Mỹ có thể "chơi bài ngửa" với Trung Quốc một khi thế đối đầu hai bên ở biển Đông dâng cao.

Philippines - Đất nước đào tạo hàng chục ngàn người dân xuất ngoại
Bộ trưởng Ai Cập mất chức vì đòi bỏ tù nhà tiên tri Muhammad
Bộ trưởng Tư pháp Ai Cập Ahmed al-Zind vừa bị cách chức sau khi dám khoe khoang mình sẽ bỏ tù Nhà tiên tri Muhammad nếu nhà tiên tri này phạm luật.
Thông báo của chính phủ nêu rõ: "Thủ tướng Sherif Ismail đã ban hành một sắc lệnh vào ngày 13-3 để cách chức ông Ahmed al-Zind" song không cho biết thêm chi tiết.
Hiện chưa rõ ai sẽ thay thế ông al-Zind, một nhân vật chỉ trích mạnh mẽ phong trào Anh em Hồi giáo.
Các thẩm phán Ai Cập tỏ ý phản đối quyết định cách chức ông al-Zind. Bình luận về sự việc trên, người đứng đầu của Câu lạc bộ Thẩm phán Ai Cập Abdallah Fath nói với hãng tin Reuters rằng ai cũng có lúc lỡ lời. "Các thẩm phán Ai Cập lấy làm tiếc khi một người từng đứng ra bảo vệ Ai Cập và người dân nước này, nền tư pháp và dân tộc... lại bị trừng phạt như thế" - ông Fath cho biết.
Người tiền nhiệm của ông Zind bị buộc từ chức hồi tháng 5-2015 sau khi phát ngôn rằng con trai của một người gom rác không đủ điều kiện làm thẩm phán.
Ngành tư pháp Ai Cập đang phải đối mặt với những chỉ trích từ các nhóm nhân quyền trong 2 năm qua sau khi các thẩm phán kết án tử hình hàng loạt nngười ủng hộ phong trào Anh em Hồi giáo, giam giữ các nhà hoạt động trẻ tuổi, kết án một số nhà văn và nhà báo.
Người Kurd sắp biến Thổ Nhĩ Kỳ thành biển máu?
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo về âm mưu tấn công khủng bố của người Kurd tại nhiều thành phố trên cả nước.
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm kiếm 20 chiếc ô tô có khả năng được người Kurd sử dụng trong các vụ đánh bom tự sát và khủng bố. Truyền thông địa phương cho biết người Kurd, bao gồm Đảng Công nhân người Kurd (PKK), đã lên kế hoạch tấn công khủng bố trên khắp lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 20-3 sắp tới.
Báo Cumhurriyet dẫn nguồn tin thực thi pháp luật tiết lộ cảnh báo đã được đưa ra cho lực lượng an ninh và cảnh sát địa phương các cấp để nâng cao phòng bị lên mức tối đa. Nguồn tin khẳng định: “PKK và Đảng Liên minh Dân chủ người Kurd ở Syria muốn biến Thổ Nhĩ Kỳ thành biển máu vào ngày 20-3”.
Các khu vực nhạy cảm như tòa nhà quốc hội, chính phủ, văn phòng đảng cầm quyền, các đại sứ quán, trung tâm mua sắm, khu du lịch, điểm trung chuyển giao thông… đang được đặt trong trạng thái cảnh giác cao độ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm 14-3 mô tả vụ đánh bom ở thủ đô Ankara làm chết 37 người là hành động khủng bố, tuy chưa có nhóm nào nhận trách nhiệm. Phát ngôn viên người Kurd Selahattin Soro cùng ngày tuyên bố PKK không phải đồng lõa trong vụ đánh bom xe.
Tuyên bố trên được cho là phản ứng lại cáo buộc của một quan chức an ninh Thổ Nhĩ Kỳ rằng PKK và lực lượng Chim ưng Tự do người Kurd (TAK - có liên hệ với PKK) lên kế hoạch vụ tấn công lúc 18 giờ 43 phút ngày 13-3 (giờ địa phương). Ông Soro cho hay cáo buộc chỉ là cái cớ để chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp vào vấn đề đối ngoại của các quốc gia láng giềng.
Trong khi đó, Reuters hôm 14-3 dẫn nguồn tin an ninh cho biết một trong hai nghi can đánh bom ở Ankara tối 13-3 được xác định là nữ thành viên PKK, sinh năm 1992 và đến từ TP Kars, miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ. Thông tin cho biết thêm cô ta gia nhập PKK vào năm 2013. Còn nghi can đi cùng nữ chiến binh này là nam giới.
Nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ có thể đã nhận dạng được nghi can nữ sau khi bàn tay cô ta bị cắt đứt sau vụ nổ, được tìm thấy nằm cách hiện trường khoảng 300 m.
Người thân những người thiệt mạng trong lễ tưởng niệm tại một thánh đường Hồi giáo ở Ankara hôm 14-3. Ảnh: Reuters
Giới quân sự Myanmar cài thế hiểm
Ông Myint Swe (giữa), một tướng về hưu và hiện là Thủ hiến Yangon, vừa được giới quân sự đề cử vào cương vị phó tổng thống - Ảnh: AFP
Đáp trả Trung Quốc trên Biển Đông, Nhật Bản "một công đôi việc"
The Diplomat phân tích, thỏa thuận quốc phòng giữa Nhật Bản và Philippines mới đây có sự khác biệt rõ rệt với các thỏa thuận quốc phòng mà Tokyo kí với các nước khác.
Hôm 29/2 vừa qua, Nhật Bản và Philippines đã kí kết một hiệp ước trao đổi trang thiết bị quốc phòng. Qua đó, Philippines trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên kí kết một hiệp ước quốc phòng với Tokyo.
Kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe và chính phủ Nhật Bản tái cơ cấu các khuôn khổ xuất khẩu vũ khí với Bộ 3 Quy tắc Chuyển giao Trang thiết bị Quốc phòng được thông qua hồi tháng 4/2014, Tokyo luôn sốt sắng tìm kiếm các đối tác quốc phòng khác bên cạnh "người anh lớn" Mỹ.
Tháng 7/2013, Anh trở thành quốc gia đầu tiên (không tính Mỹ) kí kết hiệp ước trao đổi trang thiết bị quốc phòng với Nhật Bản, sau đó là Australia (7/2014), và Ấn Độ (12/2015).
Các động thái này cho thấy tham vọng toàn cầu hóa nền công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản. Mục đích của bộ Quốc phòng nước này là đảm bảo Nhật Bản có thể giữ vững một nền công nghiệp quốc phòng năng động và đủ sức cạnh tranh, tránh phụ thuộc vào vũ khí nước ngoài.
Lấy ví dụ như trong hiệp ước kí kết cùng Australia, Nhật Bản rõ ràng muốn lấy đó làm tiền đề mở đường cho việc tham gia vào dự án hiện đại hóa tàu ngầm SEA 1000 của đối tác châu Đại Dương.
Tương tự, việc bắt tay Ấn Độ cũng nhằm xúc tiến việc chuyển giao máy bay tìm kiếm cứu hộ US-2 của Tokyo cho New Delhi.
Tuy nhiên, hiệp ước mới đây với Philippines lại khác hoàn toàn, bởi tiến độ quá nhanh trong quá trình đàm phán đi đến thỏa thuận.
Ngoài ra, trong khi các hiệp ước kí kết cùng Anh, Australia, và Ấn Độ chủ yếu nhằm cải thiện tính cạnh tranh cho ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản, và đa dạng hóa các đối tác thay vì dựa dẫm quá nhiều vào Mỹ, thì cái bắt tay với Philippines lại có mục đích hoàn toàn khác.
The Diplomat nhận định, trong hiệp ước với Philippines, Nhật Bản chấp nhận ngành công nghiệp quốc phòng của họ sẽ không thu về được gì nhiều, nếu so với những cái bắt tay trước đó với các cường quốc quân sự như Anh, Ấn Độ, hay Australia.
Song về mặt ngoại giao, đây có thể coi là một lời đáp trả trực tiếp nhắm vào các động thái ngày một ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông trong thời gian qua.
Về phần mình, Philippines đã đưa những tranh chấp Biển Đông ra tòa trọng tài quốc tế (PCA) tại The Hague, và đã nhận được phán quyết sơ bộ có lợi cho mình khi PCA khẳng định họ có quyền tài phán xét xử vụ tranh chấp này.
Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng ngay lập tức tuyên bố sẽ không công nhận phán quyết của PCA trong vụ kiện. Trước tình hình này, Philippines hiểu rằng họ cần tìm kiếm mọi sự giúp đỡ có thể để bảo vệ quyền lợi trên biển trước một Trung Quốc hung hăng và bất chấp.
Đây cũng chính là bối cảnh thúc đẩy cái bắt tay giữa Nhật Bản và Philippines. Trong bản chiến lược an ninh quốc gia và sách trắng quốc phòng của mình, Nhật Bản đã nhấn mạnh việc cải thiện năng lực quốc phòng cho Đông Nam Á là ưu tiên hàng đầu của Tokyo.
Trước khi thiết lập Bộ 3 Quy tắc Chuyển giao Trang thiết bị Quốc phòng hồi 2014, ưu tiên trên chỉ tập trung vào việc huấn luyện nhân lực, chuyển giao các trang thiết bị phi quân sự, và hỗ trợ về mặt tài chính.
Song giờ đây, Nhật Bản đã sẵn sàng nâng hợp tác quốc phòng với Đông Nam Á lên tầm cao mới, bằng việc trực tiếp hỗ trợ vũ khí. Hiện nay, có thông tin cho rằng Manila đã đặt hàng mượn của quân đội Nhật Bản 5 chiếc máy bay huấn luyện TC-90.
Một khi thương vụ này được hoàn tất, đó sẽ là một tiền đề vô cùng quan trọng mở đường cho các thỏa thuận tương tự nhằm cải thiện khả năng phòng vệ trên biển của các nước Đông Nam Á, đồng thời là một lời thách thức nhắm vào những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông.
Vừa khẳng định vị thế nước lớn với việc công khai đáp trả Trung Quốc, vừa có thể "quảng cáo" các trang thiết bị Made-in-Japan để thu hút đầu tư từ các đối tác nước ngoài, có thể thấy việc bắt tay hợp tác quốc phòng với các nước Đông Nam Á sẽ là một bước đi "một công đôi việc" cho người Nhật.
Mỹ có thể "chơi bài ngửa" với Trung Quốc một khi thế đối đầu hai bên ở biển Đông dâng cao.
Malaysia tìm kiếm đồng minh đối phó Trung Quốc
New Zealand lên kế hoạch chia tiền cho người dân
Anonymos công bố "chiến tranh toàn diện" đối với ứng viên Tổng thống Donald Trump
Hàn Quốc từ chối xác nhận tàu ngầm Triều Tiên mất tích
LHQ hoan nghênh Nga rút quân khỏi Syria
Bằng tuyên bố rút quân khỏi Syria, Nga chứng tỏ được rằng, không giống Mỹ, cách hành xử của họ tại khu vực chiến lược ở Trung Đông rất minh bạch.
Các ngoại trưởng EU đề ra 5 nguyên tắc quan hệ với Nga
Yêu cầu giữ môi trường hòa bình cho Biển Đông
Ba Lan tố Nga làm rơi máy bay chở tổng thống năm 2010
Đại sứ Mỹ: Lệnh trừng phạt Triều Tiên đã bắt đầu có tác dụng
Nghị sỹ Hàn: Triều Tiên có thể tiến hành khiêu khích gần biên giới
Trung Quốc né tòa án quốc tế
Trợ thủ của bà Suu Kyi trở thành tổng thống Myanmar
Phi công sẽ bị buộc giám định tâm thần thường xuyên
Nga thêm khu trục hạm cho hạm đội Biển Đen
Tân Hoa Xã “đắc tội” với ông Tập Cận Bình
Malaysia sẽ 'phản đòn' nếu Trung Quốc quân sự hóa Trường Sa
Tổng thống Putin đột ngột tuyên bố rút quân khỏi Syria
Mỹ khẳng định chỉ huy cấp cao IS Omar Shishani đã chết
Đồng rúp tăng giá sau khi Putin lệnh rút quân khỏi Syria
Tòa đòi Iran bồi thường 10,5 tỉ USD vì vụ khủng bố 11-9
Các cuộc đình công năm 2015 ở Trung Quốc tăng gấp 16 lần so với 2011. Tình trạng này đang khoét sâu thêm những khó khăn của chính quyền địa phương và hệ thống an sinh nước này.
Bằng lái xe của Mỹ xếp thứ 7, trong khi bằng lái xe của Nga ít quyền lực nhất vì sẽ bị hạn chế ở hầu hết các nước.
Malaysia sẽ bàn với Úc, ASEAN chuyện Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông
Châu Âu kêu gọi chấm dứt quân sự hóa Biển Đông
Phát hiện hai tên lửa có đầu đạn trên chuyến bay tới Mỹ
LHQ kêu gọi truy tố nhà lãnh đạo Triều Tiên
Malaysia bắt 2 phóng viên Úc định tiếp cận Thủ tướng Najib
3/4 dân Philippines lo ngại Trung Quốc
Nhật hỗ trợ Ấn Độ phát triển quần đảo chiến lược
Thuốc kháng sinh của Abbott bị cấm bán tại Ấn Độ
Nga - châu Âu bắt đầu tìm kiếm sự sống sao Hỏa
Nhiều người Việt ở Mỹ nói 'không' với tỉ phú Donald Trump
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự