tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh tối 19-04-2016

  • Cập nhật : 19/04/2016

Bắc Kinh táo tợn tính lập eo biển mới ở Biển Đông?

Biển Đông thoạt nhìn không phải là "nút cổ chai" về mặt địa lý. Tuy nhiên, Trung Quốc lại mưu tính có thể làm điều này bằng cách tạo ra một eo biển chiến lược.
Vừa qua Bắc Kinh đã liên tục điều người, thiết bị quân sự ra các vùng đảo, rặng san hô mà họ đã chiếm giữ trái phép trên vùng biển này.

Trong vòng ba tháng tới, Tòa trọng tài quốc tế tại The Hague sẽ ra phán quyết về yêu sách chủ quyền tham lam của TQ tại Biển Đông - mà bên nguyên đơn là Philippines.

Phán quyết của tòa sẽ vô cùng quan trọng vì nhiều lý do. Nhưng theo các chuyên gia cảnh báo, lý do cực kỳ quan trọng mà các nước trong khu vực cần theo sát là chiến dịch chiếm đảo, bãi ngầm đã được lên kế hoạch nhằm giúp Bắc Kinh giữ "thế võ khóa đầu" tại Biển Đông - một trong những vùng biển có địa chính trị trọng yếu nhất toàn cầu.

bac kinh tao ton tinh lap eo bien moi o bien dong?

Bắc Kinh táo tợn tính lập eo biển mới ở Biển Đông?

Ngoài việc xem xét các tuyên bố chủ quyền về mặt địa lý, phiên tòa tại Hague cũng cân nhắc về việc Bắc Kinh có hay không đã phóng đại, tạo dựng chứng cớ giả về lãnh thổ tại các khu vực tranh chấp. Bên cạnh đó, tính hợp pháp của những hành động mà Trung Quốc (TQ) đang lén lút tiến hành ở gần Philippines cũng sẽ được xào xới. Nhưng ngay từ đầu Bắc Kinh đã từ chối tham gia phiên tòa này.

Giới quan sát luôn theo sát tình hình Biển Đông nhận định, TQ có thể phải gánh chịu tổn thất. Nhưng Bắc Kinh công khai cho thấy, họ dám táo tợn thách thức hệ thống luật pháp quốc tế.

"TQ họ rắp tâm chấp nhận tổn thất ngắn hạn để đạt cho được tham vọng về lợi ích chiến lược lâu dài", Mira Rapp-Hooper, nhà nghiên cứu cấp cao của Chương trình an ninh châu Á- Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh Mỹ nhận định.

Thực ra thì lý do thực sự cho việc Bắc Kinh dám mạo hiểm đánh đổi danh tiếng khi chiếm giữ các đảo đá trái phép ở Biển Đông vẫn còn nhiều tranh cãi. Hầu hết nhất trí rằng, TQ cố kết ép thiên hạ tin rằng họ có quyền lịch sử với khu vực này là có đến nguồn tài nguyên. Tuy nhiên chưa có một ai đưa ra thông tin chính xác về nguồn tài nguyên này tại khu vực Biển Đông, đó là chưa tính đến việc giá dầu giảm liên tục.

Một số khác thì quả quyết, Trung Quốc thèm khát Biển Đông là vì giá trị địa chiến lược độc nhất vô nhị của vùng biển trọng yếu này.

cac dong thai cua tq tai bien dong deu mang y nghia chien luoc, nham phuc vu cho y do bien bien dong thanh mot eo bien trung quoc hon la vung bien mo cho hang hai toan cau.

Các động thái của TQ tại Biển Đông đều mang ý nghĩa chiến lược, nhằm phục vụ cho ý đồ biến Biển Đông thành một eo biển Trung Quốc hơn là vùng biển mở cho hàng hải toàn cầu.

“Các công trình như xây đảo nhân tạo ở phía nam Biển Đông, làm đường băng phục vụ máy bay quân sự, hệ thống cầu cảng, tổ hợp radar, chuỗi kho chứa vũ khí quân sự... đều nhằm phục vụ mục tiêu thao túng Biển Đông, kiểm soát vùng theo ý muốn của TQ", giáo sư Peter Dutton, Giám đốc Viện nghiên cứu hàng hải TQ thuộc Đại học Hải quân Mỹ đã nói thẳng như vậy trong một bài phát biểu tại London.

Quả quyết rằng, các động thái của TQ tại Biển Đông đều mang ý nghĩa chiến lược, nhằm phục vụ cho ý đồ biến Biển Đông thành một eo biển TQ hơn là vùng biển mở cho hàng hải toàn cầu, ông cảnh báo: “Biển Đông, thoạt nhìn không giống như nút cổ chai về mặt địa lý. Nhưng TQ có thể tạo ra một eo biển chiến lược bằng cách triển khai các tài sản quân sự ra các vùng họ kiểm soát trái phép là Hoàng Sa ở phía bắc và Trường Sa ở phía nam.”

Ông mô tả "eo biển chiến lược" mà TQ lập ra sẽ giống như Eo biển Hormuz - eo biển tối quan trọng với thương mại toàn cầu. Khoảng 90% nhập khẩu năng lượng Đông Á đi qua Biển Đông.

Tuy nhiên, Rapp-Hooper đến từ Trung tâm An ninh Mỹ thì cho rằng, tình hình ở Biển Đông chưa tới mức "thành eo biển chiến lược, nhưng bà không phủ nhận các tiền đồn mà TQ xây dựng tại vùng biển này có thể "thực sự gây phức tạp cho các hoạt động của Mỹ ở đây.

Ai cũng hiểu, tự do tiếp cận để giao dịch thương mại là lợi ích sống còn với Mỹ. Vì thế, “chuyện ở Biển Đông, cần được xem xét kỹ lưỡng từ góc độ một quốc gia đang tìm cách trỗi dậy bằng việc "khóa đầu" các nước khác. Đây là điều rất vô lý!”, giáo sư Dutton kết luận.(VietNamnet)


Afghanistan: Đánh bom tại trung tâm thủ đô Kabul, hàng chục người thương vong

Sáng 19/4, ít nhất 40 người đã bị chết và bị thương trong một vụ đánh bom và đấu súng tại trung tâm thủ đô Kabul. Vụ việc xảy ra chỉ một tuần sau khi Taliban tuyên bố bắt đầu chiến dịch tấn công mùa

Các nhân chứng cho biết vụ nổ xảy ra vào lúc 8h50 sáng (giờ địa phương) tại khu vực Pul-e-Mahmood Khan gần trụ sở cơ quan tình báo Afghanistan. Người phát ngôn Bộ Nội vụ Afghanistan Sediq Sediqqi xác nhận vụ nổ đầu tiên do một kẻ đánh bom xe liều chết tiến hành và có khả năng vẫn còn một hoặc hai kẻ tham gia vụ đánh bom đang kháng cự. Toàn bộ khu vực hiện trường đã được lực lượng an ninh phong tỏa.
Taliban đã nhận là thủ phạm gây ra vụ việc trên. Người phát ngôn của Taliban, Zabihullah Mujahid tuyên bố các tay súng đã xông vào văn phòng của cơ quan tình báo Afghanistan. Tuy nhiên, thông tin này vẫn chưa được chính quyền Kabul xác nhận.

Văn phòng Tổng thống Afghanistan đã lên án mạnh mẽ vụ tấn công, đồng thời nhấn mạnh "vụ khủng bố tại trung tâm thủ đô Kabul này là minh chứng rõ ràng về sự thất bại của kẻ thù trong cuộc chiến trực diện với lực lượng an ninh Afghanistan".

Bất ổn gia tăng tại Afghanistan kể từ cuối năm 2014, khi lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế do Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đứng đầu kết thúc sứ mệnh chiến đấu tại nước này và chỉ duy trì một lực lượng gồm khoảng 13.000 binh sĩ để hỗ trợ huấn luyện lực lượng an ninh Afghanistan.

Nhóm Taliban đặt điều kiện tiên quyết để nối lại hòa đàm trực tiếp với Chính phủ Afghanistan là toàn bộ lực lượng nước ngoài phải rút khỏi nước này. Các cuộc hòa đàm giữa Taliban và chính quyền Kabul được khởi động vào mùa Hè năm ngoái, song đã bị dừng đột ngột sau khi có tin thủ lĩnh Taliban Mullah Omar đã chết. Kể từ tháng 1 vừa qua, nhóm 4 bên gồm các nhà ngoại giao đại diện cho Afghanistan, Mỹ, Trung Quốc và Pakistan đã xúc tiến các cuộc họp bàn nhằm đưa Taliban trở lại bàn đàm phán, song các nỗ lực này đến nay chưa đạt kết quả.

Lực lượng an ninh Afghanistan đang tăng cường các chiến dịch chống Taliban kể từ ngày 12/4 sau khi nhóm phiến quân này tuyên bố bắt đầu chiến dịch mùa Xuân hàng năm, theo đó sẽ đẩy mạnh các cuộc tấn công, đánh bom trên khắp nước này.


36 người chết, 316 người bị thương trong lễ hội té nước tại Myanmar

Mới chỉ diễn ra có 4 ngày song lễ hội té nước Thingyan truyền thống của người Myanmar đã phải chứng kiến 36 người chết và 316 người bị thương.

le hoi thingyan tai myanmar (anh: tan hoa xa)

Lễ hội Thingyan tại Myanmar (ảnh: Tân Hoa Xã)

Theo số liệu từ cảnh sát Myanmar, chỉ trong 4 ngày diễn ra lễ hội té nước Thingyan, đã có 189 sự cố xảy ra, bao gồm 1 vụ giết người, 1 vụ hiếp dâm, 2 vụ trộm cắp, 58 vụ móc túi hoặc trộm cắp nhỏ, 34 vụ tai nạn giao thông, 37 vụ tấn công và 6 trường hợp sở hữu vũ khí bất hợp pháp.

Các sự cố khiến tổng cộng 36 người chết và 316 người bị thương. Cũng tại lễ hội này diễn ra vào năm ngoái, đã có 9 người chết và 261 người khác bị thương trong 43 vụ tai nạn giao thông.

Đại tá Banyar Oo cho biết: “Năm nay chúng tôi tăng cường các nhân viên giám sát tại Yangon. Lực lượng an ninh, bao gồm cảnh sát, cứu hỏa và Hội chữ thập đỏ khu vực, cũng đã phối hợp thực hiện công tác kiểm tra trong khu vực.”

Nhằm tăng cường an toàn trong dịp lễ hội, cánh sát đã thu giữ gậy, dao và kiếm của những người tham gia. Bên cạnh đó, người dân cũng không được mang chai, lọ vào khu vực tổ chức lễ hội.

Tại nhiều quốc gia Đông Nam Á, lễ hội té nước được tổ chức với nhiều tên gọi khác nhau, thể hiện khát vọng hướng tới một cuộc sống sung túc, bình an, một tương lai tươi sáng. Năm nay, lễ hội té nước Thingyan tại Myanmar diễn ra từ ngày 11/4 đến hết ngày 16/4. Người Myanmar quan niệm rằng, việc té nước vào người sẽ gột bỏ những u ám của năm trước, để bắt đầu một năm mới với diện mạo sạch sẽ tinh khiết.


Trung Quốc đưa gia đình các quan chức vào tầm ngắm

Trung Quốc sẽ mở rộng kế hoạch bài trừ tham nhũng thí điểm của nước này tới 4 khu vực nữa ngoài trung tâm kinh tế Thượng Hải. Động thái này của Bắc Kinh được cho là nhằm kiểm soát các hoạt động kinh tế của gia đình các quan chức cấp cao trong chính phủ.

Trung Quốc mở rộng chiến dịch chống tham nhũng (Ảnh: Post-Gazette)
Trung Quốc mở rộng chiến dịch chống tham nhũng (Ảnh: Post-Gazette)

Sau Thượng Hải, chính phủ Trung Quốc quyết định nhân rộng chiến dịch chống tham nhũng sang 4 thành phố khác, từ thủ đô Bắc Kinh tới thành phố Trùng Khánh ở phía tây nam, khu vực Tân Cương ở phía tây và tỉnh Quảng Đông ở phía nam, truyền thông Trung Quốc đưa tin sau cuộc họp của Chủ tịch Tập Cận Bình hôm thứ 2 (18/4).

Theo thông tin do hãng tin Xinhua cung cấp, chính phủ sẽ làm việc để “quy định chặt chẽ các hoạt động kinh doanh, đưa ra những quy tắc và thủ tục chi tiết để những người có liên quan thực thi”.

Hồi tháng 5, Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm người nhà (vợ chồng và con cái) của các quan chức cấp cao ở Thượng Hải không được đăng ký kinh doanh tư nhân hoặc làm đối tác kinh doanh, đầu tư vào các doanh nghiệp chưa niêm yết, hoặc đăng ký kinh doanh ở nước ngoài rồi quay trở lại đầu tư vào Trung Quốc.

Vợ (hoặc chồng) của các quan chức cấp cao cũng bị cấm nắm giữ các chức vụ cao ở các công ty tư nhân hoặc được chỉ định vào những vị trí cấp cao ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Truyền thông Trung Quốc và nước ngoài lâu nay vẫn đưa tin về người thân trong gia đình các quan chức, những người thường sử dụng các mối quan hệ cá nhân để trục lợi, khiến công chúng “dậy sóng”.

Các quan chức cũng thường xuyên phải đối mặt với những lời chỉ trích về hành vi trục lợi của các thành viên trong gia đình. Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính phủ cũng đã khai trừ những người được gọi là “quan chức trần trụi”, nghĩa là những quan chức đã đưa vợ chồng con cái ra nước ngoài, tẩu tán theo toàn bộ tài sản và không còn giữ gì trong tay.

Trung Quốc hiện đang triển khai rầm rộ chiến dịch chống tham nhũng trên quy mô lớn do Chủ tịch Tập Cận Bình đứng đầu. Đã có những chỉ trích cho rằng chiến dịch này giống một trò chơi quyền lực nội bộ hơn là bài trừ tham nhũng, tuy nhiên chính phủ Trung Quốc luôn phủ nhận những thông tin này.

Vụ “Hồ sơ Panama” rò rỉ gần đây đã tiết lộ danh tính các công ty ở nước ngoài có liên quan đến người nhà Chủ tịch Tập Cận Bình cũng như những cựu lãnh đạo và những quan chức đương nhiệm. Tuy nhiên chính phủ Trung Quốc tuyên bố những tài liệu này là “vô căn cứ” và bác bỏ mọi cáo buộc có liên quan.


Mỹ phản đối Trung Quốc đáp máy bay quân sự xuống đá Chữ Thập

Lầu Năm Góc ngày 18-4 đã lên tiếng phản đối việc TQ ngang nhiên đáp máy bay quân sự đáp xuống đường băng mới do nước này xây dựng trái phép tại đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).

hinh anh duong bang tren da chu thap trong giai doan dang duoc xay dung - anh: reuters

Hình ảnh đường băng trên đá Chữ Thập trong giai đoạn đang được xây dựng - Ảnh: Reuters

"Chúng tôi biết một máy bay quân sự của Trung Quốc đã hạ cánh tại đá Chữ Thập hôm 17-4 mà phía Bắc Kinh gọi là hoạt động cứu trợ nhân đạo nhằm sơ tán 3 công nhân bị bệnh tại đây" – Người phát ngôn Lầu Năm Góc Jeff Davis nói với CNN trong một tuyên bố.

Ông nhấn mạnh: "Chưa rõ tại sao Trung Quốc lại sử dụng máy bay quân sự trong một hoạt động dân sự như vậy".

Đây là lần đầu tiên Bắc Kinh thừa nhận việc công khai đáp máy bay quân sự xuống đường băng trái phép nói trên. Sự việc cũng làm dấy lên những ngờ vực về khả năng Trung Quốc sẽ điều động các máy bay chiến đấu của nước này ra khu vực này.

"Chúng tôi hối thúc Trung Quốc xác nhận lại rằng họ không có kế hoạch triển khai hay luân phiên máy bay quân sự tại các tiền đồn ở khu vực trên ở quần đảo Trường Sa, giữ lời đảm bảo trước đó của họ" – ông Davis khẳng định.

Theo CNN, hiện Washington vẫn tiếp tục các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải gần các đảo do Trung Quốc xây dựng trái phép nhằm thách thức các tuyên bố chủ quyền phi lý của nước này. Trong chuyến thăm Philippines hồi tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter đã lên tàu sân bay USS John C. Stennis trong khi con tàu này đang tiến hành một trong các cuộc tuần tra đó ở biển Đông.

"Ở biển Đông, các hành động của Trung Quốc đặc biệt gây quan ngại và làm dấy lên căng thẳng khu vực" – ông chủ Lầu Năm Góc nói với các thủy thủ trên tàu USS John C. Stennis – "Đáp lại, các quốc gia khắp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, cả những đồng minh lâu đời và những đối tác mới của Mỹ đang xích lại gần hơn với Mỹ, để giữ gìn những luật lệ và nguyên tắc thúc đẩy thịnh vượng của khu vực. Và chúng tôi đang đáp lời sự kêu gọi đó".


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục