tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 31-10-2015

  • Cập nhật : 31/10/2015

Tòa án quốc tế xử vụ biển Đông: 1-0 cho Philippines

Báo chí Philippines đưa tin TòaTrọng tài thường trực (PCA) quyết định họ có thẩm quyền phân xử vụ Philippines kiện Trung Quốc về tranh chấp trên biển Đông.

Cụ thể, trong thông cáo được đưa ra vào đêm 29-10, Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague – Hà Lan nhất trí khẳng định cả Philippines và Trung Quốc đều đã ký Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) nên “phải giải quyết các tranh chấp theo công ước này”.

"Tòa án quan tâm đến vai trò của "các quyền lợi lịch sử" và nguồn gốc của các quyền về hàng hải trên biển Đông; về hiện trạng của các đặc trưng hàng hải nhất định trên biển Đông; và tính pháp lý của các hành động (mà Philippines cho là vi phạm UNCLOS) của Trung Quốc trên biển Đông".

“Tòa án cũng khẳng định việc Trung Quốc không tham gia quá trình tố tụng không ảnh hưởng đến quyền xét xử của tòa cũng như quyết định đơn phương khởi kiện của Philippines không vi phạm thủ tục giải quyết tranh chấp theo UNCLOS” – trang Rappler của Philippines trích dẫn lại thông cáo.

Cuối cùng, PCA kết luận họ “có quyền phân xử”. Đây được xem là thắng lợi đầu tiên cho Philipppines bởi lẽ Trung Quốc từng nhiều lần tranh cãi rằng PCA không có thẩm quyền xét xử vụ kiện này.

Thông tin này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Mỹ điều tàu khu trục USS Lassen vào vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên biển Đông.

quang canh tai toa an trong tai quoc te. anh: pca

Quang cảnh tại Tòa án Trọng tài quốc tế. Ảnh: PCA

Philippines đệ đơn lên PCA vào tháng 1-2013 nhằm tìm cách vô hiệu hóa tuyên bố chủ quyền dựa trên "đường 9 đoạn" phi lý của Trung Quốc. Cụ thể, Philippines nộp đơn kiện lên PCA, yêu cầu được thực thi quyền khai thác tài nguyên trong phạm vi 200 dặm tính từ bờ biển của mình (Manila tuyên bố đây là vùng đặc quyền kinh tế của họ).

Trung Quốc đưa ra "đường lưỡi bò" ngông cuồng này để lấp liếm cho tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ biển Đông. Đến tháng 3-2014, Chính phủ Philippines đã đệ trình hồ sơ pháp lý dày 4.000 trang để củng cố cho đơn kiện của mình, trong đó có các bằng chứng và bản đồ.

Ngày 7-7-2015, PCA bắt đầu phiên tranh luận về vụ kiện. Dù không mở công khai nhưng PCA cho phép các đoàn đại biểu nhỏ từ Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản, Indonesia và Thái Lan tới quan sát, theo yêu cầu của các quốc gia này. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn kiên quyết từ chối tham dự phiên xử.

Philippines lập luận PCA nên can thiệp vào các tranh chấp ở biển Đông liên quan đến quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên và hải sản, dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà cả Bắc Kinh và Manila đều ký kết.


Mỹ hoan nghênh vụ xử Trung Quốc về "đường lưỡi bò"

Sau khi Tòa Trọng tài thường trực (PCA) tuyên bố có thẩm quyền xét xử vụ Philippines kiện "đường lưỡi bò" của Trung Quốc trên biển Đông, Bắc Kinh tái khẳng định lập trường "không chấp nhận và không tham gia vào phiên tòa".

“Nỗ lực để đạt được nhiều lợi ích bất hợp pháp hơn nữa, bằng cách tiến hành phân xử đơn phương là không thực tế và sẽ chẳng dẫn đến đâu. Trung Quốc cam kết giải quyết các tranh chấp liên quan thông qua đàm phán và tham vấn với các bên liên quan trực tiếp. Đây là phương án đúng đắn duy nhất” – ông Chu Hải Quyền, người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington, nói.

Tiếp đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Philippines trở lại "con đường đúng đắn" là đàm phán để giải quyết những tranh chấp giữa hai nước trên biển Đông. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân còn khẳng định vụ kiện sẽ "không ảnh hưởng tới các tuyên bố chủ quyền trên biển" của nước này.

Ngược lại, Philippines hoan nghênh quyết định của PCA. "Quyết định trên thể hiện một bước tiến lớn trong nỗ lực của Manila để tìm kiếm hòa bình, giải quyết công bằng tranh chấp và làm rõ quyền lợi các bên theo UNCLOS" - tờPhil Star dẫn lời Luật sư trưởng Florin Hilbay, người dẫn đầu đoàn Philippines tham gia các phiên điều trần tại PCA hồi tháng 7. Theo ông, tòa sẽ tổ chức phiên điều trần và ra phán quyết sau đó 6 tháng.

ong john mccain cho phan quyet la “mot buoc tien quan trong trong viec giu gin luat phap quoc te”.anh: reuters

Ông John McCain cho phán quyết là “một bước tiến quan trọng trong việc giữ gìn luật pháp quốc tế”.Ảnh: REUTERS

Trong khi đó, Mỹ hoan nghênh quyết định của tòa. “Điều này cho thấy luật pháp quốc tế được áp dụng vào tranh chấp ở biển Đông" - một quan chức quốc phòng cấp cao nói.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby trong cuộc họp báo thường ngày khẳng định theo Công ước Liên HIệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), quyết định của tòa án sẽ mang tính ràng buộc pháp lý đối với cả Philippines và Trung Quốc.

Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ John McCain, ca ngợi phán quyết của PCA. Ông McCain cho phán quyết là “một bước tiến quan trọng trong việc vận dụng luật pháp quốc tế để chống lại các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông".

Ông McCain cũng nói Washington nên tiếp tục hỗ trợ các đối tác và đồng minh như Philippines đối phó với tham vọng bành trướng của Trung Quốc, bao gồm các cuộc tuần tra đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trái phép trên biển Đông.

Bà Bonnie S.Glaser, cố vấn cao cấp châu Á và Giám đốc Dự án điện Trung Quốc của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (CSIS), đánh giá phán quyết của PCA là "cú đấm mạnh vào Trung Quốc".

Trong khi đó, nhà phân tích chính trị Richard Javad Heydarian thuộc trường ĐH De La Salle (Philippines) nhận định phán quyết cũng sẽ gửi một tín hiệu rằng các quốc gia có tuyên bố chủ quyền biển Đông có thể khởi kiện tương tự.

Một số  nhà quan sát cho rằng chuyện này khiến cho Trung Quốc không hài lòng. Ông Heydarian lưu ý dù phán quyết không thể ép Trung Quốc thi hành theo song vẫn khiến siêu cường này mất mặt.

Hiện chưa có ngày giờ cụ thể cho các buổi điều trần sắp tới. Tuy nhiên, theo hãng tin CNA của Đài Loan, tòa án sẽ tiếp tục tổ chức lấy lời khai, căn cứ pháp lý của vụ kiện. Dù không mở cửa cho bên ngoài, tòa trọng tài sẽ cân nhắc cho phép các nước liên quan cử đoàn đại biểu quy mô nhỏ dự thính. Kết quả phán quyết có thể sẽ được đưa ra vào năm 2016.

Philippines đã đệ đơn kiện lên PCA từ tháng 1-2013, cho rằng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại biển Đông không phù hợp với UNCLOS. Philippines cũng khẳng định một số rạn san hô và bãi cát ngầm Trung Quốc chiếm đóng không được hưởng quy chế lãnh hải hoặc làm cơ sở để tuyên bố có lãnh hải.

Tòa PCA đặt tại The Hague - Hà Lan, thành lập năm 1899, khuyến khích giữa các nước, tổ chức và các nhân giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa bình. Trong khi đó, Trung Quốc và Philippines là 2 trong số 117 nước thành viên.


Trung Quốc củng cố Quân ủy Trung ương

Hội nghị Trung ương 5 khóa 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc (từ ngày 26 đến 29-10) có khả năng mở đường cho Chủ nhiệm Tổng cục Trang bị - ông Trương Hựu Hiệp - trở thành Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương (CMC).

Ông Trương là thân tín của Chủ tịch Tập Cận Bình, có thể được “chọn mặt gửi vàng” để giúp ông Tập xây dựng quân đội cho nhiệm kỳ 2017 - 2022.

Nhận xét về ông Trương Hựu Hiệp, nhà phân tích quân sự Hồng Kông Lương Quốc Lượng nói: “Ông Trương là người hòa đồng, sẽ giúp Chủ tịch Tập Cận Bình thống nhất ý kiến về thực hiện cải cách trong quân đội”.

Trước đó, phương tiện truyền thông người Hoa ở nước ngoài đồn đoán Chính ủy Tổng cục Hậu cần Lưu Nguyên có thể được chọn. Tuy nhiên, 3 nguồn tin độc lập của tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hồng Kông) đều đánh giá cơ hội trở thành Phó Chủ tịch CMC của ông Lưu rất “mong manh”.

chu nhiem tong cuc trang bi truong huu hiep (trai) va chinh uy tong cuc hau can luu nguyenanh: scmp

Chủ nhiệm Tổng cục Trang bị Trương Hựu Hiệp (trái) và Chính ủy Tổng cục Hậu cần Lưu NguyênẢnh: SCMP

Ông Lưu được cho là có công đầu trong việc lật đổ cựu Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Cốc Tuấn Sơn, 2 cựu phó chủ tịch CMC Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng. Dù vậy, 2 nguồn tin quân sự Bắc Kinh tiết lộ ông Lưu vấp phải nhiều phản kháng vì “quá thẳng tính”.

Chống tham nhũng trong quân đội chỉ là phần đầu trong kế hoạch của Chủ tịch Tập Cận Bình, tiếp theo là tập trung vào cải cách, cần người có năng lực, trẻ hơn và trung thành.

Trong khi đó, đại diện Bộ Công an Trung Quốc hôm 29-10 thông báo 556 đối tượng đã bị bắt giữ tại 59 quốc gia và vùng lãnh thổ kể từ khi chiến dịch “Săn cáo 2015” bắt đầu hồi tháng 4.

Cùng ngày, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Bắc Chu Bổn Thuận vì tình nghi nhận hối lộ. Ông Chu từng giữ những vị trí chủ chốt trong Ủy ban Chính pháp trung ương vào thời điểm cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang đứng đầu ủy ban này.


Trùm bất động sản xuất thân từ cướp ngân hàng

Một tên cướp ngân hàng trở thành đại gia trong ngành bất động sản tại Trung Quốc đã bị bắt giữ sau 16 năm lẩn trốn, truyền thông nước này cho hay.

nghi pham ho thich tai don canh sat - anh chup man hinh weibo

Nghi phạm họ Thích tại đồn cảnh sát - Ảnh chụp màn hình Weibo

Tân Hoa xã cho biết nghi phạm họ Thích đã cầm đầu một nhóm 5 người tiến hành cướp hơn 2 triệu nhân dân tệ, tương đương 330.000 USD, tại một ngân hàng ở tỉnh miền trung Hà Nam hồi tháng 12.1999.

Thích sau đó được cho là đã chia chác tiền cướp được cho đồng đảng, rồi đầu tư tiền bạc vào “bất động sản, thương mại và khu vui chơi”, từ đó gầy dựng nên một “đế chế” trị giá lên đến hàng triệu nhân dân tệ, theo Tân Hoa xã.

Báo cáo của cảnh sát cho biết trong vụ tấn công vào ngân hàng ở Hà Nam, băng của Thích đã nã 8 phát đạn, làm trọng thương một nhân viên bảo vệ và một nhân viên ngân hàng. Vụ việc này đã gây chấn động dư luận toàn quốc lúc bấy giờ.

Tân Hoa xã cho hay hiện chưa rõ làm thế nào cảnh sát phát hiện ra Thích. Tờ Tin tức Trịnh Châu Buổi Chiều (Trung Quốc) tiết lộ các điều tra viên đã tốn hơn 10 tháng để lần ra manh mối, thông qua “các dữ liệu kỹ thuật và nguồn tin từ nhân dân”.

Tờ báo này còn cho biết thêm rằng vào tuần trước, đã có hơn 80 cảnh sát vũ trang được điều động để trấn áp 3 thành viên của băng cướp, còn Thích và một người khác bị bắt tại nhà một người bạn của tên này 3 ngày sau đó.


'Ông Tập Cận Bình khó xử vụ tàu Mỹ áp sát đảo nhân tạo'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lâm vào thế khó xử khi phải có phản ứng với việc Mỹ điều tàu chiến áp sát đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi đắp trái phép ở Biển Đông, tờ Taipei Times (Đài Loan) dẫn lời một học giả có uy tín nhận định.

chu tich trung quoc tap can binh - anh: reuters

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Reuters

Ông Đinh Thụ Phạm, chủ nhiệm Viện Quan hệ Quốc tế (Đài Loan), cho biết Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục giữ chiến thuật “đánh nhưng tránh làm vỡ”, theo đó hai bên sẽ tự kiềm chế để tránh làm gia tăng căng thẳng, nhưng vẫn tiếp tục đối đầu với nhau.   

Chuyên gia này còn nói thêm rằng hành động của Mỹ hoàn toàn phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), vốn quy định rằng tàu nước ngoài, cả dân sự lẫn quân sự, đều được phép đi ngang lãnh hải.

Thông qua hành động cho tàu đi vào phạm vi 12 hải lý quanh đảo nhân tạo tại Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn ngày 27.10, Washington muốn “bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc” tại khu vực này, ông Đinh bình luận. Nếu Trung Quốc ngăn tàu Mỹ, Washington sẽ lên tiếng cáo buộc nước này vi phạm luật pháp quốc tế, theo chuyên gia Đài Loan.

Tuy nhiên, nếu ông Tập không phản ứng mạnh, điều này sẽ cho khiến chính sách ngoại giao của chủ tịch Trung Quốc bị chất vấn bởi những người thuộc phe diều hâu như Thiếu tướng La Viện, người từng kêu gọi Bắc Kinh cần phải ra đòn với bất kỳ nước nào xâm phạm quyền lợi quốc gia Trung Quốc.

Tờ Taipei Times cho hay sau khi khu trục hạm USS Lassen áp sát đảo nhân tạo, ông Lục Khảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, chỉ trích tàu Mỹ xâm nhập bất hợp pháp vùng biển của Trung Quốc tại Quần đảo Trường Sa (?).

Ông này còn nói thêm rằng chính phủ Trung Quốc đã “theo dõi sát và cảnh báo” tàu chiến này, đồng thời Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã gửi công hàm phản đối cái mà ông Lục gọi là “hành động tắc trách của Mỹ”.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục