tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 01-02-2016

  • Cập nhật : 01/02/2016

Nhật tăng gấp đôi chiến đấu cơ F-15 trên đảo Okinawa

Ngày 31-1, Bộ Quốc phòng Nhật thông báo đã tăng gấp đôi số lượng máy bay chiến đấu F-15 trên đảo Okinawa gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

may bay chien dau f-15 cua nhat - anh: presstv

Máy bay chiến đấu F-15 của Nhật - Ảnh: PressTV

Theo AFP, Bộ Quốc phòng Nhật cho biết hiện số lượng máy bay F-40 của Lực lượng phòng vệ trên không Nhật (ASDF) đã tăng gấp đôi lên đến 40 chiếc. “Đây là tiền tuyến quốc phòng của chúng ta” - Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Kenji Wakamiya tuyên bố.

ASDF điều chuyển 20 chiếc F-15 mới từ căn cứ quân sự Tsuiki trên đảo Kyushu tới căn cứ Naha trên đảo Okinawa. Chính quyền Tokyo quyết định tăng cường sức mạnh không quân trên đảo Okinawa để đối phó với các động thái khiêu khích ngày càng leo thang của Trung Quốc trên biển Hoa Đông.

Trong thời gian vừa qua, Bắc Kinh liên tục triển khai tàu tuần tra dân sự và quân sự cùng máy bay xâm nhập khu vực xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Tokyo kiểm soát. Ước tính trong năm ngoái ASDF đã điều máy bay chiến đấu 441 lần từ căn cứ Naha để đối phó với máy bay Trung Quốc xâm nhập vùng trời phía trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Năm ngoái, các quan chức quốc phòng Mỹ cũng tiết lộ chính quyền nước này quyết định triển khai khoảng 600 binh sĩ thuộc Lực lượng phòng vệ mặt đất (GSDF) tới các đảo Miyako và Ishigaki ở phía nam tỉnh Okinawa để bảo vệ an ninh khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Lực lượng này được trang bị tên lửa chống tàu hùng mạnh.


Hợp tác điều tra "vụ tham nhũng lớn nhất Đông Nam Á"

Giới truyền thông Thụy Sĩ cho rằng vụ Quỹ phát triển Malaysia bị rút ruột 4 tỉ USD sẽ là “vụ tham nhũng lớn nhất Đông Nam Á”. 

mac du duoc tuyen “trang an”, nhung thu tuong malaysia co ve nhu van chua vuot qua duoc be boi bi cao buoc tham nhung lien quan toi quy 1mdb - anh: reuters

Mặc dù được tuyên “trắng án”, nhưng thủ tướng Malaysia có vẻ như vẫn chưa vượt qua được bê bối bị cáo buộc tham nhũng liên quan tới quỹ 1MDB - Ảnh: Reuters

Hôm qua, theo Reuters, tổng chưởng lý Malaysia Mohamed Apandi Ali tuyên bố sẽ hợp tác với phía Thụy Sĩ trong cuộc điều tra liên quan vụ biển thủ 4 tỉ USD. 

Cũng trong hôm qua, phía quỹ đầu tư thuộc sở hữu nhà nước 1Malaysia Development Berhad (1MDB) cho biết không nhận được thông tin gì từ phía tư pháp Thụy Sĩ liên quan đến quỹ này.

Trong khi đó, hôm qua báo chí Thụy Sĩ làm ầm ĩ vụ Bộ Tư pháp nước này đã gửi yêu cầu đến Kuala Lumpur đề nghị hỗ trợ hợp tác điều tra trong vụ nhiều ngân hàng Thụy Sĩ hoặc hoạt động tại Thụy Sĩ dính líu vụ biển thủ 4 tỉ USD ở Malaysia.

Theo phía Thụy Sĩ, một phần tiền trong số 4 tỉ USD vẫn còn nằm trong tài khoản thuộc các ngân hàng đóng tại Thụy Sĩ như BSI, Coutts, Credit Suisse, JPMorgan, Falcon Private.

Vụ việc càng ồn ào hơn khi phía Thụy Sĩ tin rằng một phần tiền nói trên đã đi vào các tài khoản của Thủ tướng Malaysia đương nhiệm. Có những mối liên hệ mà các nhà điều tra Thụy Sĩ đang làm rõ vì “nhân vật chính” trong vụ việc là Xavier Justo - một trong những cựu lãnh đạo của Công ty PetroSaudi mở tại Geneva năm 2005.

Xavier Justo hiện đang thụ án 3 năm tù tại Thái Lan vì tội ăn cắp thông tin mật. Ông ta không xin kháng án vì cho rằng nếu xuất hiện bên ngoài thì “dễ mất mạng” với an ninh Malaysia.

Justo từng ăn cắp dữ liệu chứa khoảng 3 triệu thư điện tử của lãnh đạo cấp trên của mình trong Công ty PetroSaudi.

Vấn đề là số tài liệu ăn cắp này đã được chuyển cho nhà báo người Anh Clare Rewcastle Brown, em dâu cựu thủ tướng Anh Gordon Brown.

Những thông tin từ các thư điện tử đó cho thấy một số tiền lớn đã đi vào tài khoản của Thủ tướng Najib Razak. Các cuộc điều tra đã được Bộ Công chúng liên bang Thụy Sĩ (MPC) cho tiến hành ở quy mô toàn cầu.

Mùa hè năm 2015, MPC khởi tố vụ án và đến tháng 9-2015 đàm phán với Malaysia tại Zurich về khả năng hợp tác điều tra giữa hai bên.

Các cuộc điều tra nay tập trung vào các cựu lãnh đạo quỹ 1MDB của Malaysia và một số nhân vật khác liên quan các tội như hối lộ công chức nước ngoài, thiếu trách nhiệm công, rửa tiền, hoạt động tội phạm…

MPC khẳng định: “Điều tra hình sự cho thấy những chỉ dấu nghiêm trọng về việc biển thủ trong đầu tư các dự án phát triển kinh tế và xã hội tại Malaysia.

Đến nay có bốn đơn vị bị xem xét do các hành vi tội phạm trong khoảng năm 2009-2013 là PetroSaudi, SRC, Genting/Tanjong et ADMIC”. Trong đó SRC là một chi nhánh của quỹ 1MDB.

Tối 29-1, khi được hỏi về vụ việc, nhà báo Clare Rewcastle Brown, người đã làm bùng nổ vụ việc, tuyên bố “rất tự hào về việc làm của chính quyền Thụy Sĩ”.


Hơn 10.000 trẻ em di cư mất tích ở châu Âu

Ngày 31-1, Cảnh sát châu Âu (Europol) báo động việc hơn 10.000 trẻ em di cư và tị nạn đã mất tích khi đi vào các nước Liên minh châu Âu (EU), và rất có thể đã bị bán vào các đường dây mại dâm.

tre em chiem khoang 27% nguoi di cu va ti nan di vao chau au - anh: reuters

Trẻ em chiếm khoảng 27% người di cư và tị nạn đi vào châu Âu - Ảnh: Reuters

Theo AFP, văn phòng báo chí của Europol cho biết đây là số trẻ em di cư và tị nạn đã biến mất sau khi đi cùng gia đình vào các quốc gia EU. Chánh văn phòng Europol Brian Donald khẳng định chỉ riêng ở Ý đã có 5.000 trẻ em di cư và tị nạn mất tích.

Khoảng 1.000 trẻ em di cư và tị nạn khác mất tích ở Thụy Điển. Chánh văn phòng Donald tiết lộ có nhiều bằng chứng cho thấy trẻ em di cư và tị nạn bị bán hoặc bị bắt cóc, rơi vào tay các băng nhóm tổ chức mại dâm hoặc bị ép trở thành nô lệ.

Ông Donald nhấn mạnh có một “hạ tầng tội phạm trên phạm vi toàn châu Âu” đang nhắm vào trẻ em di cư và tị nạn. Dù vậy có thể không phải tất cả trẻ em mất tích đều trở thành nạn nhân của tội phạm. Một số có thể được cha mẹ giao cho các thành viên khác trong gia đình ở châu Âu.

Ước tính hơn 1 triệu người di cư và tị nạn đã đi vào châu Âu trong năm 2015. Europol cho biết khoảng 27% trong số đó là trẻ em. Riêng Thụy Điển năm ngoái tiếp nhận hơn 35.000 trẻ em không có cha mẹ đi kèm.

Tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh (SC) cũng lên tiếng báo động về nguy cơ trẻ em di cư và tị nạn bị tấn công tình dục và bị bạo hành. Báo Anh Guardian dẫn lời chuyên gia Mariyana Berket của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) nhận định trẻ em di cư và tị nạn là nhóm người dễ bị tổn thương nhất.  


Chỉ 31.800 người có việc làm trong năm 2015 ở Singapore

Chỉ 31.800 người có việc làm trong năm 2015, mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2003, tờ The Straits Times trích thông tin Bộ Lao động Singapore (MOM).
Theo thông báo của Bộ Lao động Singapore (MOM) vào ngày 28.1 vừa qua, tổng số người có việc làm tính đến cuối năm 2015 là 3.655.600 người. Mức tăng trưởng việc làm chỉ đạt 0,9%, thấp nhất trong 12 năm, kể từ năm 2003.
Trong đó, việc làm địa phương gần như không tăng (ở mức 0%) trong năm 2015, sau lần tăng mạnh năm 2014. Việc làm nước ngoài tiếp tục tăng nhẹ ở mức 2%.
Mức tăng thấp nằm trong xu hướng chung của điều kiện kinh tế toàn cầu và tăng trưởng thấp trong nền kinh tế Singapore, cũng mức cung cấp hạn hẹp của lao động nước ngoài, theo thông báo của MOM.
Tuy nhiên, tỷ lệ thiếu việc làm vẫn ở mức thấp: 1,9%.
Có khoảng 14.400 nhân công mất việc vào năm ngoái.
Thị trường lao động tiếp tục siết chặt và thiếu hụt nhân lực ở một số công ty giúp tăng cường mức thu nhập trung bình cho công dân Singapore trong năm vừa qua.

Đài Loan ngang ngược đưa dân đến đảo Ba Bình sinh sống

dai loan dua dan den dao ba binh sinh song, tao them cang thang - anh minh hoa: afp

Đài Loan đưa dân đến đảo Ba Bình sinh sống, tạo thêm căng thẳng - Ảnh minh họa: AFP


Chính quyền Đài Loan lại tạo thêm căng thẳng khi đưa dân thường đến đảo Ba Bình sinh sống thay vì chỉ có binh lính trên hòn đảo mà Đài Loan chiếm đóng thuộc quần đảo Trường Sa cùa Việt Nam.
Sau chuyến đi bị phản đối của lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu, chính quyền lãnh thổ này lại tạo thêm căng thẳng khi bắt đầu đưa dân đến sinh sống ở đảo Ba Bình và cho phép họ định cư lâu dài, báo chí Đài Loan cho hay.
Bà Chu Mỹ Linh đã quyết định thay đổi nơi cư trú hồi tuần trước từ thành phố Cao Hùng ra đảo Ba Bình và được chính quyền Đài Loan cho phép, công nhận là công dân đầu tiên đăng ký "hộ khẩu" thường trú trên hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Đài Loan chiếm đóng.
Công việc của bà hiện nay là làm y tá cho một bệnh viện nhỏ vừa được Đài Bắc xây sửa phi pháp và khánh thành hồi tháng 12.2015. Hãng thông tấn Đài Loan CNA ngày 30.1 dẫn phát biểu của bà này nói rằng bà quyết định lên đảo sống “nhằm ủng hộ chính quyền Đài Loan” (?).
Ông Mã Anh Cửu đã đến thăm và chúc mừng công dân đầu tiên nhân chuyến thăm gây nhiều tranh cãi của ông ta vừa qua, theo CNA.
China Post cho biết sau bà Chu có 2 người khác cũng vừa được Đài Loan công nhận là công dân tiếp theo trên đảo Ba Bình, gồm Pan Man-chi từng cư trú ở thành phố Hoa Liên và Lin Fang-tzu là người ở thành phố Bình Đông.
Cũng như bà Chu, Pan và Lin đang hoàn tất thủ tục đăng ký để đến đảo Ba Bình sinh sống lâu dài và cùng làm công việc y tá. Đài Loan tự ý đặt Ba Bình dưới sự kiểm soát và điều hành của chính quyền thành phố Cao Hùng.
Ông Mã Anh Cửu khuyến khích dân Đài Loan đến đảo sinh sống. Trong phát biểu sau khi thực hiện chuyến thăm Ba Bình, ông ta nói rằng “Ba Bình không phải là hòn đá mà là hòn đảo có sự sống” với hàm ý nhắc đến những công dân đầu tiên trên đảo.
Đài Loan kiểm soát Ba Bình từ nhiều năm nay và đưa hàng trăm binh lính đến canh gác. Đài Bắc chi cả trăm triệu USD để xây dựng và nâng cấp các công trình phi pháp trên hòn đảo này, trong đó có ngọn hải đăng, đường băng, bến cảng và bệnh viện.
Việt Nam phản đối Đài Loan chiếm giữ Ba Bình, cũng như các hoạt động của Đài Bắc đưa quân, xây dựng các công trình phi pháp trên hòn đảo này.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục