tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 27-07-2016

  • Cập nhật : 27/07/2016

Giữa bão Biển Đông, Mỹ tiếp cận lặng lẽ với Trung Quốc

Việc quan chức Mỹ không đề cập trực tiếp vấn đề Biển Đông khi thăm Trung Quốc được giới chuyên gia cho là nhằm xoa dịu tình hình sau phán quyết "đường lưỡi bò".

chu tich trung quoc tap can binh (phai) tiep co van an ninh quoc gia my susan rice tai bac kinh. anh: reuters

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) tiếp Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice tại Bắc Kinh. Ảnh: Reuters

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice hôm qua đến Bắc Kinh, là quan chức Mỹ cấp cao nhất thăm Trung Quốc kể từ khi Tòa Trọng hôm 12/7 ra phán quyết bác bỏ quyền lịch sử của Trung Quốc với các nguồn tài nguyên trong yêu sách "đường lưỡi bò" mà nước này đơn phương vạch ra, bao trùm hầu hết diện tích Biển Đông.

Trước thềm cuộc họp, Nhà Trắng ra tuyên bố rằng "Mỹ sẽ nhấn mạnh cam kết mở rộng hợp tác thiết thực và quản lý các khác biệt một cách xây dựng với Trung Quốc". Tuy nhiên, bà Rice hôm qua không công khai đề cập đến Biển Đông trong các cuộc họp với lãnh đạo cấp cao Trung Quốc, theo Washington Post.

Bà Rice đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì và các quan chức cấp cao khác. Bà ám chỉ đến "những vấn đề và thách thức", nhưng tránh đề cập trực tiếp đến căng thẳng âm ỉ kéo dài.

Phát biểu trước cuộc thảo luận với ông Tập, bà Rice nhắc đến quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và gọi quan hệ Mỹ - Trung là "mối quan hệ đáng chú ý nhất trên thế giới hiện nay". Ông Tập nói với bà Rice rằng Trung Quốc cam kết mạnh mẽ xây dựng quan hệ tốt đẹp dựa trên nguyên tắc "không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi".

Lời đề cập rõ ràng nhất đến tranh chấp Biển Đông, nhưng vẫn chỉ gián tiếp, là trong cuộc họp trước đó giữa bà và tướng Trung Quốc Phạm Trường Long.

"Chúng ta cần trung thực với chính mình rằng sâu thẳm trong mối quan hệ này, chúng ta vẫn phải đối mặt với những trở ngại và thách thức", ông Phạm nói với bà Rice. "Nếu chúng ta không xử lý đúng đắn các yếu tố này, nó nhiều khả năng gây ảnh hưởng và làm suy yếu đà ổn định của quan hệ quân sự giữa chúng ta", ông nói thêm.

Các cuộc họp ở Bắc Kinh trùng thời điểm với chuyến đi Lào của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, nơi ông gặp các ngoại trưởng Đông Nam Á và Trung Quốc để thảo luận về các bước đi sau khi tòa ra phán quyết. Các ngoại trưởng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ra một tuyên bố chung dù không nhắc đến phán quyết ngày 12/7 của tòa, nhưng lên án các hoạt động cải tạo, làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông và kêu gọi các bên tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.

Đợi tình hình lắng xuống

Washington Post đánh giá rằng Mỹ phải tìm cách hỗ trợ các đồng minh Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines, nhưng không hoàn toàn xa lánh Bắc Kinh.

"Mỹ đang cố gắng làm dịu tình hình, đồng thời cũng kêu gọi các nước ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài", Jay L. Batongbacal, giám đốc đại học của Viện Hàng hải và Luật Biển Philippines, nhận xét.

"Họ biết Trung Quốc giờ rất nhạy cảm, vì vậy họ đang cố gắng xử lý tế nhị".

Ian Storey, một thành viên cao cấp tại Viện Ishak ISEAS-Yusof ở Singapore, cho rằng Washington đang chờ đợi cho tình hình lắng xuống.

"Họ muốn xem cách Philippines phản ứng và động thái tiếp của Trung Quốc", ông nói.

Trung Quốc đã phản ứng trước phán quyết bằng ngôn từ gay gắt và các động thái chủ yếu mang tính biểu tượng, chẳng hạn như điều máy bay dân sự đến các sân bay họ mới xây dựng ở Biển Đông.

Trung Quốc cũng nói với Philippines rằng Bắc Kinh sẵn sàng đàm phán nếu Manila bỏ qua phán quyết. Ngoại trưởng Philippines đã từ chối đề nghị này.

Tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm qua tuyên bố sẽ sử dụng phán quyết như một phần trong "nỗ lực để theo đuổi một giải pháp hòa bình và quản lý tranh chấp".

Cuối tuần qua, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân gián tiếp cáo buộc Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ Đông Nam Á. ASEAN "nên cảnh giác trước sự can thiệp trong hợp tác khu vực bởi cường quốc ngoài khu vực", ông nói nhưng không nhắc đến một quốc gia cụ thể.

Theo VOA, các quan chức cao cấp Mỹ đã bày tỏ hy vọng Bắc Kinh và ASEAN sẽ "đạt được các tiến bộ lớn" và đạt được bộ quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông.

Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng việc này khó có thể xảy ra. "Nếu Trung Quốc không chứng tỏ họ thật sự có thiện chí thương lượng, thì dù ASEAN có nỗ lực thế nào cũng không có hiệu quả", Greg Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nhận xét.

"Ý tưởng rằng Bắc Kinh sẵn sàng chấp nhận bộ quy tắc mà sẽ kiềm chế các hành động của họ có vẻ xa vời", ông nói.

Ông Poling cho rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục có các động thái đối nghịch. Mỹ sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của pháp trị và thực hiện quyền tự do hàng hải bằng các chuyến tuần tra, trong khi Trung Quốc tuyên bố sẽ chống lại bất cứ "sự xâm phạm" nào vào vùng biển mà Bắc Kinh ngang nhiên tuyên bố là có chủ quyền.(Vnexpress)

Cựu tổng thống Philippines sẽ tới Bắc Kinh đàm phán về Biển Đông

Cựu tổng thống Philippines Fidel Ramos chấp nhận là đặc phái viên của Philippines tới Trung Quốc đàm phán về những tranh chấp ở Biển Đông.

cuu tong thong philipines fidel ramos da chap nhan lam dac phai vien cua philipines toi bac kinh dam phan ve bien dong - anh: bloomberg

Cựu tổng thống Philipines Fidel Ramos đã chấp nhận làm đặc phái viên của Philipines tới Bắc Kinh đàm phán về Biển Đông - Ảnh: Bloomberg

Theo Japan Times, ông Ramos nhận lời dẫn đoàn đàm phán của Philippines tới Trung Quốc tham gia cuộc đàm phán song phương giữa hai nước sau khi ông có cuộc gặp với tổng thống Rodrigo Duterte tại thành phố Davo tối 23-7.

Ông Ramos nói: "Tôi đã được các bác sĩ ở Trung tâm y tế Makati cho biết về tình trạng sức khỏe tốt hơn của mình". Trước đó ông Ramos, 88 tuổi, tiết lộ ông hiện đang mang trong người 3 chứng bệnh nặng.

Ông Ramos cũng từng tỏ ý không muốn tiếp nhận công việc đàm phán với Bắc Kinh, viện lý do tuổi tác, bệnh tật để từ chối.

Là người được biết tới rộng rãi trong khu vực, ông Ramos cũng được xem là người có kinh nghiệm dày dặn trong việc xử trí các vấn đề ở Biển Đông.

Trong thời gian tại nhiệm từ 1992-1998, ông Ramos chính là người đã giải quyết mâu thuẫn giữa Manila và Bắc Kinh khi năm 1995 Trung Quốc chiếm đóng Đá Vành Khăn.

Tổng thống đương nhiệm của Philippines, Duterte, có vẻ như đang cố gắng tìm ra thế ứng xử cân bằng với Trung Quốc sau phán quyết của tòa trọng tài quốc tế.

Một mặt ông Duterte phải đáp ứng nguyện vọng của người dân trong nước về một hành xử cứng rắn hơn với Trung Quốc trong tranh chấp lãnh hải. Nhưng mặt khác, ông cũng muốn vun đắp quan hệ với Trung Quốc trong tư cách một đối tác thương mại lớn nhất của Manila và là nhà đầu tư quan trọng của nước này.

Giới quan sát quốc tế nhận định ông Duterte tỏ ra mong muốn nhiều hơn với việc hòa giải cùng Bắc Kinh và từng lên tiếng chỉ trích chính sách an ninh của Washington trong khu vực.

Trong giai đoạn tranh cử, ông này cũng nói sẽ không đả động gì tới những tranh chấp ở Biển Đông nữa nếu Trung Quốc chịu trả tiền cho các dự án đường xe lửa của Philippines.

Cựu tổng thống Philippines Ramos cũng là người đã đề nghị tạm gạt sang một bên phán quyết của tòa trọng tài quốc tế để theo đuổi một thỏa hiệp với Trung Quốc. 

Phó thủ tướng nêu quan ngại về quân sự hóa ở Biển Đông

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh bày tỏ quan ngại về hoạt động cải tạo, xây dựng quy mô lớn và quân sự hóa ở Biển Đông, làm thay đổi nguyên trạng và xói mòn lòng tin trong khu vực.

pho thu tuong, bo truong ngoai giao pham binh minh trong mot phien hop hoi nghi thuong dinh cac ngoai truong asean tai thu do vientiane, lao, ngay 25/7. anh: reuters.

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trong một phiên họp hội nghị thượng đỉnh các ngoại trưởng ASEAN tại thủ đô Vientiane, Lào, ngày 25/7. Ảnh: Reuters.

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hôm nay dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3 lần thứ 17, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước tham gia Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 6 và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 23, nằm trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 49 và các Hội nghị liên quan, tại Vientiane, Lào.

Những diễn biến phức tạp trên thực địa thời gian qua và đang diễn ra ở Biển Đông, nhất là việc cải tạo, xây dựng quy mô lớn và quân sự hóa, tiếp tục gây quan ngại sâu sắc, thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông, làm xói mòn lòng tin ở khu vực, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ tại các hội nghị, theo thông cáo Bộ Ngoại giao.

Việt Nam kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, không có hoạt động làm tăng căng thẳng, thúc đẩy thương lượng song phương cũng như công việc giữa ASEAN và Trung Quốc về thực hiện hiệu quả Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC), sớm tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Việt Nam đã thể hiện quan điểm về Tòa Trọng tài, thành lập theo Phụ lục VII Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Việt Nam nhấn mạnh cần coi trọng đối thoại và thương lượng, giải quyết hòa bình tranh chấp trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, thông cáo cho biết thêm.

Phó thủ tướng khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc bảo đảm an ninh biển là lợi ích chung của các nước, khu vực và quốc tế.

Tại các hội nghị, nhiều nước cũng chia sẻ quan ngại về những diễn biến gần đây và đang diễn ra, trong đó có việc xây đảo nhân tạo và quân sự hóa. Các nước nhấn mạnh việc duy trì hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích và trách nhiệm chung của các nước, đề cao việc tuân thủ luật pháp quốc tế và UNCLOS, kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, thực hiện DOC và sớm đạt COC.

Các nước tham gia hội nghị còn trao đổi về tình hình bán đảo Triều Tiên, Trung Đông, khủng bố, bạo lực cực đoan, an ninh hàng hải, di cư, bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng và tác động đối với hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực, nhất trí tăng cường hợp tác xử lý các thách thức này.(Vnexpress)

2 tướng Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đảo chính bị bắt tại Dubai

Hai vị tướng Thổ Nhĩ Kỳ có liên quan đến cuộc đảo chính bất thành hôm 15-7, đã bị bắt giữ tại sân bay quốc tế Dubai ngày 26-7.

Hãng tin Anadolu (Thổ Nhĩ Kỳ) đưa tin hai vị tướng hai người bị bắt là Thiếu tướng Cahit Bakir, chỉ huy quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trong đội ngũ của NATO tại Afghanistan và Chuẩn Tướng Sener Topuc, người chịu trách nhiệm cho việc đào tạo quân sự và hỗ trợ y tế ở Afghanistan.

thieu tuong cahit bakir (trai) va chuan tuong sener topuc. nguon: worldbulletin

Thiếu tướng Cahit Bakir (trái) và Chuẩn tướng Sener Topuc. Nguồn: worldbulletin

Dưới sự phối hợp của Bộ Ngoại giao, Cơ quan tình báo quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ và giới chức Dubai, cả hai bị bắt tại sân bay quốc tế Dubai sáng 26-7 và được đưa về Thổ Nhĩ Kỳ vào sáng cùng ngày.

Đến nay Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ khoảng 13.000 người bị tình nghi có liên quan đến đảo chính, bao gồm quân nhân, cảnh sát, các thẩm phán và công tố viên cũng như công chức nhà nước.

Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cho biết ít nhất 290 người đã thiệt mạng trong cuộc đảo chính ngày 15-7, trong đó có hơn 100 người thuộc phe đảo chính.(PLO)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục