tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 19-04-2016

  • Cập nhật : 19/04/2016

Mỹ viện trợ khí tài hiện đại giúp Philippines giám sát Biển Đông

Khí cầu gắn radar và các cảm biến trên tàu giúp Philippines thu thập thông tin tình báo và phát hiện mọi di biến động trên Biển Đông.
linh my tham gia dien tap balikatan 2016 o philippines. anh: philstar

Lính Mỹ tham gia diễn tập Balikatan 2016 ở Philippines. Ảnh: PhilStar

Ngày 18/4, Reuters dẫn lời một nhà ngoại giao Mỹ cho hay Mỹ sẽ chuyển giao một loạt trang bị, khí tài mới để giúp Philippines giám sát mọi hoạt động và bảo vệ lợi ích của mình trên Biển Đông trong bối cảnh căng thẳng ở khu vực này đang gia tăng.

Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg cho hay Washington sẽ cung cấp cho Manila số cảm biến, radar và các trang thiết bị liên lạc trị giá 42 triệu USD.

"Chúng tôi sẽ giúp họ có khả năng gắn các cảm biến lên tàu và vận hành một khinh khí cầu trên không trung để giám sát mọi hoạt động trên Biển Đông", ông Goldberg nói trong một cuộc phỏng vấn với CNN. Khinh khí cầu này được gắn thiết bị radar hiện đại, có thể thu thập thông tin và phát hiện mọi di biến động trên Biển Đông, một quan chức quân đội Philippines cho hay.Hồi tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cũng đã tới thăm Philippines để tái khẳng định cam kết "sắt đá" của Washington trong việc bảo vệ đồng minh Manila theo hiệp ước an ninh 1951.

mot khinh khi cau gan radar trinh sat cua quan doi my. anh: usaf

Một khinh khí cầu gắn radar trinh sát của quân đội Mỹ. Ảnh: USAF

Chuyến đi này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường hiện diện quân sự tại 7 đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hôm nay, Trung Quốc cũng đã cho một máy bay vận tải quân sự hạ cánh xuống đường băng trên đảo nhân tạo được bồi đắp trên bãi đá Chữ Thập của Việt Nam.

Ông Goldberg cho hay Mỹ và Philippines đã nhất trí thiết lập một hệ thống "bảo mật và mã hóa thông tin liên lạc" như một phần của sáng kiến an ninh trị giá 425 triệu USD được thực hiện trong 5 năm của Mỹ ở Đông Nam Á.

Trong năm nay, Philippines sẽ nhận khoảng 120 triệu USD tiền viện trợ quân sự của Mỹ, số tiền lớn nhất kể từ năm 2000, khi quân đội Mỹ quay trở lại Phillipines để huấn luyện và diễn tập sau 8 năm vắng bóng.

Năm 2013, hai nước cũng ký một thỏa thuận mới cho phép Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự luân phiên tại các căn cứ quân sự ở Philippines.


Trung Quốc 'khuyên' New Zealand thận trọng vấn đề biển Đông

Trung Quốc kêu gọi Thủ tướng New Zealand John Key hành động “thận trọng” trong chuyến thăm Trung Quốc của ông bắt đầu từ ngày 17-4.

Trong một bài xã luận được Tân Hoa xã đăng ngày 17-4, Trung Quốc nói rằng chuyến đi của ông Key nên tập trung “nhiều hơn vào quan hệ kinh tế và ít hơn đối với vấn đề biển Đông”.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của các nước châu Đại Dương, Tân Hoa xã hoan nghênh quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc với New Zealand - quốc gia phát triển đầu tiên ký thỏa thuận tự do thương mại với Bắc Kinh - nhưng nhấn mạnh rằng quan hệ hai nước gần đây “không hoàn toàn màu hồng”.

“Ông Key nên nhớ rằng New Zealand hoàn toàn là một nước nằm ngoài tranh chấp biển Đông và không phải là một bên liên quan” - bài xã luận của Tân Hoa xã nhấn mạnh.

“Bất kỳ nỗ lực để phá vỡ cam kết không đứng về phía nào trong vấn đề này có nguy cơ làm phức tạp mối quan hệ thương mại đang tiến triển giữa hai nước”. Tân Hoa xã cảnh báo rằng “Wellington nên thận trọng hơn trong lời nói và hành động của mình”.

thu tuong new zealand john key. anh: getty images

Thủ tướng New Zealand John Key. Ảnh: GETTY IMAGES

Bài xã luận của Tân Hoa xã cũng chỉ trích hành động của New Zealand khi tham gia vào cuộc tập trận chung ở biển Đông được khởi động cùng ngày diễn ra chuyến thăm của ông Key.

Được biết New Zealand, Úc, Malaysia, Singapore và Anh sẽ tham gia vào các cuộc tập trận được tổ chức ở biển Đông, Malaysia, Brunei và Singapore từ ngày 17 đến 29-4.

Chuyến thăm của ông Key diễn ra chỉ hai ngày sau chuyến đi của Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đến Trung Quốc.

Trước chuyến thăm, ông Turnbull cũng nhận được một cảnh báo tương tự từ phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, trong đó có đoạn: “Canberra phải lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và đứng về phía Mỹ trong vấn đề biển Đông”.

Trong khi đó, không chỉ New Zealand mà rất nhiều các nước khu vực châu Á đang rất lo ngại việc bành trướng của Bắc Kinh tại biển Đông. Hành động quân sự hóa các khu vực đảo nhân tạo trái phép do Trung Quốc xây dựng ở biển Đông khiến các nước lo ngại về khả năng Trung Quốc độc chiếm vùng biển thuộc diện quan trọng bậc nhất của thế giới.

Mặc dù lần lượt chỉ trích và ám chỉ các nước trong khu vực như New Zealand tham gia tập trận tại biển Đông, bản thân Trung Quốc cũng đang tiến hành tập trận tại khu vực biển Đông, thậm chí tiến hành chuyển máy bay, tàu chiến và các phương tiện quân sự ra các khu vực do nước này kiểm soát trái phép.


250.000 người Nhật tạm bỏ nhà cửa vì lo sợ động đất

 Gần 250.000 người Nhật đã phải tạm rời bỏ nhà cửa vì lo sợ các cơn địa chấn tiếp theo sẽ xảy ra.

cac tran dong dat gay lo dat o cac khu vuc lang mac vung nui - anh: reuters

Các trận động đất gây lở đất ở các khu vực làng mạc vùng núi - Ảnh: Reuters

Theo BBC, ông Naoki Kokawa, cố vấn của Hội chữ thập đỏ Nhật Bản cho biết đang có thêm các đoàn cứu trợ y tế được điều động đến các trung tâm sơ tán người dân tạm thời sau thiên tai.

Hai vụ động đất mạnh xảy ra tại đảo Kyushu miền tây nam nước Nhật tuần qua làm ít nhất 42 người thiệt mạng. Cơ quan khí tượng nước này cũng cảnh báo người dân trong những ngày tới có thể còn có thêm các đợt rung chấn khác.

Hơn 1.000 người bị thương trong hai trận động đất. Nhiều khu nhà, tòa nhà cao tầng, đường sá, cầu cống bị thiệt hại nặng nề.

Khoảng 30.000 nhân viên cứu hộ đang tìm kiếm những người sống sót. Cảnh sát cho biết vẫn còn 11 người đang mất tích.

nhung nguoi dan dia phuong dang xep hang nhan tro cap luong thuc tai mot trung tam o mashiki, tinh kumamoto ngay 16-4 - anh: ap

Những người dân địa phương đang xếp hàng nhận trợ cấp lương thực tại một trung tâm ở Mashiki, tỉnh Kumamoto ngày 16-4 - Ảnh: AP

Một số người dân phàn nàn về việc thiếu lương thực chu cấp. Họ nói chỉ được ăn hai nắm cơm trong bữa tối. Những người khác phàn nàn thiếu nước sinh hoạt.

Bà Megumi Kudo trong lúc xếp hàng chờ lấy nước ở một trung tâm sơ tán dân tạm thời tại thành phố Aso nói: “Không điện và nước, chúng tôi không làm được gì. Không có TV, chúng tôi thậm chí cũng không biết thông tin về các hoạt động cứu hộ thảm họa”.

Trước những chỉ trích của đảng đối lập về công tác cứu hộ tại quốc hội, thủ tướng Shinzo Abe khẳng định chính phủ của ông đang nỗ lực hết sức.

Ông nói: “Chúng tôi đang rất cố gắng để cải thiện điều kiện sinh hoạt của những người dân phải tạm thời lánh nạn. Hôm nay, ngày mai và ngày kia, chúng tôi sẽ cố gắng cứu trợ đầy đủ nhất”.

mot so nguoi dan phan nan ve viec thieu luong thuc va nuoc sinh hoat - anh: getty images

Một số người dân phàn nàn về việc thiếu lương thực và nước sinh hoạt - Ảnh: Getty Images

Tờ Japan Times đưa tin phát hiện một phụ nữ 61 tuổi đã chết ở gần ngôi nhà bị sập của bà tại tỉnh Kumamoto ngày 17-4.

Quân đội Mỹ cho biết đang chuẩn bị để hỗ trợ Nhật Bản công tác cứu hộ hàng không. Mỹ có nhiều căn cứ quân sự với khoảng 50.000 binh sĩ đang đóng tại Nhật Bản.

Các trận động đất vừa qua tại Nhật là những trận lớn nhất kể từ năm 2011 khi trận động đất 9.0 độ Richter đã gây sóng thần làm hơn 19.000 người chết và mất tích.


IS dọa tấn công ba nước Đông Nam Á

Tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng IS cảnh báo Malaysia, Philippines và Indonesia nằm trong số những mục tiêu tấn công tiếp theo.
canh sat tai hien truong mot dia diem bi is tan cong o thu do jakarta, indonesia hoi thang 1. anh: ap

Cảnh sát tại hiện trường một địa điểm bị IS tấn công ở thủ đô Jakarta, Indonesia hồi tháng 1. Ảnh: AP

Tạp chí tuyên truyền Dabiq số mới nhất của IS công bố bản danh sách các nước Tawaghit (các nước thờ thần thánh khác ngoài Thánh Allah) bao gồm: Afghanistan, Iraq, Algeria, Philippines, Indonesia, Malaysia, Somalia, Yemen, Tunisia, Libya, Pakistan, Bangladesh, Ai Cập sẽ là các mục tiêu tấn công tiếp theo của chúng, New Straits Times hôm nay đưa tin.

Ông Ayob Khan Mydin Pitchay, người đứng đầu bộ phận đặc biệt chống khủng bố thuộc cơ quan cảnh sát liên bang Malaysia (SB-CTD), cho biết thông tin trên có thể sẽ làm tăng các mối đe dọa khủng bố vào Malaysia nói riêng và Đông Nam Á nói chung.

Theo ông Pitchay, IS coi tất cả các nước Hồi giáo thực hiện cơ chế dân chủ và tiến hành tổng tuyển cử theo Hiến pháp là các quốc gia phản đạo và theo luật Sharia máu của người dân những quốc gia này sẽ phải đổ xuống.

“Tạp chí Dabiq cho rằng sở dĩ mới đây IS tấn công tổ chức Anh em Hồi giáo có trụ sở tại Ai Cập là vì bất cứ đảng phái chính trị, tổ chức và phong trào Hồi giáo nào liên quan đến các hoạt động chính trị và các cuộc bầu cử đều bị chúng coi là phản đạo”, ông Pitchay khẳng định.

Người đứng đầu cơ quan chống khủng bố Malaysia cho biết thêm các nghi phạm liên quan đến IS bị bắt tại Malaysia trong các cuộc truy quét khủng bố cũng đã khai báo những điều tương tự.

Theo đó, một lý do nữa mà Malaysia bị liệt vào danh sách mục tiêu là nước này được cho là đã thực hành các nghi thức (bid'ah) dị giáo, bao gồm việc viếng mộ mà IS cho rằng đó là hành động sùng bái Thần Chết.

Việc lần thứ hai Malaysia có trong bản danh sách của Dabiq, lần thứ nhất ở số 13, tháng một, có thể càng kích động những phần tử ủng hộ IS ở Malaysia.


Trung Quốc truy tố cựu phó tỉnh trưởng tỉnh Quảng Đông

Trung Quốc cho biết sẽ truy tố một cựu phó tỉnh trưởng tỉnh Quảng Đông về tham nhũng sau khi một cuộc điều tra cho thấy ông nhận hối lộ và lạm dụng chức quyền.

Theo CNA, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCDI) cho biết cựu phó tỉnh trưởng tỉnh Quảng Đông Lưu Chí Canh (Liu Zhigeng) đã bị điều tra hồi tháng 2 năm nay.

Vị quan chức còn bị cáo buộc tham gia “các hoạt động mê tín dị đoan”, điều cấm kỵ đối với các đảng viên Trung Quốc.

cuu pho tinh truong tinh quang dong luu chi canh. anh: gdemo.gov.cn

Cựu phó tỉnh trưởng tỉnh Quảng Đông Lưu Chí Canh. Ảnh: GDEMO.GOV.CN

CCDI cho biết ông Liu đã bị khai trừ đảng và trường hợp của ông đã được bàn giao cho cơ quan pháp lý. Điều này đồng nghĩa với việc ông sẽ bị truy tố.

Hiện giới truyền thông không thể liên lạc với ông Liu và không rõ liệu ông đã thuê luật sư hay chưa.

Kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”, nhiều quan chức cấp cao của nước này đã bị “sa lưới”, cả trong các ngành công nghiệp và chính phủ. Một trong số đó có cựu bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục