Nữ thủ tướng tương lai của Anh: Theresa May
Mỹ quyết điều thêm quân đến Iraq chống IS
Ai đứng sau lập trường bài Nga của NATO?
Trung Quốc điều tra tham nhũng cựu chính ủy không quân
Nắm quốc hội, Thủ tướng Nhật rộng đường đổi hiến pháp

Triều Tiên “tự ký án tử hình”
Ông Vũ Đại Vĩ, đặc phái viên Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên, cho rằng Bình Nhưỡng vừa tự ký vào bản án tử hình sau những hành động làm leo thang căng thẳng mới đây.
Trả lời phỏng vấn của ông Chang Dae-whan, chủ tịch tập đoàn truyền thông Maekyung (Hàn Quốc), ông Vũ nói: “Bắc Kinh từng nhiều lần cảnh báo Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân nhưng họ phớt lờ. Đó là lý doTrung Quốc ủng hộ lệnh trừng phạt mới của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc”.
Theo ông Vũ, đoàn của ông đến Bình Nhưỡng từ ngày 2 đến 4-2, sau khi Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ tư hôm 6-1 và chỉ vài ngày trước khi nước này phóng tên lửa hôm 7-2. “Chúng tôi gặp 3 nhân vật có ảnh hưởng, trong đó có Thứ trưởng Ngoại giao Kim Kye-gwan và chuyển thông điệp mạnh mẽ rằng họ phải từ bỏ vũ khí hạt nhân song họ chẳng để lọt vào tai” - ông Vũ kể.
Cũng trong cuộc phỏng vấn hôm 2-3, ông Vũ nhấn mạnh lập trường của Trung Quốc, bao gồm 3 điểm: ủng hộ phi hạt nhân hóa và duy trì hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, nhất trí với các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an và hoàn toàn phản đối Mỹ lập hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại Hàn Quốc.
Tuy nhiên, bất chấp những lo ngại của Bắc Kinh, Mỹ và Hàn Quốc đã chính thức khởi động cuộc thảo luận về vấn đề triển khai THAAD hôm 4-3. Hãng tin Yonhap dẫn lời Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết các vấn đề được bàn thảo gồm có: hiệu quả của THAAD, các vị trí triển khai, khung thời gian, chia sẻ chi phí và ảnh hưởng đối với môi trường.
Trước đó, Lầu Năm Góc hôm 3-3 vẫn đánh giá thấp nguy cơ từ kho hạt nhân của Triều Tiên sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un ra lệnh cho quân đội sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân bất kỳ lúc nào và luôn trong tư thế “tấn công phủ đầu” nếu bị kẻ thù đe dọa.
Một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết vẫn chưa thấy Triều Tiên thử nghiệm hoặc thể hiện khả năng thu nhỏ vũ khí hạt nhân để tích hợp trên tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Dù vậy, người này khẳng định các lực lượng của Mỹ sẵn sàng tấn công triệt tiêu nếu cần thiết.
Canada thay đổi chính sách nhập cư diện vợ chồng
Những người lấy vợ hoặc chồng là công dân Canada sắp tới sẽ được nhận quy chế thường trú nhân ngay khi đặt chân đến Canada thay vì phải chờ hai năm như trước đây.
Các nhà hoạt động vì nữ quyền Canada lo ngại tình trạng phụ nữ bị cưỡng ép, lạm dụng trong thời gian thử thách để nhận quy chế thường trú - Ảnh: Toronto Star
Theo báo Toronto Star, Bộ trưởng Nhập cư, Di trú và Công dân Canada John McCallum cho biết chính sách mới về quy chế thường trú cho người nước ngoài kết hôn với người Canada sẽ được chính thức công bố trong vài tháng tới.
Đây là một phần cam kết của đảng Tự do (LIB) Canada trong chiến dịch bầu cử vừa qua.
Thay đổi này sẽ chấm dứt thời gian chờ đợi quy chế thường trú đối với một số người nhập cư diện kết hôn hiện nay, trong khi những người mới đến sẽ được hưởng ngay quy chế thường trú.
Các nhà hoạt động vì nữ quyền lên tiếng ca ngợi động thái này của chính phủ. Một cuộc nghiên cứu trước đây cho thấy đa số phụ nữ, những người thuộc sắc tộc thiểu số và những người đến từ các nước Hồi giáo thường chịu nhiều thiệt thòi với quy định cấp thường trú có điều kiện.
Họ có thể rơi vào cảnh chấp nhận sống chung, bị lạm dụng, hành hạ để khỏi mất tư cách thường trú.
Theo số liệu của Cơ quan di trú Canada, trong giai đoạn từ tháng 10-2012 đến 12-2014 có khoảng 28% trong tổng số 103.887 vợ/chồng được bảo lãnh đến Canada bị áp dụng thời hạn thử thách trước khi nhận quy chế thường trú.
Cam kết của Bộ trưởng McCallum đã nhận được hoan nghênh từ đông đảo người dân Canada nhưng cũng gây không ít tranh cãi.
Theo một số chuyên gia luật di trú, việc xóa bỏ chính sách cấp quy chế tạm trú có thể bị lợi dụng để thực hiện các cuộc hôn nhân giả nhằm có được thị thực thường trú vĩnh viễn.
Thực tế cho thấy việc áp dụng quy định cấp quy chế tạm trú từ năm 2012 đến nay đã giúp hạn chế đáng kể tình trạng nhập cư thông qua kết hôn giả.
Chính sách cấp quy chế thường trú có điều kiện được chính phủ trước đây của ông Stephen Harper áp dụng từ năm 2012 nhằm hạn chế tình trạng kết hôn giả của công dân nước ngoài với mục đích hưởng quy chế thường trú tại Canada.
Vì sao mức tăng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc giảm?
Mức tăng chi tiêu quân sự của Trung Quốc bất ngờ chậm lại giữa lúc nước này cấp tập thực hiện các hành động quân sự hoá tại Biển Đông - Ảnh: Reuters
Nga sẽ điều tàu sân bay đến Địa Trung Hải
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga sẽ được điều động đến Địa Trung Hải vào mùa hè 2016 - Ảnh: TASS
Hơn 3.000 người thiệt mạng trong cuộc nội chiến ở Yemen
Ngày 4/3, Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền cho biết hơn 3.081 người đã thiệt mạng tại Yemen từ tháng 3/2015 đến nay.
Riêng tháng 2/2016, ít nhất 168 người thiệt mạng và 193 người bị thương, hơn 2/3 số này là do các cuộc không kích.
Theo phóng viên tại châu Phi, Phó phát ngôn viên Liên hợp quốc Farhan Haq cho biết các cuộc giao tranh ác liệt và ném bom, pháo kích bừa bãi giữa lực lượng liên quân quốc tế do Arab Saudi đứng đầu và các nhóm vũ trang nổi dậy là nguyên nhân dẫn đến thảm cảnh trên.
Hiện, các cơ quan chức năng của Liên hợp quốc cũng đang điều tra những cáo buộc rằng các lực lượng liên minh đã sử dụng vũ khí hóa học tại một số khu vực phía Nam của nước này.
Trước đó, ông Stephen O'Brien, phụ trách về vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc, cho biết kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột tại Yemen, hơn 2.000 trẻ em đã bị thiệt mạng và bị thương, trong đó có hơn 90 trường hợp thiệt mạng chỉ trong hai tháng đầu năm nay.
Yemen đã rơi vào cuộc nội chiến toàn diện kể từ tháng 9/2014, khi nhóm Hồi giáo dòng Shiite Houthi được sự hậu thuẫn của lực lượng trung thành với cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh đã đánh chiếm thủ đô Sanaa và buộc Tổng thống đương nhiệm Mansur Hadi rời thủ đô và mất quyền kiểm soát toàn bộ đất nước.
Đến nay, cuộc nội chiến đẫm máu này đã cướp đi sinh mạng của gần 6.000 người dân vô tội và hàng triệu người phải rời bỏ quê hương đi lánh nạn.
Nữ thủ tướng tương lai của Anh: Theresa May
Mỹ quyết điều thêm quân đến Iraq chống IS
Ai đứng sau lập trường bài Nga của NATO?
Trung Quốc điều tra tham nhũng cựu chính ủy không quân
Nắm quốc hội, Thủ tướng Nhật rộng đường đổi hiến pháp
Ban trọng tài xét xử vụ kiện Biển Đông gồm các thẩm phán, chuyên gia về luật biển và luật quốc tế, trong đó có 4 người châu Âu và một người Ghana.
Thủ tướng Anh Cameron tuyên bố rời nhiệm sở vào 13/7
Triều Tiên cảnh báo có “hành động vật chất” chống THAAD
Siêu bão Nepartak gây thiệt hại nặng tại Trung Quốc
Báo Trung Quốc 'kêu oan' trước thềm phán quyết Biển Đông
Triều Tiên cắt mọi liên lạc với Mỹ, quay về 'thời chiến'
"Gắn thẻ tế bào" mở đường cuộc chiến chống ung thư
Ông Gorbachev: Cuộc chiến tranh tiếp theo sẽ là cuối cùng
Lộ diện “phó tướng” của tỷ phú Trump
Trung Quốc không muốn nêu vấn đề Biển Đông tại Hội nghị Á - Âu
Truyền hình Ba Lan “nhào nặn” bài phát biểu của ông Obama
Đâu là đá, đâu là đảo và ý nghĩa thực sự của đường lưỡi bò mà Trung Quốc vạch ra trên Biển Đông sẽ được làm sáng tỏ sau phán quyết của Tòa Trọng tài (PCA) về Biển Đông.
Trung Quốc có thể đẩy mình vào ngõ cụt sau phán quyết Biển Đông
Singapore đang trở thành “quốc gia thông minh”
NATO tô vẽ Nga "như một mối đe dọa"
Biểu tình biến thành bạo loạn ở Đức
Tòa Trọng tài Thường trực là tòa trọng tài lâu đời nhất trên thế giới. Tòa đang xem xét 116 vụ kiện, trong đó có vụ kiện của Philippines đối với "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc tự vẽ ra ở Biển Đông.
IS mất 12% lãnh thổ trong nửa đầu năm 2016
Tổng thống Venezuela thay Tư lệnh Hải quân và Phòng vệ
Con trai Osama bin Laden thề trả thù nước Mỹ
Tân tổng thống Philippines đi máy bay dân dụng, ngồi ghế phổ thông
Nhà bình luận chính trị Campuchia bị bắn chết khi đang uống cà phê
Là một thiết bị vũ khí tối tân, việc chế tạo và vận hành tàu ngầm đòi hỏi những tiêu chuẩn kỹ thuật và kỷ luật khắt khe.
Các động thái quân sự và ngoại giao gần đây của Trung Quốc thể hiện nỗi lo lắng của Bắc Kinh trước thời điểm tòa trọng tài đưa ra phán quyết về Biển Đông.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự