tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 16-07-2016

  • Cập nhật : 16/07/2016

Trung Quốc đòi Nhật Bản không can thiệp vào Biển Đông

Đáp lại lời cảnh báo của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, ông Shinzo Abe khẳng định trật tự quốc tế dựa trên luật pháp phải được tôn trọng.

thu tuong trung quoc ly khac cuong. anh: sina.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ảnh: Sina.

Trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu đang diễn ra ở Mông Cổ, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm nay nói với người đồng cấp Nhật Bản Shinzo Abe rằng Tokyo không nên "thổi phồng mọi chuyện" và "can thiệp" vào các vấn đề ở Biển Đông, theo Xinhua.

Đáp lại, ông Abe nhấn mạnh rằng trật tự quốc tế dựa trên luật pháp phải được tôn trọng, StraitsTimes đưa tin. Khi vừa đặt chân tới Mông Cổ, ông Abe cho biết ông sẽ kêu gọi các bên liên quan tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng tài.

Trung Quốc tỏ ra tức giận sau khi Tòa Trọng tài hôm 12/7 ra phán quyết bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" do nước này tự vẽ ra trên Biển Đông. Tòa nêu rõ các yêu sách của Trung Quốc trong "đường lưỡi bò" không có cơ sở pháp lý theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS).

Trung Quốc cũng có vẻ tức tối sau khi Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida ra tuyên bố, nói rằng phán quyết của Tòa Trọng tài là "tối hậu và mang tính ràng buộc pháp lý" đối với các bên, đồng thời bày tỏ hy vọng phán quyết sẽ giúp giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông.  Trước đó,Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani tuyên bố sẽ giám sát chặt chẽ mọi động thái của Trung Quốc sau phán quyết của tòa.

Việt Nam hoan nghênh Tòa Trọng tài ra phán quyết về yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. 


Trung Quốc viện trợ Campuchia 600 triệu USD

Trang Asian Correspondent hôm 15-7 cho biết Trung Quốc đã cam kết viện trợ gần 600 triệu USD cho Campuchia, không lâu sau khi có phán quyết biển Đông.

Trong một tuyên bố hôm 15-7, Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho hay khoản viện trợ đã được gút lại sau khi ông gặp người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu (ASEM) tại Mông Cổ.

Theo đó, khoản tiền 600 triệu USD mà Bắc Kinh viện trợ cho Phnom Penh được dùng cho mục đích phát triển cơ sở hạ tầng giáo dục, y tế và bầu cử của đất nước. Đổi lại, Campuchia ủng hộ Trung Quốc tại các diễn đàn quốc tế.

thu tuong campuchia hun sen va vo, ba bun rany. anh: ap

Thủ tướng Campuchia Hun Sen và vợ, bà Bun Rany. Ảnh: AP

Trung Quốc là đối tác then chốt của Campuchia. Khoảng 1 thập kỷ trở lại đây, Trung Quốc đã viện trợ và đầu tư cho nước này hàng triệu USD, miễn thuế hàng trăm mặt hàng thương mại và xóa nợ cho vuơng quốc.

Trong khi đó, hồi tháng 5, Ngân hàng Thế giới (WB) thông báo nối lại chương trình viện trợ trực tiếp cho Campuchia. Chương trình này bị tạm ngưng từ cách đây 5 năm. Tổng số vốn tài trợ lần này của WB là 130 triệu USD, đầu tư vào 4 lĩnh vực đường sá, nước, nông nghiệp và y tế.

WB thời điểm đó cho biết họ cắt các khoản vay đối với Campuchia để phản đối việc cưỡng chế các chủ đất bên bờ hồ ở Phnom Penh để dành đất cho các dự án xây dựng khu phức hợp sang trọng. Tuy mâu thuẫn chưa được giải quyết nhưng WB vẫn nối lại viện trợ mà không giải thích lý do.


Thủ tướng Pháp tuyên chiến với khủng bố sau vụ thảm sát bằng xe tải

Thủ tướng Manuel Valls cho biết Pháp đối mặt một cuộc chiến với khủng bố sau vụ thảm sát bằng xe tải khiến ít nhất 84 người thiệt mạng tại Nice tối 14/7.

chiec xe tai chi dung lai sau khi bi canh sat no sung lien tiep ha guc tai xe. anh:reuters.

Chiếc xe tải chỉ dừng lại sau khi bị cảnh sát nổ súng liên tiếp hạ gục tài xế. Ảnh:Reuters.

Mirror hôm nay dẫn lời Thủ tướng Valls cho biết chủ nghĩa khủng bố là mối đe dọa nặng nề với nước Pháp và khiến nước này "đối mặt với một cuộc chiến". Ông Valls tuyên chiến với khủng bố bởi "một quốc gia tuyệt vời như Pháp" sẽ không cho phép đất nước rơi vào tình trạng bất ổn. 

Giới chức thành phố Nice cho biết 10 trẻ em đã thiệt mạng, trong khi ít nhất 54 người dưới 18 tuổi đã phải nhập viện sau vụ thảm sát bằng xe tải. Con số thương vong dự kiến sẽ còn tăng lên do một số nạn nhân trong tình trạng nguy kịch. Cảnh sát Pháp thu được giấy tờ của nghi phạm trong xe tải, đó là một người đàn ông Pháp gốc Tunisia, 31 tuổi.

Pháp đã tuyên bố để quốc tang ba ngày tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng. 80 người thiệt mạng và khoảng 100 người bị thương trong vụ tấn công trong ngày quốc khánh Pháp. Tài xế lao xe tải vào đám đông bị cảnh sát tiêu diệt. Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết đây là vụ "tấn công khủng bố", tuyên bố kéo dài tình trạng khẩn cấp thêm ba tháng.


Đô đốc Mỹ tới Trung Quốc sau phán quyết biển Đông

Tham mưu trưởng hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson, sẽ thăm Trung Quốc vào tuần tới, sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết không công nhân "đường lưỡi bò".

Đô đốc John Richardson sẽ gặp Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, trong chuyến thăm thủ đô Bắc Kinh và TP Thanh Đảo. Các cuộc hội đàm giữa hai đô đốc sẽ bao gồm các nội dung về biển Đông, cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) đang diễn ra và cơ hội hợp tác trong tương lai giữa 2 hải quân.

Chuyến thăm của ông Richardson kéo dài 3 ngày, bắt đầu từ ngày 17-7. Theo kế hoạch, ông Richardson đến trụ sở Lực lượng Hải quân Trung Quốc ở Bắc Kinh và trao đổi với các quan chức quân đội cấp cao. Ngoài ra, ông cũng thăm học viện tàu ngầm và tham quan tàu sân bay Liêu Ninh khi ở Thanh Đảo.

tham muu truong hai quan my, do doc john richardson anh: sputnik

Tham mưu trưởng hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson Ảnh: SPUTNIK

Chuyến thăm của Tham mưu trưởng hải quân Mỹ diễn ra sau khi PCA tuyên không có cơ sở pháp lý cho các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh phản bác phán quyết. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân còn đe doạ thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Đông.

Trước đó, trong ngày 14-7, hai máy bay Trung Quốc đã hạ cánh trên các đảo nhân tạo gần Philippines và ngăn cản một thuyền Philippines đến gần bãi cạn Scarborough. Hành động này của Trung Quốc là hành động thách thức mới nhất của nước này nhằm vào phán quyết của PCA.

Hành động bồi lấn đảo phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông đã gây căng thẳng trong khu vực. Nhiều người lo rằng Bắc Kinh sẽ sử dụng nó mở rộng hoạt động quân sự, hạn chế tự do hàng hải. Trong năm qua, Mỹ nhiều lần thực thi quyền tự do hàng hải trên biển Đông, trái lại Trung Quốc triển khai chiến đấu cơ và tàu theo sát, cáo buộc Mỹ khiêu khích.


Nga phủ nhận Putin và Kerry thảo luận hợp tác quân sự ở Syria

Điện Kremlin phủ nhận thông tin cho rằng Tổng thống Putin và Ngoại trưởng Mỹ Kerry thảo luận hợp tác quân sự ở Syria. 

tong thong nga putin tiep ngoai truong my john kerry trong cuoc gap o moscow. anh: sputnik.

Tổng thống Nga Putin tiếp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong cuộc gặp ở Moscow. Ảnh: Sputnik.

Theo Reuters, điện Kremlin hôm nay cho biết Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Tổng thống Nga Putin đã "không thảo luận trực tiếp" về hợp tác quân sự trong chiến dịch tiêu diệt phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria. Ông Kerry đã có cuộc hội đàm với ông Putin hôm qua tại Moscow.

Người phát ngôn điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho biết còn "rất nhiều câu hỏi" liên quan đến việc hợp tác quân sự Nga - Mỹ để tiêu diệt IS ở Syria. 

Trước đó, Washington Post đăng một tài liệu rò rỉ cho biết ông Kerry dự kiến kêu gọi Moscow chia sẻ thông tin tình báo để nhận diện các mục tiêu chỉ huy, trại huấn luyện, tuyến hậu cần và các trụ sở của Mặt trận Nusra, chi nhánh của tổ chức khủng bố al-Qaeda tại Syria. Những đợt không kích nhằm vào các mục tiêu này có thể do phi cơ Mỹ hoặc Nga thực hiện.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói ông không bình luận về những điều giới chức Nga nghe từ Ngoại trưởng Kerry nhưng Nga nhìn chung ủng hộ hợp tác với Mỹ về việc tiêu diệt khủng bố ở Syria.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục