tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 07-08-2016

  • Cập nhật : 07/08/2016

Người biểu tình Hong Kong nói "chúng tôi ghét Trung Quốc"

 Cuộc biểu tình hòa bình đòi độc lập được diễn ra chỉ 12 ngày sau kết quả một cuộc thăm dò dư luận cho thấy 1/6 người Hong Kong ủng hộ tách đặc khu này khỏi Trung Quốc.

hong kong lan dau tien to chuc tuan hanh doi doc lap, tach khoi trung quoc - anh: afp

Hong Kong lần đầu tiên tổ chức tuần hành đòi độc lập, tách khỏi Trung Quốc - Ảnh: AFP

Theo TIME, hôm qua 5-8 hàng ngàn người đã tham gia cuộc biểu tình hòa bình đòi độc lập đầu tiên trong lịch sử Hong Kong. Hầu hết mọi người ngồi trên cỏ, nhiều người giơ cao biểu ngữ "Hong Kong độc lập" trong lúc nghe các nhà hoạt động chính trị phát biểu.

Cuộc biểu tình do Đảng quốc gia Hong Kong khởi xướng sau vụ việc sáu nhà hoạt động ủng hộ Hong Kong độc lập bị cấm ứng cử trong cuộc bầu cử cơ quan lập pháp của thành phố vào tháng 9 tới.

Trong số các diễn giả tham gia cuộc biểu tình, nhà hoạt động Edward Leung, một trong những người bị cấm ra ứng cử, tuyên bố: "Chủ quyền của Hong Kong không thuộc về ông Tập Cận Bình, không thuộc về nhà cầm quyền, không thuộc về chính quyền Hong Kong. Nó thuộc về người Hong Kong".

Một người mẹ 30 tuổi mang theo hai con tham gia biểu tình nói: "Nếu Hong Kong không được độc lập, thế hệ sau của chúng tôi sẽ bị cản trở rất nhiều".

Trong khi đó Kyle Mak, một nhà tư vấn tài chính 29 tuổi, cho rằng nhiều người Hong Kong cảm thấy "như bị Trung Quốc nô dịch".

Sinh viên Mikel Fung 20 tuổi nói: "Họ không tôn trọng chúng tôi. Độc lập là cách duy nhất chúng tôi có thể trở lại với cuộc sống mình mong muốn trước năm 1997. Chúng tôi ghét Trung Quốc".

Anh Andy Chan, 25 tuổi, lãnh đạo Đảng quốc gia Hong Kong ủng hộ độc lập và cũng là một ứng cử viên bị cấm tranh cử, cho rằng cuộc biểu tình là cơ hội để người dân nói về tương lai.(Tuoitre)

Trung Quốc đòi Singapore tôn trọng lập trường về Biển Đông

Trung Quốc yêu cầu Singapore "tôn trọng" lập trường của nước này trước phán quyết từ tòa trọng tài quốc tế liên quan đến vấn đề Biển Đông.

nguoi phat ngon bo ngoai giao trung quoc hoa xuan doanh. anh: reuters

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh. Ảnh: Reuters

"Trung Quốc hy vọng Singapore có thể duy trì một lập trường khách quan và công bằng" với tư cách là nước điều phối mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để thúc đẩy quan hệ Trung Quốc - ASEAN phát triển lành mạnh, ổn định, Strait Times dẫn lời bà Hoa Xuân Doanh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm qua nói.

Thông báo này được cho là nhằm đáp trả những bình luận mà Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đưa ra tại một buổi tiệc chiêu đãi do Phòng Thương mại Mỹ và Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN tổ chức hôm 2/8 ở Washington.

Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Singapore cho rằng Bắc Kinh đến nay vẫn chưa thay đổi những chính sách liên quan đến vấn đề chủ quyền Biển Đông sau khi Tòa Trọng tài Thường trực do Liên Hợp Quốc bảo trợ ở The Hague, Hà Lan, ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc.

Bà Hoa Xuân Doanh tiếp tục lặp lại lập trường của Trung Quốc, khẳng định phán quyết từ Tòa Trọng tài là "vô hiệu" và "không có tính ràng buộc". Bắc Kinh sẽ không chấp nhận hay thừa nhận chúng.

Tòa Trọng tài tại The Hague, Hà Lan, hôm 12/7 ra phán quyết cho vụ kiện của Philippines, khẳng định Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong yêu sách "đường lưỡi bò" hay còn gọi là "đường 9 đoạn" mà nước này đơn phương vạch ra, bao trùm gần hết diện tích Biển Đông.(Vnexpress)

Hàng trăm nghìn người yêu cầu Thủ tướng Nga từ chức

Tính đến ngày 5/8, hơn 168.000 người dân Nga đã ký vào một đơn kiến nghị trực tuyến, kêu gọi Thủ tướng nước này Dmitry Medvedev từ chức sau khi ông khuyến nghị một giáo viên lương thấp tìm một công việc khác.

tong thong nga vladimir putin (giua, hang dau) va thu tuong dmitry medvedev (phai, hang dau) tai mot le ky niem o moskva ngay 22/6. anh: epa/ttxvn

Tổng thống Nga Vladimir Putin (giữa, hàng đầu) và Thủ tướng Dmitry Medvedev (phải, hàng đầu) tại một lễ kỷ niệm ở Moskva ngày 22/6. Ảnh: EPA/TTXVN

Tại một diễn đàn giáo dục của giới trẻ diễn ra hôm 2/8, khi được một giáo viên đại học từ vùng Dagestan nghèo đói hỏi về lý do vì sao các giáo viên được trả mức lương chỉ bằng một nửa mức lương của nhân viên cảnh sát, Thủ tướng Medvedev đã đáp lại rằng không cần phải so sánh, dạy học không phải là một nghề cho những ai đang tìm kiếm sự giàu có. 

Theo ông, nếu muốn kiếm tiền, có rất nhiều chỗ để có thể làm việc đó nhanh hơn ngành nghề này. 

Theo trang mạng có địa chỉ change.org, nơi đăng tải đơn kiến nghị trực tuyến này, yêu cầu Tổng thống Vladimir Putin sa thải ông Medvedev.(TTXVN)

Nhật Bản triệu đại sứ Trung Quốc phản đối xâm phạm lãnh hải

Bộ ngoại giao Nhật Bản đã triệu đại sứ Trung Quốc tới trao công hàm phản đối việc tàu cá và tàu cảnh sát biển nước này đi vào vùng biển của Nhật.

nhom dao senkaku/dieu ngu tranh chap giua nhat ban va trung quoc tren bien hoa dong - anh: reuters

Nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc trên biển Hoa Đông - Ảnh: Reuters

Theo Reuters, ngày 5-8, Bộ Ngoại giao Nhật Bản lên tiếng phản đối sau khi các tàu cảnh sát biển và tàu cá Trung Quốc đồng thời đi vào khu vực lãnh hải ở gần nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông do Nhật kiểm soát nhưng Bắc Kinh cũng tuyên bố có chủ quyền.

Trước nay thi thoảng Bắc Kinh vẫn đưa tàu cảnh sát biển đi vào khu vực gần nhóm đảo, nhưng đây là lần đầu tiên tàu cảnh sát biển và tàu cá đồng thời tiến vào.

Một quan chức ngoại giao Nhật Bản nói rõ ràng động thái cho thấy Trung Quốc muốn tăng cường việc khẳng định chủ quyền của họ tại đây.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Shinsuke Sugiyama đã triệu đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Cheng Yonghua tới trao công hàm phản đối về sự việc.

Cùng ngày, Trung Quốc cũng lên tiếng cáo buộc tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, bà Tomomi Inada, xuyên tạc lịch sử khi không đề cập tới việc các binh sĩ Nhật Bản đã thảm sát dân thường Trung Quốc trong Thế chiến thứ hai.

Thời gian qua, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới, căng thẳng lên rất nhiều sau những tranh chấp lãnh thổ và cả những bất đồng trong các vấn đề liên quan tới việc giải quyết hậu quả lịch sử thời chiến giữa hai nước.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục