tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 31-07-2016

  • Cập nhật : 31/07/2016

Chuỗi thất bại 'dài dằng dặc' của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình

Tạp chí Chính sách Đối ngoại (FP) mỉa mai nhận xét, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chính là người "thành công nhất" trong việc tăng cường vị thế của Mỹ ở châu Á trong những năm qua.

Theo FP, kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, chính sách đối ngoại của ông đã phá hỏng những nỗ lực rất bền bỉ trước đó của Bắc Kinh về việc thuyết phục các nước láng giềng tin vào sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc, đem lại lợi ích cho khu vực.

Không chỉ vậy, còn một danh sách dài những thất bại về đối ngoại dưới thời ông Tập.

Mới đây nhất là phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) hôm 12/7. Phán quyết đã vô hiệu hóa “đường 9 đoạn” phi lý mà Bắc Kinh tự vẽ ra, hòng chiếm gần như trọn Biển Đông. Đây là thất bại rất lớn, xóa sạch những mục tiêu chính trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với phần còn lại của châu Á. Việc Bắc Kinh tiếp tục phớt lờ phán quyết này còn gây tổn hại đến hình ảnh của trung Quốc trên toàn thế giới.

chu tich trung quoc tap can binh.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

 

Tiếp đó là đến thất bại ở bán đảo Triều Tiên. Hồi đầu tháng Bảy, Hàn Quốc và Mỹ quyết định triển khai Hệ thống Phòng thủ Tên lửa Khu vực Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc cũng như của Triều Tiên. Quyết định triển khai THAAD đã đưa Hàn Quốc tới gần hơn với Mỹ và mở cửa cho sự hợp tác chiến lược đa phương Mỹ - Hàn – Nhật.

FP nhận định, tất nhiên, việc triển khai THAAD liên quan đến việc Trung Quốc không thể kiềm chế được các chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên bởi Bình Nhưỡng chẳng thèm để ý đến lời kêu gọi của Bắc Kinh.

Ngoài ra, Trung Quốc còn thua trong cuộc tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku do Nhật kiểm soát mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Theo FP, không chỉ có vấn đề chủ quyền, Bắc Kinh muốn tận dụng cơ hội tranh chấp này để gây chia rẽ, cũng như dò xét đồng minh Mỹ - Nhật. Bắc Kinh muốn biết liệu Washington có sẵn sàng hỗ trợ Nhật Bản trong trường hợp có mâu thuẫn với Trung Quốc hay không. Tuy nhiên, trong chuyến thăm tới Nhật hồi tháng 4/2014, ông Obama tuyên bố điều 5 trong Hiệp định an ninh Mỹ - Nhật có bao gồm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Có nghĩa là, Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản một khi xảy ra xung đột vũ trang tại quần đảo trên.

phan quyet cua pca bac bo "duong 9 doan" cua trung quoc va chi trich hoat dong xay dung, cai tao trai phep cua trung quoc o bien dong.

Phán quyết của PCA bác bỏ "đường 9 đoạn" của Trung Quốc và chỉ trích hoạt động xây dựng, cải tạo trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông.

 

Trong khi đó, việc Trung Quốc liên tục điều tàu chiến và máy bay xâm phạm vùng biển quanh Senkaku/Điều Ngư và các vùng biển khác của Nhật Bản trên biển Hoa Đông đã tác động mạnh đến chính sách an ninh của Nhật Bản. Năm 2014, nhằm chuẩn bị cho các mối đe dọa từ Bắc Kinh, Tokyo đã sửa đổi hiến pháp để cho phép Lực lượng Phòng vệ nước này thực hiện các hoạt động phòng vệ tập thể. Ngoài ra, các quy định quốc phòng Nhật – Mỹ 2015 còn cho phép Nhật Bản có vai trò lớn hơn trong an ninh khu vực.

Hồi đầu năm nay, Trung Quốc đã rất tức tối khi tàu chiến của Lực lượng Phòng Hàng hải của Nhật thăm vịnh Subic (Philippines), cảng Cam Ranh (Việt Nam) và cảng Sydney (Australia).

Hơn nữa, hôm 11/7, liên minh cầm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Thượng viện. Kết quả này làm tăng khả năng Tokyo sẽ sửa đổi Hiến pháp Hòa bình. Nếu đúng như vậy, đó sẽ là “cơn ác mộng kinh niên” khác của Trung Quốc.

thu tuong nhat ban shinzo abe va chu tich tq tap can binh.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch TQ Tập Cận Bình.

 

Bên cạnh đó, những hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông cũng dẫn đến một mối quan hệ hợp tác an ninh chưa từng có giữa Mỹ, Nhật và Australia.

Theo FP, thất bại về đối ngoại của ông Tập Cận Bình còn vượt ra ngoài châu Á, lan cả sang châu Âu. Bất chấp những nỗ lực của Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) từ chối cấp cho nước này quy chế kinh tế thị trường. Không chỉ vậy, EU và Mỹ còn đang tăng cường chiến dịch chống bán phá giá đối với các sản phẩm của Trung Quốc bởi việc Bắc Kinh sản xuất và xuất khẩu ồ ạt thép và nhiều sản phẩm giá rẻ khác đã gây tổn hại lớn cho nền kinh tế của châu Âu và Mỹ.

Ngoài ra, việc Trung Quốc gây khó dễ cho các doanh nghiệp Mỹ để thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đã gây thất vọng cho cộng đồng doanh nghiệp Mỹ. Trong khi đó, cộng đồng doanh nghiệp Mỹ là nền tảng quan trọng trong mối quan hệ Mỹ - Trung. Khi thiếu sự ủng hộ của họ, mối quan hệ Mỹ - Trung vốn đã nhiều vấn đề sẽ trở nên mong manh hơn, tác động lớn đến chính sách của Tổng thống Mỹ sắp tới đối với Bắc Kinh.

Theo FP, hồi tháng Ba vừa qua, chính một thành viên trong nội bộ đảng Trung Quốc đã gửi một bức thư ngỏ thúc giục ông Tập Cận Bình từ chức. Bức thư cho rằng, ông Tập “thiếu khả năng lãnh đạo đảng và đất nước hướng tới tương lai”.

Bức thư khẳng định, chính sách đối ngoại của ông Tập đã tạo ra hậu quả ngoài ý muốn, đó là thúc đẩy quyền lợi Mỹ và củng cố chính sách “xoay trục về châu Á” của Tổng thống Obama. Người ẩn danh này còn cho rằng, ngay cả Lầu Năm Góc lẫn Bộ Ngoại giao Mỹ đều không thể làm được như vậy.(InfoNet)

Quy mô các lực lượng tham gia đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho biết gần 8.700 binh sĩ, chiếm 1,5% quân số của lực lượng vũ trang nước này đã tham gia cuộc đảo chính quân sự bất thành vừa qua.

 
thu tuong tho nhi ky binali yildirim (phai, phia truoc) va tong tu lenh luc luong vu trang hulusi akar (trai, phia truoc) truoc phien hop o ankara ngay 28/7. anh: afp/ttxvn

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim (phải, phía trước) và Tổng Tư lệnh lực lượng vũ trang Hulusi Akar (trái, phía trước) trước phiên họp ở Ankara ngày 28/7. Ảnh: AFP/TTXVN

 

Trong một thông báo ngày 27/7, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã cáo buộc 8.651 binh sỹ có liên quan đến “mạng lưới khủng bố” của nhà truyền đạo Hồi giáo Fethullah Gulen, hiện đang cư trú tại Mỹ. 

Trong cuộc đảo chính vừa qua, phe nổi dậy đã huy động và sử dụng 3 tàu chiến, 75 xe tăng, 248 xe bọc thép cùng gần 4.000 đơn vị súng bộ binh. 

Ngoài ra, lực lượng đảo chính cũng sử dụng 35 máy bay chiến đấu và 40 máy bay trực thăng để tiến hành các hoạt động lật đổ chính phủ hợp pháp Thổ Nhĩ Kỳ. 

Được biết, hiện quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có quân số được xếp hàng thứ 2 trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Trong diễn biến liên quan, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ngày 28/7 đã kêu gọi Berlin dẫn độ một số công tố viên có liên hệ với giáo sĩ Gulen, những người đã chạy trốn sang Đức sau đảo chính.(TT)

Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Mỹ huấn luyện lực lượng đảo chính

Một công tố viên Thổ Nhĩ Kỳ ngày 28/7 đã cáo buộc Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) và Cục điều tra liên bang (FBI) đã huấn luyện cho các thành viên của phong trào Gulen, những người bị cho là thực hiện cuộc đảo chính hôm 15/7.

cuoc dao chinh tai tho nhi ky dang gay bat on nghiem trong. (anh: getty)

Cuộc đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ đang gây bất ổn nghiêm trọng. (Ảnh: Getty)

Bản cáo trạng, do văn phòng công tố thành phố Edirne soạn thảo và được phê chuẩn bởi Tòa Hình sự cấp hai tại thành phố này, đang đề nghị áp dụng khung hình phạt cao nhất đối với 43 đối tượng, bị nghi dính líu đến âm mưu đảo chính bất thành hôm 15/7.

Trong số các nghi phạm bị nêu tên có cả giáo sỹ lưu vong Fethullah Gulen, đối thủ chính trị của Tổng thống Tayyip Erdogan.

Cơ quan công tố cho biết các thành viên của “Tổ chức khủng bố Fethullah” được huấn luyện bởi CIA và FBI. “CIA và FBI đã huấn luyện về nhiều chủ đề cho những kẻ cầm đầu tại các trung tâm văn hóa của phong trào Gulen.

Các chiến dịch được thực hiện bởi các công tố viên và viên chức an ninh trong giai đoạn 17/12 có thể là những minh chứng rõ ràng cho việc này”, cáo trạng viết. Trong thời gian từ ngày 17-25/12/2015 một cuộc điều tra tham nhũng nhắm vào các quan chức cấp cao đã được thực hiện, tờ nhật báo Hurriyet đưa tin.

Cuộc điều tra này đã ảnh hưởng tới nhiều quan chức có quan hệ với nội các Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Erdogan từng gọi chiến dịch điều tra là một âm mưu “đảo chính tư pháp”, trong khi cáo buộc giáo sỹ Gulen và phong trào này đứng đằng sau giật dây với sự giúp sức của “các lực lượng nước ngoài”.

Cáo trạng của cơ quan công tố thành phố Edirne cũng tuyên bố những thành viên trung thành với vị giáo sỹ sống lưu vong ở Mỹ đã được Mỹ huấn luyện và xâm nhập các cơ quan tư pháp, an ninh. Thậm chí cáo trạng còn tuyên bố một số cơ quan mật vụ nước ngoài đã tham gia huấn luyện cho những kẻ lập kế hoạch đảo chính, tờ Yeni Safak đưa tin.

Quan hệ giữa Washington và Ankara đã xấu đi sau vụ đảo chính thất bại. Một số hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ và cả các quan chức chính phủ, như Bộ trưởng lao động, đã cáo buộc Mỹ có liên quan đến vụ việc. Dù vậy Washington đến nay vẫn mạnh mẽ bác bỏ.

Hôm thứ Sáu, Tổng thống Erdogan một lần nữa chỉ trích Mỹ khi để cho giáo sỹ Gulen sống lưu vong tại bang Pennsylvania, đồng thời yêu cầu Washington dẫn độ. Vị tổng thống cũng công kích tư lệnh Bộ chỉ huy Trung tâm của Mỹ, tướng Joseph Votel, sau khi ông này chỉ trích giới chức Ankara đã bắt giữ hàng nghìn quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ sau âm mưu đảo chính.

“Đó không phải là vấn đề để ông ta quyết định. Ông ta là ai? Hãy biết vị trí của mình là ở đâu”, ông Erdogan được hãng thông tấn AP trích dẫn. “Thay vì cảm ơn quốc gia này đã đẩy lùi vụ vụ đảo chính nhân danh dân chủ, trái lại ông ta lại đang đứng về phía những kẻ âm mưu đảo chính”.

tuong john f. campbell, cuu tu lenh cac luc luong nato tai afghanistan. (anh: upi)

Tướng John F. Campbell, cựu tư lệnh các lực lượng NATO tại Afghanistan. (Ảnh: UPI)

 

Cùng ngày, tướng Votel đã bác bỏ cáo buộc của Thổ Nhĩ Kỳ, gọi đó là điều “không may và hoàn toàn không chính xác”.

Hôm 25/7, tờ Yeni Safak của Thổ Nhĩ Kỳ đăng tải thông tin tuyên bố tướng Mỹ đã nghỉ hưu John F. Campbell, cựu tư lệnh các lực lượng NATO tại Afghanistan đứng sau âm mưu đảo chính tại thổ Nhĩ Kỳ. Ông Campbell bị cho là đã chuyển hơn 2 tỷ USD vào Thổ Nhĩ Kỳ thông qua một ngân hàng Nigeria để phân phát tới các binh sỹ ủng hộ đảo chính.

Tờ báo trên, dẫn các nguồn tin điều tra, cũng cáo buộc vị tướng Mỹ chỉ đạo các binh sỹ tham gia đảo chính. Washington đã phản bác thông tin này. Thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest gọi đó là thông tin “vô căn cứ”.(DT)

Triều Tiên đẩy mạnh chiến dịch săn công nghệ

Giới chức CHDCND Triều Tiên đang đẩy mạnh chiến dịch triển khai chuyên gia công nghệ thông tin và truyền thông ra nước ngoài để đánh cắp công nghệ tiên tiến.
Chiến dịch bí mật trên do nhiều nguồn tin từ Bình Nhưỡng tiết lộ trong một bài phân tích vừa được đăng trên báo Asia Times. “Dữ liệu công nghệ tiên tiến do Bộ An ninh nhà nước và Tổng cục Trinh sát của quân đội Triều Tiên thu thập đã giúp nước này phát triển công nghệ khoa học một cách nhanh chóng”, một trong những nguồn tin nói trên khẳng định. “Ông Kim Jong-un vừa nhấn mạnh rằng đây là tấm gương mà nhân viên công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) nên làm theo”, nguồn tin kể lại và cho hay ông Kim khuyến khích nhân viên ICT lấy cắp công nghệ tiên tiến vì ông tin rằng Triều Tiên không thể tự phát triển nó trong 10 năm. “Ông ấy tuyên bố với những quan chức điều hành cấp cao rằng đây là sự mở rộng của một chiến dịch bí mật nhằm tiếp cận các công nghệ tối tân được mang về từ các nước phát triển”.
Chiến dịch này có sự tham gia của khoảng 1.000 chuyên gia ICT Triều Tiên hiện đang sống ở Trung Quốc và họ được ông Kim ca ngợi là “những người yêu nước”. Lãnh đạo Kim còn ra lệnh cho những quan chức quản lý cấp cao kéo dài thời gian định cư ở nước ngoài cùng gia đình của các chuyên gia ICT, theo nguồn tin.

Triều Tiên đẩy mạnh chiến dịch săn công nghệ - ảnh 1

 

Tên lửa Musudan của Triều Tiên 'bay cao, bay xa' nhất từ trước đến nay
Tên lửa tầm trung thứ 2 mà Triều Tiên bắn hỏng sáng 22.6 đã đạt đến độ cao cũng như bay xa nhất từ trước đến nay khiến các nước láng giềng lo ngại.
“Dùng mọi biện pháp có thể”
Một thương gia Triều Tiên vừa đến Trung Quốc tiết lộ rằng trong cuộc họp kín được tổ chức tại một trong những văn phòng ngoại giao Triều Tiên ở nước này hồi tháng 6, nhiều chuyên gia ICT đang làm việc ở Trung Quốc được lệnh thu thập công nghệ liên quan đến quân sự và năng lượng mới. Ông này nói rõ: “Cuộc họp đã thảo luận nhiều kế hoạch nhằm thu thập công nghệ tiên tiến càng nhiều càng tốt mà không để những viện nghiên cứu Trung Quốc phát hiện. Giới chức Triều Tiên nói họ không được chần chừ mà phải tận dụng mọi biện pháp có thể, như mua hoặc tấn công mạng để thu thập thông tin mật về công nghệ tiên tiến”.
Theo Asia Times, giới chức Triều Tiên đã điều nhiều nhân viên ICT tới nhiều khu vực của TP.Thượng Hải (Trung Quốc) dưới hình thức lao động để chuyển ngoại tệ về cho đất nước. Tuy nhiên, Trung Quốc phát hiện những nhân viên này từng tham gia tấn công mạng nên từ chối cấp thị thực lao động cho họ. “Kiểu hành vi bất cẩn này của người Triều Tiên ở Trung Quốc đang trở thành vấn đề lớn”, vị thương gia cảnh báo và cho biết thêm giới chức Triều Tiên ngày càng dấn sâu vào hoạt động đào tạo nhân viên ICT để phái đến các nước khác. Việc thuê mướn nhân công ICT của Triều Tiên được cho là ít tốn kém hơn so với nhân công Trung Quốc.
“Triều Tiên nhắm tới công nghệ tiên tiến, đặc biệt về vũ khí hủy diệt hàng loạt cũng như dữ liệu quân sự”, vị thương gia nhấn mạnh. Cũng theo ông này, nhiều thương gia Triều Tiên than phiền rằng các nhân viên của họ đang bị giới chức nước này đẩy vào tình trạng nguy hiểm vì mệnh lệnh đánh cắp công nghệ nói trên. Mặt khác, một khi công nghệ được thu thập, chúng không được sử dụng để mang lại lợi ích cho người dân. “Trung Quốc và nhiều nước khác ráo riết truy tìm những đối tượng dính vào hoạt động gián điệp công nghiệp. Nhiều người lo lắng và hậu quả có thể xảy ra nếu tình trạng lấy cắp công nghệ vẫn tiếp diễn”, vị thương gia nhận định. Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Bình Nhưỡng đối với bài phân tích trên Asia Times.
(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục