tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 18-06-2016

  • Cập nhật : 18/06/2016

Vũ khí tối mật của Putin

Khi Vladimir Putin trở lại ghế Tổng thống Nga năm 2012, những cuộc biểu tình ủng hộ diễn ra cùng lúc với những cuộc biểu tình phản đối ông. Tỷ lệ ủng hộ dành cho ông chỉ là 62%.

Một số tuần, tỷ lệ này cao, những tuần khác lại xuống thấp. Số liệu này đo đếm các dấu hiệu quan trọng nhất, mang tính sống còn, đối với nền chính trị nước Nga: đó là mức độ ủng hộ với ông Putin.

20160616155539-0624russia02

Theo tờ Newsweek, tỷ lệ này chi phối tất cả các quyết định chính trị và kinh tế tối thượng trên toàn quốc. Như hồi cuối tháng 5, khi tỉ lệ này ở mức 82%, giới tinh hoa Nga cảm thấy dễ thở hơn hẳn.

Khi tỷ lệ rớt xuống mức 62%, như hồi năm 2011 khi Putin tuyên bố trở lại cho nhiệm kỳ Tổng thống thứ 3, mọi nguồn lực được đổ ra để đảo ngược chiều hướng bằng mọi giá. Thời gian gần đây, tỷ lệ này còn có ý nghĩa rất lớn trong kỳ Thế vận hội mùa đông tại Sochi, xung đột tại Ukraina và Syria.

Tỷ lệ này được thu thập từ rất nhiều nguồn, nhưng nguồn đáng tin cậy nhất lại không phải do những người thân tín của ông Putin điều hành. Đó là một nhóm nhỏ những người tự do và có quan điểm thẳng thắn thuộc trung tâm Levada – trung tâm thăm dò dư luận độc lập tại Nga.

Trung tâm này được khởi động từ năm 1988, theo đề nghị của cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev, với nhiệm vụ chính là báo cáo về tất cả mọi sự thật, kể cả những sự thật nhức nhối.

Trung tâm này do Yuri Levada sáng lập nên, với phương pháp thăm dò dư luận đặc biệt tỉ mỉ, xem người dân Nga nghĩ gì về tất cả mọi thứ - từ giá phô-mai tăng cho tới chủ nghĩa đế quốc Mỹ, từ trợ cấp xã hội cho tới việc thu gom rác, hay tên lửa hạt nhân và cả Chúa Trời.

Ngày nay, trung tâm vẫn thực thi vai trò này trong một thế hệ kế tiếp, nhưng ở một nước Nga rất khác xưa.

“Chính phủ Liên Xô không có cách nào đầy đủ để hiểu rõ chuyện gì đang xảy ra trong xã hội – nếu họ tồn tại, họ cần trả lời cho câu hỏi: ‘Người dân đang nghĩ gì?’” – Natalia Zorkina, một thành viên trong nhóm làm việc của Nevada thời kỳ đầu, cho biết. “Việc nghiên cứu dư luận nhằm trở thành một thể chế, mà dựa trên đó một xã hội dân chủ có thể được dựng nên”.

Nhưng mọi việc lại đi theo hướng khác. Giữa thập niên 1990, nhờ có nghiên cứu tỉ mỉ của Levada, chính quyền cựu Tổng thống Boris Yeltsin - thừa hưởng nền kinh tế suy sụp của Liên Xô - nhanh chóng nhận ra rằng hầu hết người Nga đều nghĩ là Yeltsin và những người ăn bám trong phe cánh của ông nên rút lui.

Cả điện Kremlin phát hoảng và bãi bỏ bầu cử, nhưng một nhóm những ông trùm truyền thông, nhà báo và các ‘nhà kỹ trị’ thuyết phục điện Kremlin nên chọn một hướng đi khác: thay vì khuất phục trước sức ép dư luận, họ đề xuất nên định hướng dư luận.

‘Phù thủy định hướng dư luận’ Gleb Pavlovsky là một trong những nhà kỹ trị thời kỳ đầu. Ông là kiến trúc sư chủ chốt cho liên minh các chủ hãng trung tâm thăm dò dư luận và truyền thông đã đưa Putin lên nắm quyền năm 2000. Ông nói: ‘với chúng tôi, không có sự khác biệt nào giữa nhận thức và thực tế’.

Và rồi lối tư duy biến hóa đó ra đời, ngày nay bùng nổ trong thời kỳ Putin: dư luận không chỉ để lắng nghe, mà đã trở thành thứ mà người ta có thể kiểm soát và định hướng. Việc thăm dò dư luận ban đầu là nền tảng cho dân chủ, nhưng nay lại trở thành một thứ công cụ với mục đích khác.

“Vào giữa thập niên 1990, điện Kremlin bắt đầu từ bỏ việc giành phần thắng trong mọi kiểu tranh luận chính trị trên một diễn đàn công cộng. Đặc tính của quyền lực đã thay đổi. Nền tảng cho tính hợp pháp của Kremlin đã thay đổi… từ việc người dân có một lựa chọn từ những các quan điểm chính trị khác nhau, nay biến thành càng nhiều người ủng hộ lãnh đạo quốc gia càng tốt” – Zorkina nói.


Mỹ không dung thứ cho hành động chống người Hồi giáo

Giới chức Mỹ cảnh báo sẽ không dung thứ và có thể truy tố những ai đe dọa chống lại người Hồi giáo, sau vụ xả súng của nghi can người Hồi giáo ở hộp đêm nổi tiếng trong giới đồng tính tại Orlando.

mot noi tuong niem cac nan nhan vu xa sung gan hop dem pulse - anh: reuters

Một nơi tưởng niệm các nạn nhân vụ xả súng gần hộp đêm Pulse - Ảnh: Reuters

Các nhà chức trách Mỹ yêu cầu công chúng hỗ trợ điều tra vụ xả súng tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ khiến 50 người chết và 53 người bị thương.

Phỉ báng, đe dọa 
người Hồi giáo

Các nhà điều tra từ chối bình luận về các báo cáo trước đó cho rằng vợ của nghi can Mateen là Noor Salman sẽ đối mặt với các cáo buộc liên quan đến việc biết trước dự định tấn công của chồng. Họ nói rằng bàn về các cáo buộc bây giờ là “quá hấp tấp”.

Những thành viên trong cộng đồng Hồi giáo nhỏ tại thị trấn quê nhà Fort Pierce của Mateen cho biết họ phải chịu đựng những lời phỉ báng trong những ngày qua, thậm chí nhiều người còn đe dọa giết họ.

Luật sư Lee Bentley nhấn mạnh: “Tạo ra các mối đe dọa này không chỉ sai trong hầu hết trường hợp, mà tạo ra các mối đe dọa như thế này là bất hợp pháp. Hãy dừng ngay lại. Bất kỳ mối đe dọa nào giống như thế sẽ làm mất đi giá trị cho những gì chúng ta đang thực thi theo pháp luật”.

Cho đến nay, các nhà chức trách vẫn chưa làm rõ được động cơ tiến hành vụ thảm sát ở hộp đêm Pulse. Giới tính thật của nghi can có hai đời vợ này đang là một trong những vấn đề quan trọng có thể giúp xác định nguyên nhân nghi can nổ súng tại hộp đêm này.

Trong một diễn tiến mới, truyền thông Mỹ đưa tin tay súng Mateen từng đăng tải một loạt thông điệp trước và trong suốt cuộc tấn công của hắn về việc chống lại “những cách thức bẩn thỉu của phương Tây”.

Ông Donald Trump 
đổi giọng

Trong một diễn biến liên quan, ứng cử viên tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa Donald Trump hôm 15-6 cho biết ông có thể ủng hộ việc cấm những người trong danh sách theo dõi khủng bố mua súng. Động thái này sẽ đặt tỉ phú Trump vào thế đối lập với các thành viên trong chính Đảng Cộng hòa.

Ông Trump thường xuyên nói về việc ủng hộ quyền sở hữu súng ống. Tỉ phú này từng tuyên bố sau các cuộc tấn công khủng bố, bao gồm vụ xả súng tại Orlando, Florida hôm 12-6, rằng số người chết có thể thấp hơn nếu mỗi công dân đều trang bị vũ khí và có thể bắn trả.

Tuy nhiên mới đây, ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa lại cho biết ông đang dự tính xem xét các giới hạn trong việc mua súng, sau khi nhận được báo cáo cho thấy tay súng Mateen đã mua một khẩu súng trường và một súng ngắn hợp pháp tại Florida.

“Tôi sẽ họp với Hiệp hội Súng trường quốc gia (NRA), những người ủng hộ tôi, về việc không cho phép những người trong danh sách theo dõi khủng bố hoặc trong danh sách cấm bay, mua súng” - ông Trump viết trên Twitter hôm 15-6.

AFP cho biết tuyên bố trên của ông Trump có thể đặt ông vào thế xung đột với NRA, khi NRA vừa mới đăng tải lên Twitter trước đó rằng “các giới hạn như cấm những người trong danh sách theo dõi mua súng là không hiệu quả, vi hiến hoặc cả hai”.

Tuy nhiên sau đó tổ chức này cho biết họ “vui lòng họp” với ông Trump để bàn về vấn đề này. Từ lâu, các nghị sĩ Đảng Cộng hòa và NRA đã từ chối ủng hộ dự luật cấm vũ khí đối với những người nằm trong các danh sách như thế khi lập luận rằng một dự luật như vậy sẽ vi phạm quyền của công dân Mỹ theo Tu chính án thứ hai.(TT)


Tin tặc Triều Tiên đánh cắp dữ liệu chiến đấu cơ Mỹ

Tin tặc từ Triều Tiên đã đánh cắp thông tin về cấu trúc thiết kế cánh chiến đấu cơ F-15 và hình ảnh các bộ phận trên máy bay trinh sát không người lái của Hàn Quốc

Tờ "The Wall Street Journal" ngày 17/6 dẫn thông báo của Cơ quan cảnh sát quốc gia Hàn Quốc, hơn 40.000 tài liệu liên quan đến ngành công nghiệp quốc phòng đã bị đánh cắp trong thời gian xảy ra loạt vụ tấn công mạng nhằm vào hai công ty của nước này. Vào năm 2014 đã xảy ra vụ bẻ khóa máy chủ, nhưng chỉ đến bây giờ công luận mới được biết đến. Đại diện cơ quan chức năng khẳng định "thông tin bị đánh cắp không thuộc diện mật nên ảnh hưởng không đáng kể đến an ninh quốc gia". 

Dữ liệu của cơ quan tình báo Hàn Quốc cho thấy, hành động xâm nhập được thực hiện từ máy chủ đặt tại Bình Nhưỡng. Năm 2013 cũng chính từ đây xuất phát vụ bẻ khóa máy tính của hệ thống truyền hình và các ngân hàng Hàn Quốc.

Trong năm 2016, Seoul tuyên bố tin tặc Triều Tiên đã âm mưu tấn công vào mạng lưới quốc gia điều phối quản lý giao thông vận tải của miền Nam.

Bắc Kinh đầu tư lớn cho kế hoạch “cưỡng đoạt chủ quyền”

Trung Quốc đang ráo riết tận dụng sức mạnh khoa học công nghệ để củng cố các tuyên bố “cưỡng đoạt chủ quyền” của mình tại Biển Đông.

Tính lưỡng dụng của các dự án khoa học công nghệ, một mặt giúp Bắc Kinh khẳng định sức mạnh đang lên của một cường quốc biển, mặt khác giúp đảm bảo sự kiểm soát của quân đội tại các vùng biển tranh chấp.

Việc nước này tuyên bố sẽ xây dựng một phòng thí nghiệm sâu 3.000 mét dưới mực nước biển là ví dụ mới nhất chứng minh cho nhận định trên. Hiện, khung thời gian để tiến hành dự án, bản vẽ thiết kế chi tiết, hay kinh phí của dự án vẫn chưa được tiết lộ.

Đây là một dự án đầy tham vọng. Ngoài mục đích tìm kiếm khoáng sản, phòng thí nghiệm còn có thể sử dụng vào mục đích quân sự như theo dõi tàu ngầm hay thiết lập các kênh liên lạc quân sự.

trung quoc xay trung tam nghien cuu sau 3km duoi bien dong. anh: digitaltrends

Trung Quốc xây trung tâm nghiên cứu sâu 3km dưới BIển Đông. Ảnh: DigitalTrends

Các công nghệ biển sâu thường mang tính lưỡng dụng cao. Ngoài việc được sử dụng cho nghiên cứu khoa học, các hệ thống thông tin liên lạc dưới nước hay các loại cảm biến đáy biển đóng vai trò quan trọng trong an ninh quốc phòng. Thời bình, chúng được sử dụng để theo dõi các tàu ngầm hay tàu chiến của nước ngoài. Trong thời chiến, chúng đóng vai trò kết nối hệ thống thông tin, hoàn thiện hệ thống chỉ huy kiểm soát, giám sát cũng như trinh sát…

Lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, đặc biệt là các dự án liên quan đến biển, đang được Trung Quốc chú trọng đầu tư. Trình độ khoa học công nghệ hiện tại, cũng như nguồn kinh phí dồi dào, giúp Trung Quốc theo đuổi nhiều cách tiếp cận khác nhau để tạo lợi thế trong các tranh chấp chủ quyền biển. Bắc Kinh chi ngân sách cho nghiên cứu và phát triển nói chung vào khoảng 216 tỷ USD trong năm 2015. Trong khi ngân sách quốc phòng cùng năm vào khoảng 145 tỷ USD.

Các công nghệ mới trong khảo cổ học dưới nước giúp Trung Quốc trong việc tìm kiếm hay thăm dò cổ vật dưới đáy biển. Các cổ vật được “tìm thấy”, ở Hoàng Sa hay Trường Sa, sẽ được Trung Quốc sử dụng như các bằng chứng chủ quyền.

Một số dự án đáng chú ý khác khác bao gồm tàu lặn Giao Long năm 2012 đã đạt kỷ lục lặn sâu hơn 7.000 mét so với mực nước biển. Tàu lặn này có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như phát hiện thuỷ lôi, vẽ bản đồ đáy biển với độ chính xác cao, trinh sát, giám sát biển, thu thập sinh khối…

Cũng trong những năm vừa qua, Trung Quốc tập trung quan tâm chế tạo các thiết bị không người lái dưới nước (UUVs). Các lĩnh vực tập trung nghiên cứu bao gồm hệ thống nhận diện hình ảnh và các hệ thống thông tin liên lạc dưới nước. UUVs hay USVs, cũng như tất cả các hệ thống không người lái khác, được nhận xét là tương lai của chiến tranh. Dĩ nhiên, tuỳ vào chiến thuật và chiến lược sử dụng mà các loại UUVs hay USVs có vai trò khác nhau, song tầm quan trọng của chúng trong quân sự đang ngày càng gia tăng.

Kế hoạch đáng chú ý nhất gần đây là việc Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu quốc gia Trung Quốc (CSSC), một trong hai tập đoàn đóng tàu quốc doanh lớn nhất đất nước, tiết lộ chi tiết về kế hoạch xây dựng “Dự án Vạn lý trường thành dưới dước (Underwater Great Wall Project).

Đầu tư từ tàu lặn đến các thiết bị không người lái, từ khảo cổ học dưới nước tới xây dựng trung tâm nghiên cứu dưới đáy biển, Trung Quốc cho thấy Trung Quốc không ngừng củng cố tham vọng “cường quốc biển”.

Môi trường quốc tế hiện đại khiến các cường quốc khó có thể sử dụng vũ lực một cách tuỳ tiện. Để đạt được các mục tiêu đối ngoại và đối nội, các cường quốc mới nổi như Trung Quốc sử dụng các biện pháp “mềm” hơn, thông qua công nghệ là một cách tiếp cận.

Trong bối cảnh Trung Quốc muốn chuyển mình từ cường quốc lục địa sang cường quốc hải dương, yếu tố công nghệ càng đóng vai trò to lớn hơn. Tuy vậy, luôn cần có một độ tỉnh táo nhất định với cả hai chiều hướng. Một là xu hướng dân sự hay khoa học, mà hầu hết đều là các dự án lưỡng dụng phục vụ cho các mục tiêu chiếm đoạt chủ quyền. Xu hướng này đến nay càng rõ ràng và đo đếm được qua các phương tiện kỹ thuật-hỗ trợ khác nhau.

Hai là khoảng cách giữa các tuyên bố và thật chất do phía Trung Quốc công bố. Công nghệ quân sự của Trung Quốc hiện tại đang tụt hậu 20 năm so với Hoa Kỳ, và 20 năm trong thế giới công nghệ hiện nay là một khoảng cách thật sự lớn, lẫn khoảng cách xét về mặt chất lượng. 

Một điểm cũng quan trọng không kém: công nghệ dưới đáy biển là một đầu tư rất đắt tiền. Hơn một tuần sau khi có những thông tin ban đầu, các ý kiến mang tính nghi ngờ về dự án phòng thí nghiệm sâu 3.000 mét dưới mực nước biển đều tập trung ở tính “xa xỉ” của dự án.

Cần cân bằng được hai yếu tố này sẽ giúp có một cái nhìn đa chiều và khách quan hơn trong các đánh giá về tình hình thực địa tại Biển Đông sắp tới.


EU kéo dài lệnh trừng phạt Crimea

Ngày 17/6, Liên minh châu Âu (EU) đã gia hạn thêm một năm lệnh cấm các giao dịch buôn bán với bán đảo Crimea vốn được sáp nhập vào Nga năm 2014 - hành động không được quốc tế công nhận.

Quyết định trên chỉ rõ lệnh trừng phạt sẽ được kéo dài tới ngày 23/6/2017, theo đó EU cấm nhập khẩu các sản phẩm từ Crimea và mọi hoạt động đầu tư vào bán đảo này, cấm hợp tác trong lĩnh vực du lịch cũng như cấm xuất khẩu một số hàng hóa và dịch vụ cho Crimea.

Dự kiến trong tuần tới EU cũng sẽ kéo dài các lệnh trừng phạt kinh tế mở rộng của liên minh này nhằm vào Nga tới cuối năm 2016 do vai trò của Moskva trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục