ngày trước khi PCA ra phán quyết. Theo các nhà phân tích, đợt diễn tập quân sự quy mô lớn kéo dài 7 ngày này là hành động phô trương sức mạnh của Bắc Kinh nhằm chống lại phán quyết, dù họ từ trước tới nay khăng khăng rằng sẽ phớt lờ quyết định của tòa.

Thông báo của Cơ quan An toàn Hàng hải Trung Quốc cho hay đợt diễn tập diễn ra trên một khu vực rộng lớn từ đảo Hải Nam kéo xuống quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, và tàu thuyền nước ngoài bị cấm hoạt động ở khu vực này.

Theo bình luận viên Jeremy Page của WSJ, tuyên bố trên của Trung Quốc có thể là một lời thách thức đối với Mỹ, khi mới chỉ một ngày trước đó, hải quân Mỹ thông báo một cụm tàu sân bay chiến đấu của nước này sẽ hoạt động trên Biển Đông, dù không tiết lộ chi tiết địa điểm và thời gian. Trong những tuần trước đó, các tàu chiến của hải quân Mỹ cũng đã diễn tập trên vùng biển chiến lược này.

Page cho rằng thời điểm và vị trí mà Trung Quốc tiến hành đợt diễn tập này dường như thể hiện ý đồ khiêu khích của Bắc Kinh. Đợt diễn tập cũng diễn ra gần như đồng thời với cuộc tập trận hải quân Vành đai Thái Bình Dương do Mỹ dẫn đầu ở Hawaii, trong đó tàu chiến Trung Quốc cũng được mời tham gia.

Trong bài phát biểu nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc mới đây, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ "không bao giờ nhượng bộ chủ quyền", thậm chí còn khẳng định nước này "không sợ rắc rối".

Page cho rằng Trung Quốc đang tìm mọi cách có thể để "dằn mặt" Mỹ cùng các đồng minh và đối tác trong khu vực, vì họ lo sợ phán quyết của PCA có thể châm ngòi cho những vụ kiện tương tự mà các nước có tranh chấp với Bắc Kinh trên Biển Đông có thể thực hiện.

Các quan chức quốc phòng Mỹ dự đoán rằng ngoài việc tổ chức diễn tập hải quân để phô trương sức mạnh, Trung Quốc còn có thể có những hành động quân sự quyết liệt hơn sau khi PCA ra phán quyết. Bắc Kinh có thể tuyên bố thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, tương tự những gì họ đã làm ở biển Hoa Đông năm 2013, nhằm kiểm soát gần như toàn bộ vùng trời khu vực này.

Một động thái quân sự nữa mà Trung Quốc có thể tiến hành là bồi lấp, xây thêm các đảo nhân tạo phi pháp trên những bãi cạn khác, ngoài 7 đảo nhân tạo mà nước này đã cải tạo trái phép trên các bãi đá thuộc chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Trường Sa. Mục tiêu tiếp theo mà Bắc Kinh có thể nhắm tới là bãi cạn Scarborough, bị Trung Quốc kiểm soát từ tay Philippines vào năm 2012.

Giới quan sát lo ngại rằng những động thái quân sự quyết liệt của Trung Quốc trước thềm phán quyết "đường lưỡi bò" có thể làm gia tăng đáng kể căng thẳng vốn đã rất nóng ở Biển Đông. Mỹ tuyên bố họ sẽ "có hành động" nếu Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông hay bồi lấp bãi cạn Scarborough, nhưng không nói rõ biện pháp hành động của họ là gì.

Tháng trước, hải quân Mỹ đã điều hai cụm tàu sân bay chiến đấu đến biển Philippines để diễn tập cùng tàu chiến Ấn Độ và Nhật Bản. Sau đó, cụm tàu USS Ronald Reagan đã tiến vào Biển Đông để "giữ cho vùng biển này rộng mở cho tất cả", theo tuyên bố của Chuẩn đô đốc John Alexander, chỉ huy trưởng Biệt đội 70, đơn vị biên chế cụm tàu USS Ronald Reagan.

Tuy nhiên, Trung Quốc tố cáo rằng chính Mỹ mới là bên gây ra căng thẳng ở Biển Đông. Đại tá Ngô Khiêm, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, cho rằng việc Mỹ điều lực lượng đến Biển Đông là "hành động quân sự hóa, đe dọa hòa bình và ổn định khu vực". Ông này cảnh báo rằng Mỹ đang "tính toán sai", và tuyên bố "quân đội Trung Quốc không bao giờ chịu khuất phục thế lực bên ngoài".

Phổ biến lập trường

Trong khi lên kế hoạch tổ chức diễn tập hải quân rầm rộ trên Biển Đông, Trung Quốc cũng có những động thái quyết liệt không kém trên mặt trận ngoại giao nhằm đối phó với phán quyết của PCA.

"Chúng tôi không biết, không quan tâm đến việc khi nào phán quyết được đưa ra, vì dù quyết định của tòa có thế nào đi chăng nữa, chúng tôi cho rằng nó hoàn toàn sai trái", ông Lưu Hiểu Minh, đại sứ Trung Quốc tại Anh, trả lời phỏng vấn của Reuters về phán quyết "đường lưỡi bò".

Bình luận viên David Brunnstrom cho rằng cách phản ứng kiểu này của Trung Quốc không chỉ là sự bác bỏ trật tự luật pháp quốc tế, mà còn là thách thức trực tiếp đối với Mỹ, khiến căng thẳng trên Biển Đông chỉ càng gia tăng.

Theo các chuyên gia an ninh, giới chức ngoại giao quốc tế, tuy ngoài miệng nói là phớt lờ, Trung Quốc trên thực tế đã huy động bộ máy tuyên truyền của mình để biến vụ kiện mang tính pháp lý này trở thành một "cuộc chiến bảo vệ chủ quyền chính trị và lãnh thổ chống lại Mỹ".

Trung Quốc đã tổ chức hàng loạt hội nghị với các phóng viên và nhà ngoại giao để "bày tỏ lập trường" bằng các bài xã luận và báo cáo nghiên cứu trên khắp thế giới. "Lý lẽ của Manila không thể nào đứng vững được", bài viết trên tờ China Daily phiên bản ở New Zealand nhấn mạnh.

Các nhà ngoại giao châu Á và phương Tây cho biết những đồng nghiệp Trung Quốc của họ liên tục đưa ra vấn đề này ở mọi cấp độ. "Luận điệu đó được họ nêu ra liên tục. Chúng tôi chưa từng thấy điều gì tương tự như vậy những năm trước", một đại diện ngoại giao phương Tây ở châu Á cho hay.

Truyền thông Trung Quốc nói rằng 60 nước trên thế giới đã ủng hộ lập trường "giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng đàm phán song phương, không qua tòa quốc tế" của họ, tuy nhiên tới nay chỉ có vài nước công khai tuyên bố ủng hộ quan điểm này.

Trong khi đó, các quan chức Mỹ cũng đang hối thúc các nước Đông Nam Á đoàn kết trong một mặt trận thống nhất để bảo vệ tự do hàng hải, thượng tôn pháp luật trên Biển Đông. Anh, Australia và Nhật Bản cùng nhiều nước khác cũng đã lên tiếng ủng hộ lập trường của Mỹ tại khu vực này.

Các nguồn tin thân cận với đội ngũ luật sư của Philippines cho biết họ rất tự tin vào một phán quyết của PCA có lợi cho Manila và sẽ tạo ra sức ép lớn đối với những động thái trong tương lai của Bắc Kinh.

Trong các phiên tranh luận tại tòa, để thuyết phục các thẩm phán PCA, đội ngũ luật sư của Philippines đã trưng ra hình ảnh so sánh cho thấy đường băng sân bay Schiphol tại thủ đô Amsterdam của Hà Lan nằm lọt thỏm trong đường băng Trung Quốc xây dựng phi pháp trên đảo nhân tạo ở Trường Sa.

"Chúng tôi biết rằng các thẩm phán đều đã đến sân bay Schiphol. Chúng tôi nghĩ rằng họ đã nhận ra vấn đề", nguồn tin nói.(VNEX)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục