tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 31-07-2016

  • Cập nhật : 31/07/2016

Nguy cơ Thủ tướng Ấn Độ bị tấn công kiểu 'sói đơn độc' Ngày Độc lập

Các cơ quan tình báo và an ninh Ấn Độ đã cảnh báo nguy cơ cực cao về việc Thủ tướng Narendra Modi có thể bị khủng bố tấn công trong Ngày Độc lập Ấn Độ (15.8).
Các cơ quan tình báo trung ương Ấn Độ đã cảnh báo với Đơn vị bảo vệ đặc biệt (SPG) của Ấn Độ và các đơn vị chống khủng bố trong một vài tuần qua về khả năng xảy ra nhiều cuộc tấn công có phối hợp và khủng bố theo kiểu “sói đơn độc” vào Ngày Độc lập 15.8, theo tờ Times of India ngày 29.7.
Theo một quan chức cấp cao Ấn Độ, lời cảnh báo dựa vào tình trạng bất ổn tại khu vực Kashmir và một số lực lượng tăng cường vượt biên vào Ấn Độ. Bên cạnh đó, các cơ quan tình báo gần đây chặn được một cuộc liên lạc về âm mưu sử dụng máy bay không người lái để xâm nhập qua hàng rào an ninh bảo vệ thủ tướng. Ngoài ra, việc tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) đang gia tăng các hành động khủng bố ở nhiều nước cũng khiến giới an ninh Ấn Độ lo ngại.
Hai nguồn tin cho biết al-Qaeda và IS đang chuẩn bị nhắm vào quân đội và cảnh sát nên cảnh sát Ấn Độ đã đề ra một kế hoạch an ninh chưa từng có. Lực lượng biệt kích và tình báo đã tiến hành nhiều cuộc diễn tập nhằm giữ an toàn cho thủ tướng, tránh khỏi tầm bắn của các loại vũ khí tầm gần và tầm xa. TheoTimes of India, không chỉ có IS và al-Qaeda, các nhóm khủng bố tại Ấn Độ như Lashkar-e-Toiba hay Jaish-e-Mohammed cũng âm mưu tấn công Thủ tướng Modi.
Tại buổi phát biểu trong Ngày Độc lập các năm trước, Thủ tướng Narendra Modi đều quyết định không sử dụng lớp chống đạn bảo vệ xung quanh bục phát biểu. Tuy nhiên, năm nay có thể ông sẽ cho phép triển khai hàng rào an ninh này.
cuu thu tuong an do manmohan singh tung phat bieu trong chiec long kinh chong dan  reuters

Cựu thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh từng phát biểu trong chiếc lồng kính chống đạn  REUTERS

Việc sử dụng lớp chống đạn xung quanh bục phát biểu của các thủ tướng đã trở thành thông lệ tại Ấn Độ sau khi nữ thủ tướng Indira Gandhi bị ám sát vào năm 1984. Tuy nhiên, Thủ tướng Modi đã bỏ qua lớp bảo vệ này khi phát biểu kỷ niệm Ngày Độc lập vào năm 2014. Lực lượng an ninh khi đó đã phải chuyển sang kế hoạch B, thiết lập an ninh, “tai mắt” xung quanh để sớm phát hiện nghi phạm.
Tại buổi lễ năm 2015, Thủ tướng Modi cũng phát biểu mà không có lớp kính chống đạn xung quanh. Các lực lượng an ninh phải triển khai biệt kích đến các đại lộ và toà nhà xung quanh nơi ông Modi phát biểu 1 km. Khoảng 5.000 thành viên SPG, Cục tình báo Ấn Độ, lực lượng bán quân sự và cảnh sát đã bảo vệ khu vực đó trong khi nhiều máy bay không người lái được sử dụng để theo dõi từ trên cao.(TN)

Thị trưởng Thái Lan bị tố bắt phóng viên cởi quần áo

Thị trưởng một thành phố ở đông bắc Thái Lan đang bị điều tra sau khi xuất hiện cáo buộc ông này nhốt 5 phóng viên trong văn phòng rồi buộc một người trong số họ cởi quần áo để chụp ảnh.

buc anh chup ong premsak cung co gai tren bao daily news cua thai lan. anh: daily news

Bức ảnh chụp ông Premsak cùng cô gái trên báo Daily News của Thái Lan. Ảnh: Daily News

Ông Premsak Piayura, Thị trưởng thành phố Ban Phai, được cho là đã tức giận sau khi báo Daily News của Thái Lan đăng trên trang nhất bài viết và bức ảnh chụp ông và một cô gái trong lễ đính hôn.

Ông Premsak năm nay 51 tuổi và đã kết hôn, tuy nhiên, bài báo khẳng định cô gái trong lễ đính hôn với ông là một nữ sinh khoảng 16-17 tuổi. Nếu thông tin trên được xác nhận, ông Premsak có thể mất chức.

“Nếu cuộc điều tra phát hiện ông Premsak ra lệnh cho cấp dưới tụt quần của một phóng viên, và giam giữ trái phép các phóng viên khác, ông ấy sẽ bị sa thải”, Bangkok Post dẫn lời Tỉnh trưởng tỉnh Khon Kaen, Kamthorn Thavornsathit khẳng định.

Ông Thavornsathit cho biết, cuộc điều tra sẽ mất khoảng 2 tuần.

Truyền thông Thái Lan hôm 28/7 đưa tin, Thị trưởng Premsak nói rằng, ông chỉ đang giúp đỡ gia đình cô gái và bức ảnh trên đã xâm phạm quyền riêng tư của ông.

Cũng theo ông Premsak, đây không phải là một lễ đính hôn.

Trong khi đó, Hội Nhà báo Thái Lan đã lên án hành vi của ông Premsak buộc phóng viên Korsit Kongchom cởi quần áo. 5 nhà báo trên được cho là bị giữ trong văn phòng của ông Premsak trong hai giờ.(ANTĐ)

Mỹ sẽ điều máy bay ném bom tới đảo Guam, bao quát toàn Biển Đông

Lần đầu tiên trong một thập kỷ qua, Mỹ sẽ triển khai phi đội máy bay ném bom tầm xa B-1 Lancer tới căn cứ ở đảo Guam, với tầm bao quát vươn xa tới khu vực Biển Đông.

Máy bay ném bom tầm xa B-1 Lancer của Mỹ (Ảnh: Sputnik)
Máy bay ném bom tầm xa B-1 Lancer của Mỹ (Ảnh: Sputnik)

Theo Japantimes, Mỹ sẽ điều các máy bay ném bom tầm xa B-1 Lancer từ căn cứ không quân Ellsworth ở bang South Dakota tới căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam để thay thế các “pháo đài bay” B-52 đang đồn trú tại đây. Thông báo của Không quân Mỹ cho biết, các máy bay ném bom B-1 sẽ được triển khai cùng 300 thành viên trong tổ bay bắt đầu từ ngày 6/8 tới.

Việc đưa phi đội bay B-1 tới đảo Guam, vị trí cách Biển Đông hơn 3.200 km, là kế hoạch được thực hiện lần đầu tiên trong vòng 10 năm qua nhằm duy trì sự hiện diện liên tục của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

“Các đơn vị máy bay ném bom B-1 mang đến một triển vọng khác biệt với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động và tác chiến từ Bộ Tư lệnh trung ương tới Thái Bình Dương”, thông báo của Không quân Mỹ viết. “Các máy bay B-1 sẽ cung cấp khả năng tấn công toàn cầu cực nhanh, giúp đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu và cam kết ngăn chặn, hỗ trợ các nước đồng minh, tăng cường an ninh và ổn định tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương”.

Sputnik cho hay, với tầm hoạt động lên tới 5.100 hải lý, các máy bay ném bom tầm xa B-1 có thể bao quát toàn bộ khu vực Biển Đông, nơi Mỹ đang tiến hành nhiều hoạt động tuần tra hàng hải và hàng không để đảm bảo tự do hàng hải tại vùng biển này. Dự kiến, ít nhất 60% lực lượng không quân và hải quân Mỹ sẽ được triển khai tới khu vực Thái Bình Dương từ nay tới năm 2020. Đây là một phần trong chiến lược “xoay trục” sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Barack Obama.

Kế hoạch triển khai phi đội máy bay ném bom của Washington tới đảo Guam diễn ra trong bối cảnh tình hình căng thẳng trên Biển Đông chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” sau khi Tòa trọng tài thường trực theo Phụ lục VII Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 ngày 12/7 ra phán quyết bác bỏ yêu sách “đường chín đoạn” phi lý do Trung Quốc tự ý vẽ ra tại Biển Đông. Trung Quốc đến nay vẫn ngang nhiên không công nhận phán quyết của tòa và phản đối các hoạt động đảm bảo tự do hàng hải của Mỹ tại Biển Đông.

Hàn Quốc hạ thủy tàu tuần tra tên lửa mới

Hải quân Hàn Quốc ngày 28.7 hạ thủy chiếc đầu tiên thuộc loại tàu tuần tra sát thủ tên lửa cỡ trung (PKMR) mới, theo tờ The Korea Times.
mo hinh tau tuan tra moi cua han quoc anh: chup tu website yonhap

Mô hình tàu tuần tra mới của Hàn Quốc ẢNH: CHỤP TỪ WEBSITE YONHAP

PKMR sẽ dần dần thay thế tàu tuần tra lớp Chamsuri hiện nay đã phục vụ 20 năm. Một phát ngôn viên hải quân Hàn Quốc khẳng định PKMR sẽ nâng cao khả năng của Seoul bảo vệ biên giới biển phía tây giáp với Triều Tiên, theo Yonhap.
PKMR được trang bị một loại tên lửa dẫn đường có thể tấn công tàu đệm khí của Triều Tiền, được cho là chạy rất nhanh và khó bị súng hải quân bình thường tiêu diệt, theo Yonhap. Hải quân Hàn Quốc cho biết thêm PKMR có thể phối hợp với các tàu tuần tra nhỏ hơn và có biện pháp đáp trả nếu bị tấn công bằng tên lửa.
Ngoài tên lửa, PKMR còn sở hữu pháo 76 mm và súng máy hạng nặng 12,7 mm. PKMR dài 44 m, rộng 7 m, có độ choán nước 210 tấn, vận tốc tối đa 75 km/giờ và có thể chở 20 thủy thủ.
So với tàu lớp Chamsuri hiện nay, PKMR lớn hơn, nhanh hơn và được trang bị vũ khí mạnh hơn, nhưng có thủy thủ đoàn nhỏ hơn. Tàu lớp Chamsuri có thủy thủ đoàn trên 30 người và vũ khí chính là pháo tự động 30-40 mm cùng súng 20 mm. Tàu Chamsuri bị cho là không đạt hiệu quả trong việc chống lại tàu đệm khí của Triều Tiên, theo một số nguồn tin quân sự tiết lộ với Yonhap.
Dự kiến, chiếc PKMR đầu tiên gia nhập đội tàu hải quân Hàn Quốc vào năm 2017 và loại tàu này sẽ được sản xuất hàng loạt vào năm 2019.(TN)

Nga bố trí hệ thống phòng không S-400 ở Crimea

Các lực lượng Nga ở Crimea được cho là đang sở hữu hệ thống phòng không hiện đại S-400.

he thong s-400. anh: sputnik.

Hệ thống S-400. Ảnh: Sputnik.

"Quân đội Nga ở Crimea được trang bị hệ thống phòng không mới nhất S-400", RIA Novosti dẫn một nguồn tin cho biết ngày 29/7.

"Các hệ thống S-300 ở Crimea vẫn được duy trì nhưng quân đội Nga sẽ không sử dụng chúng", một nguồn tin khác hôm nay nói.

Thông tin Nga có kế hoạch đưa S-400 đến Crimea xuất hiện ngày 15/7. Theo Franz Klintsevich, phó chủ tịch thứ nhất ủy ban an ninh và quốc phòng Hội đồng Liên bang Nga, việc triển khai này là một phần trong kế hoạch tái vũ trang bắt đầu từ sau khi Crimea tổ chức trưng cầu dân ý sáp nhập vào Nga tháng 3/2014.

S-400 có khả năng theo dõi 300 mục tiêu và cùng lúc bắn hạ 36 mục tiêu trong số này. Đặc biệt, S-400 đủ sức hạ gục những tên lửa chiến lược có tầm bắn tới 3.500 km, gấp gần 4 lần hệ thống Patriot của Mỹ.

S-400 thực chất là một tổ hợp tên lửa đa tầm. Nó có thể hạ mục tiêu như chiến đấu cơ ở độ cao 27 km hoặc các mục tiêu tầm thấp, cách mặt đất chỉ từ 5 - 10 m. S-400 được tích hợp radar đa chức năng chống nhiễu, hệ thống phát hiện và ngắm bắn tự động, tên lửa phòng không, bệ phóng và trung tâm chỉ huy - điều khiển. Nó có thể khai hỏa 5 loại tên lửa để tạo nên cơ chế phòng thủ phân lớp.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục