tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 15-03-2016

  • Cập nhật : 15/03/2016

Malaysia sẽ bàn với Úc, ASEAN chuyện Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông

bo truong quoc phong malaysia hishammuddin hussein - anh: reuters

Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein - Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia, ông Hishammuddin Hussein ngày 14.3 khẳng định sẽ đưa vấn đề Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông ra thảo luận với phía Úc và các nước ASEAN.
Báo New Straits Times dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia, ông Hishammuddin Hussein ngày 14.3 cho biết Bộ Quốc phòng nước này sẽ làm việc với các đối tác Úc và các nước thành viên ASEAN về vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở quần đảo Trường Sa.
Trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin Trung Quốc đang tiến hành quân sự hóa ở quần đảo Trường Sa, ông Hishammuddin Hussein nói rằng ông sẽ gặp thượng nghị sĩ và là Bộ trưởng Quốc phòng Úc, bà Marise Payne vào tuần tới để thảo luận về các vấn đề liên quan đến tranh chấp ở Trường Sa cũng như những hoạt động của Trung Quốc tại khu vực này.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia khẳng định sẽ tham vấn các nhà lãnh đạo ASEAN, đặc biệt là giới chức Việt Nam, Philippines về vấn đề trên. Ông Hishammuddin Hussein nhấn mạnh tầm quan trọng của các hành động mang tính tập thể trong khu vực. 
Về quan điểm của phía Malaysia, ông nói: "Đưa cơ sở hạ tầng quân sự tới đó (quần đảo Trường Sa) sẽ gây lo lắng và dẫn đến nhiều xung đột hơn; sau đó chúng ta sẽ sa vào cái bẫy địa chính trị của các nước lớn mà ASEAN thì sẽ không chấp nhận việc này".
Những phát biểu trên được Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia đưa ra sau khi Trung Quốc liên tục có những hành động quân sự hóa ở Biển Đông, gây lo ngại cho các nước trong khu vực.

Châu Âu kêu gọi chấm dứt quân sự hóa Biển Đông

Liên minh châu Âu (EU) mới đây kêu gọi chấm dứt quân sự hóa Biển Đông sau khi Trung Quốc triển khai tên lửa trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

anh chup hoat dong cai tao dat trai phep cua trung quoc tren bien dong - anh: reuters

Ảnh chụp hoạt động cải tạo đất trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông - Ảnh: Reuters

Trong tuyên bố ngày 11-3, EU cho biết không đứng về phía nào trong tranh chấp hàng hải nhưng nhấn mạnh “việc triển khai các thiết bị hoặc lực lượng quân sự tạm thời hay lâu dài trên các thực thể hàng hải đang tranh chấp làm ảnh hưởng đến an ninh khu vực và đe dọa tự do đi lại là một mối lo ngại lớn”, theo Rappler.

“EU hối thúc các bên giải quyết tranh chấp bằng những biện pháp hòa bình, để làm rõ cơ sở cho những tuyên bố chủ quyền và theo đuổi những tuyên bố này dựa trên luật pháp quốc tế bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển UNCLOS và các thủ tục phân xử của nó”.

Trung Quốc tháng trước triển khai tên lửa trên đảo Phú Lâm trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Barack Obama tại hội nghị với các lãnh đạo ASEAN ở California kêu gọi Trung Quốc có các động thái nhằm hạ nhiệt căng thẳng trên Biển Đông.

Trong thời gian qua, Bắc Kinh liên tục có hành động gây căng thẳng tại Biển Đông, quân sự hóa các đảo nhân tạo mà nước này bối đắp trái phép, dọa nạt các tàu chiến, máy bay quân sự của Mỹ đi qua khu vực này.

Washington hôm 12-3 lên tiếng chỉ trích gay gắt việc Bắc Kinh mở các đường bay thương mại đến Hoàng Sa. Philippines hôm 13-3 cũng yêu cầu Trung Quốc kiềm chế các hành động khiêu khích và người phát ngôn bộ ngoại giao Charles Jose cho biết Manila sẽ xem xét gửi công hàm phản đối chính thức kế hoạch mở đường bay thương mại của Trung Quốc.


Phát hiện hai tên lửa có đầu đạn trên chuyến bay tới Mỹ

Giới chức Serbia đang điều tra báo cáo về một kiện hàng được chuyển tới thành phố Portland, Mỹ, bằng máy bay chở khách từ Lebanon chứa hai tên lửa gắn đầu đạn.

AP dẫn thông tin từ kênh truyền hình N1 (Serbia) ngày 13/1 cho biết, chó nghiệp vụ đã đánh hơi và phát hiện hai tên lửa xuyên giáp dẫn đường trên một chuyến bay của hãng hàng không Air Serbia từ thủ đô Beirut, Lebanon, hạ cánh tại sân bay ở thủ đô Belgrade, Serbia ngày 12/3.

may bay cho khach cua hang hang khong air serbia. anh: aviazionecivile.org

Máy bay chở khách của hãng hàng không Air Serbia. Ảnh: Aviazionecivile.org

Theo truyền thông Serbia, các báo cáo cho thấy điểm đến cuối cùng của các tên lửa AGM-114 Hellfire là thành phố Portland, bang Oregon, Mỹ. Loại vũ khí này có thể bắn từ trên không, trên biển hoặc từ mặt đất.

Trong khi đó, hãng thông tấn quốc gia Tanjug của Serbia cho biết, tên lửa được giấu trong quan tài bằng gỗ và phát hiện tại sân bay Belgrade Nikola Tesla.

Tên lửa AGM-114 do tập đoàn sản xuất vũ khí Lockheed Martin chế tạo. Nó nặng khoảng 45 kg và có giá 110.000 USD mỗi quả. Hầu hết các phiên bản đều sử dụng laze để dò mục tiêu, một phiên bản dùng radar.

"Chúng tôi chưa có bất kỳ thông tin nào về vụ việc", Jennifer Adams, phát ngôn viên của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), cho biết.

Hãng hàng không Air Serbia đang hỗ trợ quá trình điều tra và nhấn mạnh "an ninh và an toàn là ưu tiên hàng đầu của hãng".


LHQ kêu gọi truy tố nhà lãnh đạo Triều Tiên

Các nhà điều tra nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (LHQ) hôm 14-3 kêu gọi tổ chức phiên họp để truy tố nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và giới chức cấp cao nước này về "tội ác chống lại loài người".

Đặc phái viên LHQ về tình hình nhân quyền Triều Tiên Marzuki Darusman cho biết Bình Nhưỡng đang dành nguồn lực rất lớn để phát triển hạt nhân cùng các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. Trong khi đó, nhiều người dân của họ bị thiếu ăn và những người khác phải làm việc trong điều kiện như nô lệ.

“Chúng ta đang ở trong một giai đoạn quan trọng, vì vậy, yêu cầu cơ bản là các nước cần thực hiện bước tiếp theo để đảm bảo Triều Tiên phải giải trình trách nhiệm của mình” – ông Darusman phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền của LHQ.

Cũng theo ông Darusman, Hội đồng Bảo an nên thành lập một ủy ban gồm 3 chuyên gia để xem xét kỹ lưỡng hệ thống trại tù chính trị, tra tấn, cưỡng bức lao động, xử tử công khai và đàn áp tôn giáo đang diễn ra ở Triều Tiên, dựa trên một báo cáo riêng biệt của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW).

dac phai vien lhq ve tinh hinh nhan quyen trieu tien marzuki darusman. anh: reuters

Đặc phái viên LHQ về tình hình nhân quyền Triều Tiên Marzuki Darusman. Ảnh: Reuters

nha lanh dao trieu tien kim jong-un va cac quan chuc cap cao dang bi keu goi truy to. anh: reuters

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và các quan chức cấp cao đang bị kêu gọi truy tố. Ảnh: Reuters

Hãng tin Reuters cho biết phái đoàn của Triều Tiên đã tẩy chay phiên họp nói trên, trong khi cả Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Nhật Bản đều hưởng ứng lời kêu gọi của ông Darusman dù không đề cập thẳng tên của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Đặc phái viên Mỹ về tình hình nhân quyền Triều Tiên Robert King lên án hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của Bình Nhưỡng, đồng thời nói rằng không nên chính trị hóa vấn đề nhân quyền song song với việc đề nghị một cách tiếp cận toàn diện để đối phó với Triều Tiên.

Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Su-yong trong bài phát biểu tại một diễn đàn ở Geneva – Thụy Sĩ hôm 1-3 tuyên bố nước này sẽ tẩy chay bất kỳ phiên xét xử nào của LHQ liên quan tới hồ sơ nhân quyền. Bên cạnh đó, vị này nhấn mạnh Triều Tiên sẽ “không bao giờ bị ràng buộc” bởi bất kỳ một nghị quyết nào có nội dung chống lại nhà lãnh đạo Kim Jong-un như vậy.


Malaysia bắt 2 phóng viên Úc định tiếp cận Thủ tướng Najib

ngoai truong uc julie bishop quan ngai viec phong vien uc bi malaysia bat giu - anh: reuters

Ngoại trưởng Úc Julie Bishop quan ngại việc phóng viên Úc bị Malaysia bắt giữ - Ảnh: Reuters

Ngoại trưởng Úc ngày 14.3 cho biết Canberra cực kỳ quan ngại vụ hai phóng viên Úc bị bắt ở Malaysia sau khi họ định chất vấn Thủ tướng Najib Razak về các cáo buộc tham nhũng.
Các phóng viên Úc thực hiện chương trình phóng sự điều tra Four Corners của đài ABC (Úc) bị bắt ở bang Sarawak, đảo Borneo, Malaysia ngày 12.3 sau khi định tiếp cận ông Najib trên con đường bên ngoài một nhà thờ Hồi giáo, theo Reuters.
Cảnh sát cho hay hai người này không tuân thủ những hướng dẫn của cảnh sát và cố tiếp cận ông Najib để hỏi về các cáo buộc tham nhũng. Truyền thông Malaysia đưa tin cảnh sát đang điều tra vụ việc theo Điều 186 Bộ luật hình sự Malaysia, liên quan đến tội danh chống người thi hành công vụ.
Hai phóng viên Úc là Linton Besser và Louie Eroglu (chịu trách nhiệm quay phim) ban đầu bị cảnh sát Malaysia tịch thu hộ chiếu nhưng được trả lại sau đó. Hai người này đã được thả nhưng bị cấm rời khỏi Malaysia để phục vụ công tác điều tra.
Trả lời đài ABC, bà Julie Bishop, Ngoại trưởng Úc nói nước này “cực kỳ quan ngại” việc hai nhà báo Úc bị bắt: “Chúng tôi đang hỗ trợ các phóng viên ABC và chắc chắn sẽ phản ánh vụ việc này với chính phủ Malaysia”.
Thủ tướng Najib đang đối mặt với nhiều áp lực sau khi xuất hiện các cáo buộc cho rằng gần 700 triệu USD từ Quỹ đầu tư nhà nước 1MDB đã “chảy” vào tài khoản của ông. Chính ông Najib lập ra 1MDB và hiện vẫn giữ chức chủ tịch ủy ban cố vấn của 1MDB. Theo Reuters, 1MDB đang ôm số nợ trên 11 tỉ USD. Ông Najib luôn bác bỏ các cáo buộc này.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục