tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 16-07-2016

  • Cập nhật : 16/07/2016

Philippines, Nhật kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết của PCA

Tại Hội nghị cấp cao Á-Âu ASEM, Philippines và Nhật Bản đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết của PCA.

ngoai truong philippines perfecto yasay phat bieu trong cuoc hop bao o manila ngay 12/7. anh: epa/ttxvn

Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay phát biểu trong cuộc họp báo ở Manila ngày 12/7. Ảnh: EPA/TTXVN

Ngày 15/7, phát biểu tại Hội nghị cấp cao Á-Âu (ASEM) diễn ở thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay khẳng định nước này tôn trọng phán quyết được Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) có trụ sở ở La Haye (Hà Lan) đưa ra hôm 12/7 về vấn đề Biển Đông, đồng thời kêu gọi tất cả các bên kiềm chế.

Ngoại trưởng Perfecto Yasay cho biết Philippines nỗ lực vì giải pháp hòa bình và sẽ tiếp tục can dự cùng các bên liên quan nhằm làm giảm bớt căng thẳng trong khu vực. Ông Yasay tuyên bố: "Philippines sẽ tiếp tục tham gia với các bên liên quan để tìm ra các cách thức giảm căng thẳng khu vực và để xây dựng sự tin cậy và tin tưởng lớn hơn nữa. Theo đó, Philippines sẽ tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ cùng có lợi với tất cả các nước”.

Cùng này, luật sư đứng đầu của Chính phủ Philippines Jose Calida cho biết Manila sẽ không nhượng bộ Bắc Kinh trong bối cảnh Philippines theo đuổi việc thực hiện phán quyết của tòa trọng tài quốc tế bác bỏ những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lớn Biển Đông.

Ông Jose Calida nhấn mạnh: “Chúng tôi đánh giá cao phán quyết của PCA và Philippines sẽ không nhượng bộ bất kỳ phán quyết nào của tòa dành cho chúng tôi”.

Cũng liên quan tới phán quyết của PCA về vấn đề Biển Đông, trong cuộc gặp bên lề Hội nghị cấp cao ASEM tại Mông Cổ giữa Thủ trướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Thủ tướng Nhật Bản đã kêu gọi các bên tuân thủ luật pháp quốc tế.

Trước đó, trong bài phát biểu tại Hội nghị cấp cao ASEM, Thủ tướng Abe cũng cho rằng Hội nghị ASEM lần này phải nêu ra vấn đề Triều Tiên và Biển Đông bên cạnh các vấn đề khác. Nhà lãnh đạo Nhật Bản cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giải pháp hòa bình cho vấn đề Biển Đông theo nguyên tắc thượng tôn pháp luật.

Theo phán quyết của PCA được công bố ngày 12/7, yêu sách của Trung Quốc về "các quyền lịch sử" đối với các vùng biển nằm trong "đường 9 đoạn" là trái với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982. Trung Quốc không có "tư cách lịch sử" đối với các vùng biển ở Biển Đông và không có cơ sở pháp lý để đưa ra những tuyên bố về "các quyền lịch sử" đối với những nguồn tài nguyên trong "đường 9 đoạn". 

Theo PCA, không một đảo nào thuộc quần đảo Trường Sa cho Trung Quốc quyền có vùng đặc quyền kinh tế. Trung Quốc không có quyền hạn đối với vùng đặc quyền kinh tế trong phạm vi 200 hải lý của bãi Mischief (Vành Khăn) hay bãi Thomas (Cỏ Mây). PCA cũng khẳng định thực thể Itu Aba (Ba Bình) thuộc quần đảo Trường Sa là "bãi đá", nên không có vùng đặc quyền kinh tế. PCA cho rằng Bắc Kinh đã làm tổn hại lâu dài và không thể bù đắp được hệ sinh thái san hô ở quần đảo Trường Sa.

Phán quyết của PCA cũng nhấn mạnh Trung Quốc đã can thiệp vào các quyền đánh bắt truyền thống của Philippines tại bãi Scarborough (Hoàng Nham) trên Biển Đông. Theo PCA, những hành động của Trung Quốc đang làm trầm trọng thêm những tranh chấp với Philippines trong lúc đang các bên nỗ lực để giải quyết vấn đề.(TTXVN)


EU hối thúc giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông

Liên minh châu Âu (EU) ngày 15/7 đã ra tuyên bố hối thúc Trung Quốc và Philippines giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình.

ba federica mogherini. anh: afp/ttxvn

Bà Federica Mogherini. Ảnh: AFP/TTXVN

Tuyên bố này được đưa ra vài ngày sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Haye (Hà Lan) ra phán quyết về vụ kiện của Philippines với Trung Quốc liên quan tranh chấp ở Biển Đông, theo đó bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở vùng biển này.

Trong một tuyên bố, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU, bà Federica Mogherini khẳng định các nước thành viên trong khối “nhận thức rõ” phán quyết của PCA. EU nhấn mạnh các bên liên quan cần giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, “làm rõ các tuyên bố của mình và theo đuổi những tuyên bố đó theo cách tôn trọng và phù hợp với luật pháp quốc tế”. 

Bà Mogherini nhấn mạnh thêm: “EU kêu gọi các bên liên quan giải quyết các vấn đề tồn đọng hiện nay, cũng như trong tương lai thông qua đàm phán và các biện pháp hòa bình khác, đồng thời kiềm chế những hoạt động có thể làm gia tăng căng thẳng".
Trong một diễn biến liên quan cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết nước này hoan nghênh Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẵn sàng khởi động đàm phán với Bắc Kinh về tranh chấp ở Biển Đông.

Theo Tân Hoa xã, phát biểu tại cuộc họp báo thường ngày, ông Lục Khảng nói: "Cánh cửa giải quyết vấn đề thông qua đối thoại và thương lượng chưa bao giờ khép lại. Trung Quốc hy vọng hai nước sẽ trở lại sự đồng thuận để giải quyết vấn đề liên quan thông qua đối thoại và tham vấn, cũng như hợp tác để cải thiện mối quan hệ song phương".

Trước đó, ngày 14/7, tân Tổng thống Duterte cho biết sẽ cử cựu Tổng thống Fidel Ramos tới Trung Quốc để bắt đầu các cuộc đàm phán song phương.


Nga lên tiếng về biển Đông

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 14-7 thông báo nước này không có ý định tham gia và đứng về phía nào trong tranh chấp ở biển Đông.

“Quan điểm nhất quán và không thay đổi của Nga: chúng tôi vui mừng khi thấy các quốc gia liên quan trong vụ tranh chấp lãnh thổ trên biển tuân thủ nghiêm ngặt việc không sử dụng vũ lực và tiếp tục hướng tới giải pháp chính trị - ngoại giao trên cơ sở luật quốc tế, trước hết là Công ước LHQ về Luật biển 1982” – trích tuyên bố chính thức của Nga.

“Chúng tôi ủng hộ nỗ lực của các quốc gia ASEAN và Trung Quốc về việc lập ra quy tắc ứng xử ở biển Đông. Nga không tham gia vào vụ tranh chấp lãnh thổ này và cũng sẽ không bị kéo vào hay đứng về phía nào. Chúng tôi tin rằng các bên liên quan phải tổ chức tham vấn và đàm phán theo cách họ tự xác định” - bà Zarakhova thông báo.

pho chu nhiem van phong thong tin chinh phu trung quoc quanh ve dan (trai) gioi thieu sach trang trong cuoc hop bao o bac kinh hom 13-7. anh: tan hoa xa

Phó chủ nhiệm Văn phòng thông tin chính phủ Trung Quốc Quánh Vệ Dân (trái) giới thiệu sách trắng trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 13-7. Ảnh: Tân Hoa Xã

“Chúng tôi đánh giá cao vai trò của Công ước (Liên Hiệp Quốc về luật biển) trong việc đảm bảo quyền tối cao của pháp luật trong vấn đề biển đảo. Điều quan trọng là các quy định của điều ước quốc tế này phải được áp dụng nhất quán” – bà Zakharova nói thêm.

Trước đó, vào ngày 12-7, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague (Hà Lan) đã ra phán quyết bác bỏ đường 9 đoạn do Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên biển Đông , cho rằng tuyên bố chủ quyền của nước này không có cơ sở pháp lý. Trong khi đó chính phủ Trung Quốc liên tục khẳng định phiên tòa không có thẩm quyền xét xử vụ kiện.


Nga triển khai tên lửa S-400 tại Crimea

Nga sẽ triển khai các hệ thống phòng không S-400 tối tân nhất của nước này tại bán đảo Crimea trong tháng 8 tới, giữa lúc Moskva đang tăng cường sự hiện diện quân sự tại đây.

he thong ten lua phong khong s-400 cua nga. anh: afp/ttxvn

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

Trả lời hãng thông tấn RIA Novosti của Nga ngày 15/7, ông Yevgeny Oleinikov, Phó trung đoàn trưởng Trung đoàn tên lửa đất đối không 18 của Nga, nói: “Hệ thống S-400 được dự kiến triển khai vào tháng 8/2016 tại Feodosia, nơi chúng sẽ được bố trí vĩnh viễn”.

S-400 là hệ thống phòng không hiện đại nhất của Nga, có thể theo dõi khoảng 300 mục tiêu và bắn hạ cùng một lúc hơn 30 mục tiêu ở khoảng cách hàng trăm km. 

Nga đang vận hành hệ thống S-300 ở Crimea, bán đảo do Moskva sáp nhập từ năm 2014 và là nơi đặt căn cứ của Hạm đội Biển Đen.(TTXVN)


Hạm đội Biển Đen của Nga tập trận

Hơn 20 máy bay và máy bay lên thẳng của hải quân Nga thuộc Hạm đội Biển Đen ngày 15/7 đã tham gia tập trận tại bán đảo Crimea.

tau tuan duong thuoc ham doi bien den cua nga ban ten lua trong mot cuoc tap tran. anh: thx/ttxvn

Tàu tuần dương thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga bắn tên lửa trong một cuộc tập trận. Ảnh: THX/TTXVN

Người phát ngôn Hạm đội Biển Đen Vyacheslav Trukhachev cho biết trong cuộc tập trận, các máy bay chống tàu ngầm Be-12 và máy bay lên thẳng Ka-27PL đã tiến hành tìm kiếm và tiêu diệt tàu ngầm đối phương, thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ tàu chiến.

Trong cuộc tập trận, các máy bay Be-12, An-26 và máy bay lên thẳng Ka-27 tiến hành oanh tạc trong khi máy bay lên thẳng Mi-8 thực hiện phóng tên lửa vào các mục tiêu trên bờ.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục