tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 26-06-2016

  • Cập nhật : 26/06/2016

40.000 người London đòi độc lập sau khi Anh bỏ phiếu rời EU

Hàng chục nghìn người London ký đơn thỉnh cầu để thành phố vẫn ở lại EU, trong khi thị trưởng Sadiq Khan cho rằng thủ đô phải có tiếng nói trong các cuộc đàm phán sắp tới với châu Âu.
tai xe taxi cam co anh. anh: bbc

Tài xế taxi cầm cờ Anh. Ảnh: BBC

Theo AFP, hơn 40.000 người ký vào đơn thỉnh cầu trên trang web change.org, với yêu cầu: "Tuyên bố London độc lập khỏi Vương quốc Anh và nộp đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU)".

Trong khi 52% người Anh bỏ phiếu ủng hộ rời khỏi EU trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 23/6, 60% người London bỏ phiếu để Anh ở lại.

"London là thành phố quốc tế và chúng tôi muống duy trì ở trong trái tim của châu Âu", đơn thỉnh nguyện viết. "Hãy đối mặt với điều này, phần còn lại của đất nước đều bất đồng. Vì vậy thay vì thụ động bỏ phiếu đối chọi lẫn nhau trong mọi cuộc bầu cử, hãy chính thức ly dị và tiến tới ở chung với những người bạn của chúng ta trong châu lục".

"Đơn thỉnh cầu này kêu gọi Thị trưởng Sadiq Khan tuyên bố London độc lập và nộp đơn để gia nhập EU", đơn viết.

Bản thân ông Khan cũng phát tuyên bố về cuộc thương lượng về việc Anh rời khỏi EU. "Điều then chốt là London có tiếng nói trên bàn đàm phán, cùng với Scotland và Bắc Ireland", thị trưởng ủng hộ ở lại EU nói. "Dù chúng ta sẽ ở ngoài EU, điều then chốt là chúng ta vẫn là một phần trong thị trường duy nhất", ông nói.

"Rời khỏi thị trường duy nhất với 500 triệu người với các lợi ích của tự do thương mại, sẽ là một sai lầm. Tôi sẽ hối thúc chính phủ đảm bảo đây là hòn đá nền tảng của cuộc thương lượng với EU", ông Khan cho hay.

Ngoài London, Scotland và Bắc Ireland là những vùng hiếm hoi ở Vương quốc Anh mà đa số ủng hộ Anh ở lại EU.


Tổng thống Putin: Nga chưa bao giờ can thiệp trưng cầu dân ý của Anh

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua cho rằng chính phủ Anh đã "quá tự tin" trong cuộc trưng cầu dân ý, đồng thời bác bỏ việc can thiệp vào cuộc trưng cầu về việc đi hay ở lại EU. 
tong thong nga vladimir putin. anh: zumapress

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: ZumaPress

Tổng thống Putin cho rằng việc bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu (EU) là kết quả của "không gì khác ngoài cách tiếp cận quá tự tin và thiển cận của tầng lớp lãnh đạo Anh đối với vấn đề then chốt của đất nước họ và với châu Âu nói chung".

"Nó sẽ gây ra hậu quả với Vương quốc Anh, với toàn bộ châu Âu và tất nhiên là cả với chúng tôi", AFP dẫn lời ông nói thêm.

Ông cũng cho biết lý do người Anh bỏ phiếu ra khỏi EU là điều "có thể hiểu được". "Đầu tiên, không ai muốn nuôi ăn và trợ cấp cho các nền kinh tế yếu hơn".

"Rõ ràng, mọi người không hài lòng với việc giải quyết các vấn đề an ninh, vốn nhanh chóng xấu đi do dòng người di cư ào ạt", ông Putin nói tiếp. 

Nhiều nhà quan sát cho rằng việc Anh sẽ rời EU sẽ có lợi cho ông Putin, bởi ông bị cáo buộc gây chia rẽ giữa các thành viên EU. Nhưng tổng thống Nga hôm qua nói nước này chưa bao giờ "can thiệp, không bao giờ thể hiện ý kiến" về vấn đề. Ông bác bỏ những ý kiến gắn Nga với cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý đưa Anh ra khỏi EU. 

"Tất nhiên chúng tôi đã theo dõi chặt chẽ điều đang diễn ra, nhưng không tác động đến quá trình theo bất cứ cách nào và cũng chẳng cố làm điều đó", ông Putin cho biết.

Dmitry Peskov, phát ngôn viên Điện Kremlin cũng nhấn mạnh không có dấu hiệu nào cho thấy Moscow vui mừng về kết quả cuộc bỏ phiếu. "Vấn đề Brexit là vấn đề nội bộ của Anh và là vấn đề quan hệ với EU", ông Peskov nói, đề cập đến thuật ngữ chỉ việc Anh rời EU. 


Tây Ban Nha muốn Anh chia sẻ chủ quyền đối với Gibraltar

Ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Garcia-Margallo ngày 24-6 đã đề nghị Anh chia sẻ chủ quyền vùng lãnh thổ Gibraltar sau khi người dân Anh bỏ phiếu chọn rời khỏi Liên minh châu Âu.

ban dao gibraltar - vung lanh tho o hai ngoai cua vuong quoc anh - anh: reuters

Bán đảo Gibraltar - vùng lãnh thổ ở hải ngoại của Vương quốc Anh - Ảnh: Reuters

“Đó là một sự thay đổi hoàn toàn của triển vọng mở ra những khả năng mới tại Gibraltar mà chúng ta đã không nhìn thấy trong một thời gian rất dài. Để được rõ ràng, tôi hi vọng công thức đồng chủ quyền sẽ là cờ Tây Ban Nha trên The Rock” - ông Garcia-Margallo nói.

Trong cuộc trưng cầu ý dân năm 2002, khoảng 99% cử tri Gibraltar đã bỏ phiếu từ chối việc đồng chủ quyền lãnh thổ với Tây Ban Nha.

Bán đảo trên bờ biển phía nam Tây Ban Nha này là lãnh thổ của Anh kể từ năm 1713 với 30.000 cư dân được biết đến với tên gọi khác là "The Rock". Gibraltar cũng là một điểm tranh chấp chính yếu trong mối quan hệ giữa Anh và Tây Ban Nha.

Reuters cho biết đa số người dân sống tại Gibraltar là công dân Anh với hộ chiếu Anh, mặc dù hàng ngàn người Tây Ban Nha từ lục địa vẫn qua bán đảo này làm việc mỗi ngày.

Ông Garcia-Margallo cho biết Tây Ban Nha sẽ nhắm đến các cuộc đàm phán song phương để tìm kiếm sự đồng chủ quyền Gibraltar với Anh trong một khoảng thời gian nhất định và cuối cùng là đòi lại Gibraltar từ Anh.

Anh từ chối bất cứ khái niệm nào về chủ quyền của Tây Ban Nha đối với Gibraltar - một trong những khu vực thịnh vượng nhất châu Âu với một nền kinh tế phát triển mạnh dựa trên dịch vụ tài chính, du lịch và đánh bạc trực tuyến.


​Ông Obama cố gắng hạn chế ảnh hưởng từ Brexit

Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 24-6 cố gắng hạn chế hậu quả của cuộc bỏ phiếu rời liên minh châu Âu của Anh vốn đe dọa gây tổn hại cho sự phục hồi kinh tế Mỹ, ảnh hưởng đến chương trình thương mại của ông và làm chệch hướng các đồng minh Mỹ về các vấn đề an ninh toàn cầu.

ong obama phat bieu ve viec anh roi khoi khoi dong chung euro tai hoi nghi doanh nhan toan cau o dh stanford hom 24-6 - anh: reuters

Ông Obama phát biểu về việc Anh rời khỏi khối đồng chung euro tại hội nghị Doanh nhân toàn cầu ở ĐH Stanford hôm 24-6 - Ảnh: Reuters

Ông Obama, từng tranh luận nhiệt tình chống lại việc Anh thoát ly khỏi EU, tuyên bố rằng Washington vẫn sẽ duy trì "mối quan hệ đặc biệt" với London và quan hệ chặt chẽ với Brussels.

"Trong khi mối quan hệ giữa Anh với EU sẽ thay đổi, có một đièu sẽ không thay đổi là mối quan hệ đặc biệt tồn tại giữa hai đất nước chúng ta" - ông Obama nói trong một sự kiện tại ĐH Stanford, đề cập đến đồng minh Anh.

"EU vẫn sẽ là một trong những đối tác không thể thiếu của chúng tôi" - ông Obama tuyên bố.

Ông Obama cũng đã có một cuộc trò chuyện với thủ tướng David Cameron và thủ tướng Đức Angela Merkel ngay sau kết quả của cuộc trưng cầu ý dân hôm qua ở Anh. Đây là một đòn giáng mạnh nhất vào dự án thống nhất một châu Âu lớn hơn kể từ sau Thế chiến II.

Tổng thống Obama tuyên bố Mỹ và Anh sẽ "tiếp tục tập trung vào việc đảm bảo tăng trưởng kinh tế và ổn định tài chính".

CÁc cuộc đàm phán về hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) đều đã bị đình trệ bởi sự khác biệt sâu đậm và sự gia tăng chống thương mại giữa hai châu lục.

Cũng như các hậu quả kinh tế toàn cầu khác, việc Anh rời khỏi khối đồng chung euro khiến ông Obama và nước Mỹ gặp khó khăn hơn thúc đẩy các đồng minh phương Tây tham gia vào các hành động chung chống lại những thách thức như Nhà nước Hồi giáo, Nga và sự nổi lên của Trung Quốc.

Việc Anh rời khỏi EU cũng sẽ buộc tổng thống Mỹ đời tiếp theo quyết định về việc có nên quay sang các đối tác châu Âu quan trọng khác như Đức hay Pháp hay không.


Thủ tướng Medvedev nói về hậu quả của Brexit với nền kinh tế Nga

Thủ tướng Nga nhận định kết quả của cuộc trưng cầu Brexit tại Anh không chỉ hệ trọng đối với người Anh, mà còn tác động đến nền kinh tế thế giới.

Ngày 24/6, tờ Sputnik dẫn lời Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết: "Tôi không thể không lưu ý đến những gì vừa diễn ra ở Anh. Như đã rõ, ở đó vừa tiến hành cuộc trưng cầu về việc đưa Anh ra khỏi Liên minh châu Âu. Tất nhiên, đây là công việc nội bộ của người Anh”.

thu tuong nga dmitry medvedev. (anh: rianovosti).

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev. (ảnh: RiaNovosti).

“Nhưng rõ ràng là kết quả trưng cầu dân ý không chỉ quan trọng đối với cư dân Anh và Liên minh châu Âu, mà còn có hậu quả nói chung với nền kinh tế thế giới, bởi giá dầu đã lao dốc. Đồng bảng Anh, đồng euro cũng đang chịu sức ép. Ghi nhận biến động nghiêm trọng trên thị trường hàng hóa và các sàn chứng khoán", ông Medvedev nhận xét.

“Đương nhiên thực tế đó không thể khiến chúng ta vui mừng. Bởi đây là những rủi ro bổ sung cho nền kinh tế thế giới. Cả với nền kinh tế của Nga cũng vậy, bởi chúng ta là một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu. Bây giờ điều quan trọng là cần phân tích thấu đáo những tác động, để kịp thời thông qua những giải pháp nội bộ của chúng ta vì lợi ích của nền kinh tế Nga. Và đó là việc mà Chính phủ sẽ tiến hành", Thủ tướng Medvedev khẳng định./.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh rằng quyết định rút khỏi EU là lựa chọn của người Anh, Nga sẽ không can thiệp vào vấn đề này.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục