tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 02-06-2016

  • Cập nhật : 02/06/2016

Động đất 6,5 độ richter ngoài khơi Indonesia

Sáng sớm 2/6, một trận động đất 6,5 độ richter xảy ra ngoài khơi đảo Sumatra, Indonesia khiến người dân hoảng loạn, song chưa có thông báo về thương vong hay thiệt hại cũng như cảnh báo sóng thần.

vi tri xay ra tran dong dat

Vị trí xảy ra trận động đất

Theo Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, động đất xảy ra lúc 5 giờ 56 phút (giờ địa phương) ở độ sâu 50km. Tâm chấn cách thành phố Padang tỉnh Tây Sumatra 155 km về phía nam. Nhiều người dân đã chạy ra ngoài do lo sợ động đất làm sập nhà của họ. Bà Ade Nelvi, người dân sống ở Padang cho biết: "Tôi bị thức giấc vì trận động đất. Nó mạnh và nhà của tôi đã bị rung chuyển. Tôi liền chạy đến chỗ bọn trẻ và tất cả chúng tôi chạy ra khỏi nhà".

Cư dân ở Singapore cho biết có cảm nhận được rung chuyển ở một số khu vực như Sengkang.

Giới chức Cơ quan khí tượng, thời tiết và địa vật lý Indonesia xác nhận cho đến nay chưa nhận được bất cứ thông báo nào về thiệt hại do trận động đất này gây ra và cũng không có khả năng xảy ra sóng thần.

Indonesia nằm ở "Vành đai Lửa" Thái Bình Dương thường xuyên xảy ra hoạt động địa chấn và núi lửa. Năm 2009, một trận động đất 7,6 độ richter ở tỉnh Tây Sumatra đã làm hơn 1.000 người thiệt mạng.


Ba Lan nói chỉ cần một tiểu đoàn để “cầm chân” Nga

Cuộc khẩu chiến giữa Nga và Ba Lan chưa có dấu hiệu lắng xuống sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đặt quốc gia thành viên NATO này trong tầm ngắm tên lửa. Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan hôm qua đã kịch bản chỉ cần dùng 1 tiểu đoàn để “cầm chân” Nga nếu xảy ra một cuộc tấn công.

nato du kien se tang cuong luc luong luan phien tai ba lan sau hoi nghi cua khoi vao thang 7 toi. (anh minh hoa: reuters)

NATO dự kiến sẽ tăng cường lực lượng luân phiên tại Ba Lan sau hội nghị của khối vào tháng 7 tới. (Ảnh minh họa: Reuters)

Hãng tin RT của Nga trích dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Antoni Macierewicz trả lời phỏng vấn trang Defense News cho biết, chỉ cần một tiểu đoàn luân phiên của NATO ở Ba Lan cũng đủ để ngăn chặn Nga trong trường hợp xảy ra một cuộc xâm chiếm.

Ông Macierewicz nói: “Mặc dù các đơn vị của NATO ở khu vực Baltic không thể đánh bại Nga trong trường hợp xảy ra một cuộc xâm chiếm, nhưng họ có thể giúp quân đội Ba Lan trì hoãn cuộc tấn công trong lúc chờ các đồng minh tăng viện và đáp trả”.

Bình luận trên được đưa ra sau khi Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg xác nhận sẽ triển khai thêm lực lượng đồn trú tại Ba Lan cũng như các quốc gia vùng Baltic khác sau hội nghị thượng đỉnh của khối diễn ra tại Warsaw vào tháng 7 tới. NATO dự kiến sẽ đóng 4 tiểu đoàn ở khu vực này, gồm Ba Lan Lithuania, Estonia, và Latvia. Tuy nhiên, hiện chưa rõ quân số cụ thể của mỗi tiểu đoàn. Thông thường một tiểu đoàn của Mỹ gồm khoảng 800 binh sỹ.

Việc NATO tăng cường lực lượng ở các nước Đông Âu thời gian gần đây đang khiến Nga “nóng mặt”. Đáp trả lại kế hoạch của NATO, giới chức Nga cũng công bố kế hoạch lập 3 sư đoàn mới với khoảng 10.000 quân mỗi sư đoàn để đồn trú dọc biên giới châu Âu.

Hồi tháng 5, Mỹ và các đồng minh NATO đã kích hoạt một phần lá chắn tên lửa ở Romania và tiếp đến là Ba Lan. Khi hoàn thành, hệ thống này sẽ bao phủ từ Greenland tới quần đảo Azores (thuộc Bồ Đào Nha) trên Đại Tây Dương. Toàn bộ lá chắn tên lửa cũng bao gồm các tàu và radar trên khắp châu Âu. Hệ thống này sẽ được bàn giao cho NATO trong tháng 7 tới và với trung tâm chỉ huy đặt tại Đức.

Nga ngay sau đó đã lên tiếng chỉ trích và cho rằng hệ thống này đe dọa an ninh của Nga. Trong chuyến công du Hy Lạp tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đặt Ba Lan và Romania trong tầm ngắm tên lửa của Nga vì đã cho phép Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trên lãnh thổ nước này.

Ba Lan đã đáp trả cảnh báo với khẳng định rằng, hệ thống lá chắn tên lửa nói trên chỉ mang tính chất phòng vệ trước nguy cơ một cuộc tấn công tên lửa từ Trung Đông và không đe dọa an ninh của Nga. Mặt khác, Ngoại trưởng Ba Lan Witold Waszczykowski nhấn mạnh: “Sự hiện diện quân sự của các lực lượng của Mỹ và NATO tại Ba Lan là hành động nhằm đối phó với Nga, những người đang đe dọa chúng tôi”.


Phó tướng của Kim Jong-un nói gì với Tập Cận Bình?

Phó tướng Triều Tiên khẳng định nước này sẽ tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân song song với phát triển kinh tế.

ong ri su-yong, pho chu tich ban chap hanh trung uong dang lao dong trieu tien trong cuoc hoi dam voi chu tich trung quoc tap can binh. (anh: yonhap)

Ông Ri Su-yong, Phó chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương đảng Lao động Triều Tiên trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Yonhap)

Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) ngày 2/6 cho biết quan chức hàng đầu của Triều Tiên là ông Ri Su-yong mới đây đã đưa ra tuyên bố khẳng định nước này sẽ tiếp tục theo đuổi đồng thời hai mục tiêu là phát triển hạt nhân và kinh tế trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trước đó, vào ngày 1/6, ông Ri Su-yong, Phó chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương đảng Lao động Triều Tiên đã có chuyến thăm kéo dài ba ngày tới Trung Quốc.

Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết, ông Ri mang thông điệp của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gửi tới Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong đó bày tỏ nguyện của Triều Tiên về "phát triển và thúc đẩy" tình hữu nghị giữa hai nước.

Theo KCNA, sau khi tóm tắt cho ông Tập Cận Bình về kỳ đại hội đảng của Triều Tiên hồi đầu tháng 5, ông Ri Su-yong đã tái khẳng định rằng Triều Tiên sẽ tiếp tục chính sách phát triển vũ khí hạt nhân của Kim Jong-un song song với việc thúc đẩy nền kinh tế đang rơi vào trì trệ của nước này.

Ở một diễn biến khác, trong cuộc họp hôm 1/6 diễn ra giữa lãnh đạo hai nước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong một báo cáo cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói với ông Ri rằng nước này luôn tôn trọng mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước, đồng thời sẵn sàng làm việc với CHDCND Triều Tiên để củng cố tình hữu nghị đó.

Ông Tập Cận Bình khẳng định: “Quan điểm của Trung Quốc về vấn đề trên bán đảo Triều Tiên là rõ ràng và nhất quán. Chúng tôi hy vọng tất cả các bên bình tĩnh và kiềm chế, tăng cường các cuộc đối thoại và duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực”.

Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ này không đề cập đến vụ thử tên lửa thất bại hôm 31/5 – vụ thử mới nhất trong chuỗi các cuộc thử tên lửa đạn đạo không thành công của Triều Tiên.

Đặc biệt, ông Ri đã chuyển lời của lãnh đạo Kim Jong-un đến Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông Kim Jong-un bày tỏ mong muốn được làm việc tích cực với Trung Quốc để duy trì hòa bình và ổn định trên bán đảo và phía đông bắc châu Á.


"Philippines sẽ không xa rời Mỹ nhưng cũng không cúi mình"

Ông Perfecto Yasay, người sắp nhậm chức Ngoại trưởng Philippines theo kế hoạch bổ nhiệm của tổng thống đắc cử Philippines Rodrigo Duterte, tuyên bố Philippines sẽ không xa rời Mỹ nhưng cũng sẽ không cúi mình trước bất kỳ quốc gia nào.
 

bai can scarborough. (anh: scmp)

Bãi cạn Scarborough. (Ảnh: SCMP)

Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên với báo chí quốc tế từ sau khi được Tổng thống đắc cử của Philippines Rodrigo Duterte bổ nhiệm chức vụ ngoại trưởng trong nội các mới, ông Perfecto Yasay khẳng định sự độc lập của Manila trong việc giải quyết những tranh chấp về lãnh thổ với Trung Quốc trên Biển Đông.

“Chúng tôi sẽ không hạ mình trước bất kỳ quốc gia nào”, ông Yasay nói. Ông Yasay cũng cho rằng quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc nên sớm được cải thiện.

“Miễn là Trung Quốc tuân thủ những quy tắc của luật pháp, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Philippines, thì chúng ta nên tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ và tình hữu nghị giữa hai nước phát triển mạnh mẽ hơn”, ông Yasay nói.

Cũng theo ông Yasay, Philippines sẵn sàng đàm phán song phương với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp ở bãi cạn Scarborough nhưng vẫn theo đuổi các cuộc đối thoại đa phương về các vấn đề trên Biển Đông vì tranh chấp tại khu vực này có liên quan tới nhiều nước.

Về vụ kiện của Philippines tại Tòa trọng tài quốc tế (PCA) ở La Hay, Hà Lan đối với các yêu sách trắng trợn của Trung Quốc trên Biển Đông, ông Yasay nói Philippines sẽ tôn trọng mọi phán quyết cuối cùng của tòa. PCA dự kiến sẽ ra phán quyết trong một vài tuần tới.

Về phía Trung Quốc, Ngoại trưởng Vương Nghị khẳng định cánh cửa đối thoại giữa Trung Quốc và Philippines luôn rộng mở.

“Nếu Philippines chân thành muốn quay lại quỹ đạo đàm phán và đối thoại, chúng tôi hoan nghênh điều đó. Việc Trung Quốc và Philipppines có thể giải quyết tốt đẹp các tranh chấp thông qua đối thoại và hội đàm sẽ giúp hai nước khai thông những bế tắc trong quan hệ song phương suốt những năm vừa qua”, ông Vương nói.

Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Benigno Aquino sắp mãn nhiệm, Philippines kiên trì theo đuổi đường lối tăng cường quan hệ với Mỹ với tư cách đồng minh an ninh thân cận lâu năm. Trong khi đó, với Trung Quốc, chính quyền của ông Aquino thường thể hiện thái độ cứng rắn, do vậy quan hệ giữa Bắc Kinh và Manila luôn trong trạng thái căng thẳng.

Tuy nhiên, tổng thống đắc cử Duterte, người sẽ thay thế ông Aquino lãnh đạo Philippines từ 30/6 tới, hôm 31/5 tuyên bố rằng Manila sẽ không phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ đồng minh truyền thống với Washington, đồng thời khẳng định nước này sẽ trở nên độc lập hơn trong việc giải quyết các vấn đề với Trung Quốc.

Đây là dấu hiệu cho thấy chính phủ mới của Philippines có thể sẽ theo đuổi một cách tiếp cận mới trong vấn đề Biển Đông cũng như các vấn đề an ninh khác. Giải thích về tuyên bố này của ông Duterte, ông Yasay nói: “Ông ấy (Duterte) chỉ muốn nêu quan điểm cho rằng, theo hiến pháp, chúng tôi (Philippines) cần xây dựng một chính sách đối ngoại độc lập”.


Đánh bom liều chết thảm khốc tại Somalia

Ít nhất 15 người đã thiệt mạng và khoảng 40 người bị thương khi một vụ đánh bom xe liều chết và đấu súng xảy ra sau đó tại một khách sạn thủ đô Somalia.

nguoi dan so tan mot nguoi bi thuong trong vu no bom lieu chet o khach san ambassador hotel.

Người dân sơ tán một người bị thương trong vụ nổ bom liều chết ở khách sạn Ambassador Hotel.

Ngày 1/6, Cảnh sát Somalia cho biết ít nhất 15 người, trong đó có 2 nghị sỹ, đã thiệt mạng và khoảng 40 người bị thương khi một vụ đánh bom xe liều chết và đấu súng xảy ra sau đó tại một khách sạn, nơi nhiều nghị sỹ thường xuyên lui tới ở trung tâm thủ đô Mogadishu.

Vụ đánh bom xảy ra tối 1/6 theo giờ Việt Nam tại khách sạn Ambassador. Sau vụ tấn công đã xảy ra đấu súng giữa lực lượng an ninh Somalia và các tay súng trong 5 giờ đồng hồ sau đó.

Trong một thông báo, nhóm phiến quân al Shabaab đã nhận là thủ phạm của vụ tấn công trên, đồng thời tuyên bố mục tiêu tấn công nhằm vào các thành viên của Chính phủ Somalia. Thông báo nêu rõ, lực lượng Hồi giáo cực đoan này đã lên tầng thượng của khách sạn và đã sát hại 20 người cùng với 2 nghị sỹ.
Chính quyền Somalia chưa xác nhận tuyên bố trên.

Kể từ năm 2007, Phái bộ Liên minh châu Phi tại Somalia (AMISOM) duy trì 22.000 binh sỹ đến từ 6 nước thuộc Liên minh châu Phi (gồm Ethiopia, Uganda, Burundi, Djibouti, Sierra Leone và Kenya) nhằm hỗ trợ Chính phủ Somalia trong cuộc chiến chống nhóm phiến quân Hồi giáo này. Phiến quân al Shabab đã bị đánh bật khỏi thủ đô Mogadishu hồi tháng 8/2011, sau đó, quân đội Chính phủ Somalia cũng giành lại được nhiều khu vực từ tay lực lượng này. Hiện phiên quân đang tăng cường các cuộc tấn công nhằm phá hoại chính phủ được quốc tế ủng hộ trước thềm cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào cuối năm nay.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục