tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 29-06-2016

  • Cập nhật : 29/06/2016

Nỗi hoang mang của người Anh ở châu Âu hậu Brexit

Việc Anh chọn rời EU khiến công dân nước này làm việc ở các quốc gia châu Âu khác điêu đứng vì những rắc rối họ chưa từng gặp phải đang hiển hiện.
mot nguoi bieu tinh phan doi ket qua trung cau dan y, khi nguoi anh chon roi eu. anh: afp

Một người biểu tình phản đối kết quả trưng cầu dân ý, khi người Anh chọn rời EU. Ảnh: AFP

Theo luật pháp của Anh, bất kỳ công dân nào đã rời khỏi đất nước từ 15 năm trở lên đều không được tham gia trưng cầu dân ý, cũng không thể bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử tại nước này, theo Time. Quy định này có phần trái ngược với nhiều quốc gia khác, ví dụ như Mỹ, nơi công dân có quyền bầu cử suốt đời miễn là họ còn giữ quốc tịch Mỹ.

Và trong cuộc trưng cầu dân ý vừa qua, hàng triệu người Anh đang sống ở nước ngoài, những người ủng hộ mạnh mẽ lựa chọn "ở lại", đã không có quyền bỏ phiếu và không khỏi thất vọng.

"Lẽ ra đã có những khác biệt. Chúng tôi là một phần trong cộng đồng và di sản của xã hội, nên lẽ ra chúng tôi cũng phải có quyền lựa chọn tương lai của mình", Charlotte Oliver, một luật sư người Anh sống tại Rome, Italy sau khi chuyển tới đây 15 năm trước để sống cùng bạn trai, cho biết. Hiện họ đã có hai con và cả hai đều mang quốc tịch Anh. "Tôi cảm thấy bị sốc và bàng hoàng", cô nói.

Người Anh sống tại châu Âu hồi đầu năm nay đã khởi động một tiến trình pháp lý tại các tòa án Anh, hòng tìm cách có được quyền bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 23/6.

Tòa án Nhân quyền châu Âu đã tuyên bố rằng quy định của Anh trên vi phạm quyền của công dân châu Âu. Thủ tướng Anh David Cameron cũng cho rằng chính phủ cần rà soát lại quy định này, nhưng sẽ chỉ làm việc đó sau cuộc trưng cầu dân ý.

Về mặt thống kê, không có gì chắc chắn rằng những lá phiếu của người Anh ở nước ngoài sẽ giúp thay đổi cục diện cuộc trưng cầu dân ý. Vậy nhưng những con số cùng cảm giác bị sốc tràn ngập cộng đồng cư dân Anh ở châu Âu cho thấy kết quả lẽ ra đã sít sao hơn nhiều nếu họ được tham gia.

Trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 23/6, 17,4 triệu người (51.9%) đã bỏ phiếu rời khỏi EU, so với 16,1 triệu người (48,1%) chọn ở lại, với tỷ lệ người đi bầu là 72,2%.

Trong số 5 triệu người Anh đang sống ở nước ngoài, khoảng 1,2 triệu người sinh sống tại 27 quốc gia EU, tập trung chủ yếu tại Tây Ban Nha, Ireland và Pháp, theo số liệu của Liên Hợp Quốc. Chưa thể xác định bao nhiêu người trong số này đã ra nước ngoài trên 15 năm, nhưng con số 1,2 triệu người đó cũng gần tương đương với cách biệt gần 1,3 triệu người mà phe "ra đi" có được so với phe "ở lại" trong cuộc trưng cầu dân ý.

Ngày 24/6, nhiều người Anh sống ở nước ngoài cho biết họ thức giấc với cảm giác choáng váng, thậm chí nôn nao trong người – cảm giác rằng mọi quyết định về tương lai của mình giờ có thể phải thay đổi lớn.

Có vô số những điều sát sườn cần cân nhắc, như các khoản trợ cấp, hộ chiếu, y tế cùng nhiều vấn đề khác, mà trước đây hầu như không ai để ý. Lo lắng đầu tiên là liệu họ có được quyền tiếp tục làm việc tại 27 quốc gia châu Âu khác thuộc EU hay không, và liệu họ có còn được phép đi lại tự do khắp châu lục với tấm hộ chiếu Anh của mình hay không.

Hiểu rõ những lo lắng này, trong bài phát biểu sáng 24/6, Thủ tướng David Cameron khẳng định ông muốn đảm bảo với những người Anh đang sinh sống tại châu Âu rằng sẽ không có thay đổi ngay lập tức nào đối với họ.

Dù vậy, từ "lập tức" khó có thể khiến các cư dân Anh ở nước ngoài yên tâm. Thay vào đó, họ thấy nhiều rắc rối đang chờ đợi ở phía trước, nhất là khi các chi tiết về sự ra đi của Anh đều phải chờ đàm phán với 27 quốc gia EU, những nước đang giận dữ trước quyết định của người Anh.

"Chúng tôi cần phải xin nhập quốc tịch Pháp", Gavin Quinney, một người Anh làm nghề sản xuất rượu vang tại Bordeaux, Pháp, cho biết. Ông đã rời London cùng vợ tới thành phố này 16 năm trước. "Tôi cùng hàng nghìn người khác sẽ phải tính tới việc đó".

Ông Quinney cho biết thêm rằng sau khi tới Pháp năm 2000, ông đã mua vườn nho rộng 60 mẫu Anh (hơn 240.000 m2) cùng một biệt thự có giá chỉ bằng "một ngôi nhà đẹp ở ngoại ô London". Giờ họ đã có 4 con, được dạy cả hai thứ tiếng và học tại các trường của Pháp. Dù vậy, ông cho biết cả nhà đều tự hào vì là người Anh và tiếp tục hy vọng có thể giữ được quốc tịch Anh song song với quốc tịch Pháp.

Cũng giống như những người khác, Quinney tin rằng Brexit sẽ thay đổi hoàn toàn công việc kinh doanh của mình, bởi gần như toàn bộ 200.000 chai rượu ông sản xuất mỗi năm đều được xuất sang Anh mà không phải chịu một khoản thuế nào, theo quy định thị trường chung của EU.

Còn nhiều mối lo khác nữa các công dân Anh phải đối mặt, bao gồm tình thế của những người nghỉ hưu, đã rời Anh tới sống tại các quốc gia ấm áp hơn ở lục địa châu Âu. Một số cho biết họ lo rằng các khoản trợ cấp của họ giờ sẽ giảm giá trị do đồng bảng Anh mất giá so với đồng euro. Quả thực, những ngày qua giá trị đồng bảng đang lao dốc.

"Mọi người đều đang trong tình cảnh khó khăn bởi họ phải cố gắng sống dựa vào đồng lương hưu", Heather Tombs, chủ một cơ sở tư vấn cho các công dân Anh ở khu vực Dordogne, miền nam nước Pháp, cho biết. "Tình hình vốn đã không dễ dàng, nhưng giờ nó sẽ còn tệ hơn".

Sau khi nghỉ hưu, bà Maureen Webster, 66 tuổi, đã rời thành phố Newcastle của Anh để tới vùng Vendee của Pháp năm 2014 để kinh doanh dịch vụ phòng trọ. Bà lo ngại rằng các cháu của mình ở Anh sẽ không thể dễ dàng tới thăm mình thường xuyên như trước. "Tôi không có từ nào để miêu tả hết cảm giác bàng hoàng và thất vọng của mình", bà Webster nói.(VNEX)


Trung Quốc: Phó tổng biên tập tạp chí đảng tự tử

Phó tổng biên tập một tạp chí lý luận hàng đầu của đảng Cộng sản Trung Quốc được phát hiện chết vì treo cổ tự tử.

Zhu Tiezhi, 56 tuổi, nhà viết luận nổi tiếng về lý luận đảng, phó tổng biên tập tạp chí Qiushi của Trung Quốc, treo cổ trong nhà để xe cơ quan, truyền thông Trung Quốc ngày 28-6 đưa tin.

Tờ Caixin dẫn lời một người bạn giấu tên của ông Zhu nói trong những năm gần đây ông bị trầm cảm do có những bất đồng trong ý thức hệ giữa những người ủng hộ cải cách và phe bảo thủ. 

zhu tiezhi, pho tong bien tap tap chi qiushi. anh: caixin

Zhu Tiezhi, phó tổng biên tập tạp chí Qiushi. Ảnh: Caixin

Ông Zhu tin rằng một học giả phải giữ gìn sự chính trực của mình, có suy nghĩ độc lập và cái nhìn riêng biệt.

People.cn, website thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 26-6 đăng bản tin ngắn về việc Chu tự tử nhưng không nêu rõ nguyên nhân.

Một số kênh truyền thông tiếng Trung ở nước ngoài cho rằng vụ tự tử của ông Zhu có thể do có liên hệ với Lệnh Kế Hoạch, người từng là phụ tá thân cận của cựu chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Ông Lệnh bị cáo buộc nhận hối lộ và thu thập bất hợp pháp bí mật quốc gia.

Qiushi đăng tải một bài 4.000 từ do ông Lệnh Kế Hoạch viết hồi tháng 12-2014, hai tuần trước khi ông "ngã ngựa". Có khả năng ông Lệnh có thể đã tác động để ông Zhu đăng bài lên tạp chí.

Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI), cơ quan chống tham nhũng của đảng cầm quyền, tháng 10-2015 đã chỉ trích tạp chí Qiushi vì "chểnh mảng trong kiểm duyệt chính trị một số bài đăng" và biên tập không cẩn thận khi xuất bản bài của người quen.


Tàu chiến Nga, Mỹ suýt va chạm ở Địa Trung Hải

Tàu khu trục Mỹ Gravely mới đây đã tiếp cận một cách nguy hiểm tàu tuần tra Yaroslav Mudry của Nga, Moskva cho hay.

tau khu truc my gravely.

Tàu khu trục Mỹ Gravely.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 28/6 cho biết thông tin trên đồng thời nhận định hành động này "vi phạm nghiêm trọng cả luật pháp quốc tế lẫn thỏa thuận Nga - Mỹ".

Hãng tin Ria Novosti dẫn lời Bộ trên nói rằng tàu khu trục Mỹ đã tiếp cận một cách nguy hiểm tàu chiến Nga ở khoảng cách từ 60-70 m bên mạn trái và cắt ngang hướng di chuyển của tàu tuần tra Yaroslav Mudry đầy liều lĩnh chỉ cách mũi tàu 180m. 

Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh rằng tàu của họ không có "bất kỳ chuyển động gây nguy hiểm nào với tàu Mỹ" và đã thông báo với Lầu Năm Góc về "vi phạm trắng trợn của chỉ huy và thủy thủ đoàn", quy định phòng ngừa va và đâm nhau, cũng như thỏa thuận Nga - Mỹ đạt được hồi năm 1972 "về phòng tránh các sự cố trên biển và trên không".

Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh gần đây Lầu Năm Góc đã liên tục cáo buộc các phi công và thủy thủ Nga không chuyên nghiệp. Tuy nhiên, vụ việc này cho thấy lính thủy Mỹ đã quên những nguyên tắc cơ bản về di chuyển an toàn trên biển.

Trong thời gian qua, trên Biển Baltic và ở Địa Trung Hải đã xảy ra một số sự cố tiếp cận nguy hiểm giữa các tàu chiến và máy bay Nga-Mỹ. 

Hồi tháng 4, máy bay tiêm kích Su-24 của Nga đã tiếp cận tàu khu trục Donald Cook của Mỹ ở Biển Baltic. Trong tháng 12/2015, tàu tuần tra Nga đã bắn cảnh cáo trên Biển Aegean, để tránh đụng độ với tàu đánh cá Thổ Nhĩ Kỳ


Trung Quốc có thể đắc lợi từ cuộc chia tay giữa Anh và EU

Hậu Brexit, Trung Quốc đứng trước cơ hội củng cố hợp tác kinh tế với Anh và Liên minh châu Âu, từ đó hâm nóng thêm cả các mối quan hệ chính trị.
thu tuong anh david cameron (trai) don tiep chu tich trung quoc tap can binh hoi cuoi thang 10 nam ngoai. anh: reuters

Thủ tướng Anh David Cameron (trái) đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi cuối tháng 10 năm ngoái. Ảnh: Reuters

Trung Quốc đang phải gồng mình đối phó với việc các mặt hàng xuất khẩu của nước này giảm sức hút tại thị trường châu Âu. Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng chịu nhiều áp lực khi phải tìm biện pháp ổn định đồng nội tệ trong bối cảnh thị trường tài chính hỗn loạn.

Song giới chuyên gia kinh tế và phân tích chính trị cho rằng nếu "vụ ly dị" giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) hoàn thành, những công ty giàu nguồn lực của Trung Quốc sẽ là bên đắc lợi khi mà cả Anh và các quốc gia châu Âu đều sẽ tìm đến họ để hợp tác kinh doanh. Ngoài ra, những chính sách đãi ngộ từ Bắc Kinh nhằm thắt chặt các mối quan hệ chính trị cũng là một động lực đặc biệt thúc đẩy hợp tác, theo AP.

"Một trong những lợi thế mà Trung Quốc có thể nhận được từ việc Anh rời EU (Brexit) là một mối quan hệ kinh tế ngày càng mạnh mẽ và gần gũi hơn với Anh, thậm chí với cả EU", Zhang Lihua, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Quan hệ Trung Quốc - châu Âu tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, nhận xét. "Trong tình hình hiện nay, cả Anh và EU đều cần hợp tác với Trung Quốc".

Các lãnh đạo Trung Quốc từng lên tiếng kêu gọi Anh ở lại EU và tránh đề cập đến những lợi ích tiềm tàng nếu Brexit xảy ra. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm qua còn cho hay Bắc Kinh muốn nhìn thấy một châu Âu "đoàn kết và ổn định" cũng như một nước Anh "ổn định và thịnh vượng".

"Chúng ta đang phải chứng kiến cảnh kinh tế thế giới rơi vào bất ổn", ông Lý phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, tổ chức ở thành phố Thiên Tân, Trung Quốc. "Chúng ta cần chung tay giải quyết các thách thức, củng cố niềm tin và tạo ra một môi trường quốc tế ổn định".

Châu Âu là đối tác thương mại lớn nhất và vô cùng quan trọng của Trung Quốc. Giới đầu tư Trung Quốc từ lâu đã coi đây là một thị trường cởi mở và tiềm năng hơn so với Mỹ, nơi mà các thương vụ mua bán thường gặp nhiều trở ngại bởi những mối lo lắng về an ninh.

Các thương nhân Trung Quốc hiện là chủ sở hữu công ty Club Med, nhà sản xuất lốp xe Pirelli đến từ Pháp, hãng xe Volvo, hãng ngũ cốc Weetabix, hay đội bóng Inter Milan (Italy) và Aston Villa (Anh).

London trong khi đó là trung tâm lớn thứ hai thế giới bên ngoài Trung Quốc chuyên xử lý các giao dịch bằng nhân dân tệ.

Ông Lu Zhengwei, chuyên gia kinh tế hàng đầu tại Ngân hàng Công nghiệp ở Thượng Hải, nhận định Anh có những công nghệ mà Trung Quốc rất cần cho giai đoạn phát triển hòng thoát khỏi hình ảnh "công xưởng thế giới".

"Trung Quốc sẽ hưởng lợi từ những kinh nghiệm phát triển công nghiệp của Anh", Lu nói. "Tôi cho rằng chúng ta nên tận dụng cơ hội này để thiết lập một cơ chế tự do thương mại giữa Anh và Trung Quốc nhằm tăng cường hợp tác song phương".

Ngoài ra, hợp tác kinh tế gần gũi còn góp phần hâm nóng các mối quan hệ chính trị, ông Zhang nhấn mạnh. "Anh và EU có thể sẽ trở nên thân thiện hơn với Trung Quốc về mặt chính trị nhưng đây không phải điều mà Trung Quốc cố gắng tìm kiếm", ông nói.

Nhưng theo ông Liu Yuanchun, lãnh đạo Học viện Quốc gia về Chiến lược và Phát triển thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, việc hợp tác riêng rẽ với mỗi bên sẽ cho phép Bắc Kinh đạt được những thỏa thuận mà trước đây không thể thông qua bởi chúng cần có sự đồng thuận của cả châu Âu và Anh.

"Lợi ích chính trị đối với Trung Quốc còn lớn hơn lợi ích kinh tế", Liu đánh giá.

Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng phải đối mặt với một rủi ro là việc Anh rời EU có thể tạo điều kiện để các thành viên khác của khối thoải mái hơn trong thực thi những biện pháp cứng rắn nhằm giải quyết tranh chấp thương mại với Trung Quốc, nhất là ở ngành thép.

EU và Mỹ cáo buộc Trung Quốc bán phá giá thép, gây ảnh hưởng tới các đối thủ cạnh tranh, khiến hàng nghìn người có nguy cơ mất việc làm. Mỹ đã áp đặt thuế chống bán phá giá lên đến 522% với mặt hàng thép của Trung Quốc, nhưng tại EU, sự phản đối từ Anh khiến liên minh này không thể áp mức thuế cao hơn.

Trong ngắn hạn, tình trạng bất ổn ở châu Âu hậu Brexit nhiều khả năng sẽ làm giảm nhu cầu đối với các mặt hàng Trung Quốc nhưng mức độ ảnh hưởng tới thương mại sẽ ít hơn so với cách đây 10 năm, giới quan sát dự đoán. Tỷ lệ xuất khẩu của Trung Quốc năm ngoái giảm xuống mức 22%, so với mức 33% của năm 2007.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, một vấn đề nghiêm trọng hơn đối với Trung Quốc là áp lực giảm giá lên đồng nhân dân tệ trên các thị trường tiền tệ toàn cầu.

Đồng bảng Anh và euro được 17 nước EU sử dụng đã giảm giá tương đối so với USD. Khi đồng tiền của các quốc gia đang phát triển khác cũng suy yếu, ngân hàng trung trương Trung Quốc buộc phải quyết định liệu họ có nên để đồng nhân dân tệ giảm giá cùng không hay vẫn neo theo đồng USD.

Năm ngoái, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc phải chi tới 10 tỷ USD để chống đỡ cho đồng nhân dân tệ sau khi chính quyền nước này điều chỉnh cơ chế thiết lập tỷ giá hối đoái khiến đồng nội tệ rớt giá. Hành động ấy tạo ra suy đoán rằng Bắc Kinh làm yếu đồng tiền để hỗ trợ xuất khẩu, khiến không ít nhà đầu tư chuyển vốn khỏi Trung Quốc.

Nếu đồng USD tăng giá so với nhân dân tệ, "điều này sẽ khơi dậy một làn sóng hoang mang trước kịch bản nhân dân tệ lao dốc, từ đó khiến dòng vốn rời Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh", Julian Evans-Pritchard và Mark Williams từ công ty tư vấn kinh tế Capital Economics, trụ sở ở London, mới đây phân tích trong một báo cáo.


Triều Tiên đề nghị đối thoại, Hàn Quốc bác bỏ

Triều Tiên đề nghị đối thoại nhưng Hàn Quốc đã bác bỏ, nói rằng đây chỉ là sự tuyên truyền của Triều Tiên.

Hãng thông tấn KCNA (Triều Tiên) cho biết ngày 27-6, Triều Tiên chính thức gửi thư đến Hàn Quốc đề nghị tổ chức một gặp mặt chung tại thủ đô Bình Nhưỡng hoặc TP Kaesong của Triều Tiên.

Địa chỉ nhận thư là hơn 100 cá nhân Hàn Quốc, bao gồm nhiều nghị sĩ Hàn Quốc, các quan chức làm việc vì sự hòa giải, sum họp gia đình hai bên.

Triều Tiên đề nghị cuộc gặp có thể diễn ra vào ngày 15-8, đúng dịp kỷ niệm 71 năm Triều Tiên và Hàn Quốc độc lập từ đế quốc Nhật, nhằm “chấm dứt bảy thập niên chia rẽ, mở ra một thời kỳ mới cho liên Triều”.

linh trieu tien canh gac o khu vuc phi quan su ban mon diem. anh: us navy

Lính Triều Tiên canh gác ở khu vực phi quân sự Bàn Môn Điếm. Ảnh: US NAVY

Tuy nhiên, Hàn Quốc đã bác bỏ thông điệp này của Triều Tiên, nói rằng đây là “một chiến dịch tuyên truyền lỗi thời”, theo hãng tin Newsis (Hàn Quốc).

Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Hong Yong-pyo cho biết Hàn Quốc rất mong muốn một cuộc đối thoại thiện chí và hiệu quả với Triều Tiên, tuy nhiên ông cho rằng các cuộc đối thoại giữa hai bên sẽ không có kết quả gì một khi Triều Tiên vẫn khăng khăng không chịu giải giáp hạt nhân.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục