tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 24-12-2015

  • Cập nhật : 24/12/2015

Tổng thống Philippines hứa chi 1,7 tỉ USD cho quân sự

Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố vào hôm 21-12 rằng nước này sẽ thiết lập một lực lượng vũ trang mạnh hơn và chuyên nghiệp hơn để đối mặt với những thách thức hàng hải tại biển Đông sau khi ông rời nhiệm sở vào năm tới.
Tổng thống Aquino hiện không đủ điều kiện để chạy đua cho cuộc bầu cử lại theo hiến pháp. Ông đã hứa sẽ chi khoảng 83,90 tỉ peso (khoảng 1,7 tỉ USD) trong vòng năm năm từ 2012 đến 2017 để củng cố lực lượng quân sự khi mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của mình đối với hầu hết các vùng biển trong khu vực.
Tuy nhiên, cho tới tận năm nay các kế hoạch chi trả mới được thông qua, đồng nghĩa với việc các khoản tiền sẽ chỉ bắt đầu được phân phối trong vài tháng tới. Tại lễ kỷ niệm lần thứ 80 của các lực lượng vũ trang, ông Aquino cho biết: "Chúng tôi đang lập kế hoạch để mua tàu khu trục, tàu hải vận chiến lược, tàu tuần tra tầm xa, máy bay hỗ trợ và các thiết bị khác"

Ông không đề cập cụ thể đến vấn đề tranh chấp biển Đông, tuy nhiên các thiết bị trên đã được quân đội Philippines xác định dùng để “bảo vệ chủ quyền lãnh thổ” nước này. "Tôi đã tận mắt chứng kiến quân đội lớn mạnh và hoạt động hiệu quả hơn thế nào trong việc giữ gìn hòa bình và ổn định của quốc gia. Điều này góp phần quan trọng khiến Philippines trở nên tự tin hơn."

hai quan philippines dieu khien sung phong khong dat gan dia diem to chuc hoi nghi thuong dinh ve hop tac kinh te chau a-thai binh duong (apec)  

Hải quân Philippines điều khiển súng phòng không đặt gần địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh về Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC)  

Tàu hải vận chiến lược được đóng tại một nhà máy đóng tàu của Indonesia sẽ được giao vào đầu năm tới. Radar được đặt hàng tại Israel và tất cả máy bay chiến đấu sản xuất bởi Hàn Quốc cũng sẽ được giao vào đầu năm 2017.

Aquino cho biết chính phủ của ông đã dành 56,79 tỉ peso từ năm 2010 để mua một phi đội máy bay chiến đấu từ Hàn Quốc và nhiều trực thăng chiến đấu từ Ý. Washington cũng đã chuyển giao hai tàu tuần tra bờ biển và máy bay vận tải cho Philippines.
Quân đội Philippines có một kế hoạch 15 năm đầy tham vọng để hiện đại hóa quân đội. Theo kế hoạch, nước này sẽ chi khoảng 998 tỉ peso để mua tàu khu trục, tàu ngầm, hệ thống tên lửa tiên tiến và radar để đưa năng lực quân sự quốc gia ngang tầm với các nước láng giềng Đông Nam Á.

Nga truy nã toàn cầu cựu trùm dầu mỏ Khodorkovsky

Một tòa án Nga hôm nay ra lệnh bắt cựu doanh nhân, trùm dầu mỏ Mikhail Khodorkovsky với cáo buộc ra lệnh sát hại thị trưởng. 
cuu trum dau mo khodorkovsky. anh: reuters

Cựu trùm dầu mỏ Khodorkovsky. Ảnh: Reuters

Sau khi xem xét lại báo cáo điều tra quan trọng về những vụ án của Ủy ban Điều tra Nga, tòa án vừa ra lệnh bắt giữ vắng mặt với Mikhail Khodorkovsky, RIA Novosti dẫn lời Vladimir Markin, phát ngôn viên ủy ban, nói. Ông cho biết thêm cựu trùm dầu mỏ bị liệt vào danh sách truy nã toàn cầu.

Markin cho hay cảnh sát kết luận Khodorkovsky ra lệnh cho cấp dưới sát hại sát hại Vladimir Petukhov, thị trưởng Nefteyugansk, hồi năm 1998. Người phát ngôn cho biết động cơ là vấn đề tài chính và liên quan đến việc Petukhov yêu cầu công ty Yukos nộp khoản thuế ông này cho là công ty trốn nộp. 

Khodorkovsky là cựu giám đốc điều hành của Yukos, một thời là tập đoàn dầu mỏ lớn nhất của Nga, với đơn vị sản xuất lớn nhất nằm ở thành phố Nefteyugansk. Ông bác bỏ cáo buộc. 

Nga thông báo lệnh bắt giữ một ngày sau khi cảnh sát có vũ trang đột kích các văn phòng tại Moscow của "Quỹ nước Nga cởi mở" do trùm tài phiệt sáng lập. 

Khodorkovsky bị bắt ngày 25/10/2003 và đi tù 10 năm vì tội gian lận và trốn thuế trước khi được ân xá. Sau khi được thả, ông này được Thụy Sĩ cấp thị thực Schengen ba tháng và sau đó là thẻ thường trú. Hiện ông dành phần lớn thời gian ở London, Anh. 


Ấn Độ tăng hình phạt đối với tội phạm hiếp dâm nhỏ tuổi

Các nhà lập pháp Ấn Độ hôm 22-12 đã thông qua luật cho phép trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với tội phạm hiếp dâm là trẻ vị thành niên có độ tuổi từ 16 đến 19.

canh sat an do dan giai mot trong nhung ke hiep dam (giua, hang dau) nu sinh y khoa jyoti singh - anh: afp

Cảnh sát Ấn Độ dẫn giải một trong những kẻ hiếp dâm (giữa, hàng đầu) nữ sinh y khoa Jyoti Singh - Ảnh: AFP

Báo The Press Trust of India cho biết luật này được thông qua sau khi dư luận Ấn Độ giận dữ chỉ trích việc tòa án phóng thích tội phạm trẻ tuổi nhất trong vụ hiếp dâm tập thể nữ sinh y khoa Jyoti Singh, gây chấn động Ấn Độ hồi tháng 12-2012.

Singh sau đó đã tử vong trong đau đớn ở bệnh viện. Tính chất tàn bạo của vụ vệc dấy lên làn sóng biểu tình rộng khắp Ấn Độ, nhiều người đã kêu gọi chính phủ nước này phải nhanh chóng chỉnh sửa luật xử tội phạm hiếp dâm hiện hành. Họ cho rằng luật hiện tại quá yếu không đủ răn đe tội phạm. 

“Tôi cho rằng điều luật đã được thông qua sau một ngày tranh luận căng thẳng”- người phát ngôn của Thượng viện Ấn Độ, P.J. Kurien cho biết.

Những thay đổi trong luật xử tội phạm hiếp dâm lần này của Ấn Độ sẽ cho phép tuyên án ít nhất 7 năm tù các đối tượng từ 16 tuổi trở lên, nếu họ bị khép vào những tội danh tàn ác, bao gồm tội hiếp dâm và giết người. Tuy nhiên, nhóm đối tượng này sẽ không đối mặt với án tử.

Cha mẹ của nữ sinh viên Singh cho biết họ cảm thấy hài lòng khi luật trên được thông qua. Tuy nhiên, họ vẫn cảm thấy buồn khi sự oan ức của con gái mình không được đưa ra trước công lý. Họ chính là những người đi đầu trong việc kêu gọi chính phủ sửa đổi luật trừng trị tội phạm hiếp dâm ở Ấn Độ.

Bà Gandhi cho biết có thể thành lập những thể chế để quản lý những trẻ vị thành niên bị buộc các tội danh được cho là “tàn ác” cho đến khi những đối này được 21 tuổi. Trong năm 2015, có hơn 1.000 trẻ vị thành niên từ độ tuổi 16 tuổi trở lên đã bị bắt vì phạm tội nghiêm trọng ở New Delhi.


Australia chặn âm mưu khủng bố căn cứ hải quân

Cảnh sát Australia bắt hai người đàn ông bị tình nghi âm mưu tấn công vào một số địa điểm, trong đó có căn cứ hải quân Garden Island ngay trên cảng Sydney.
can cu hai quan o ngay sat nha hat opera sydney bi nghi khung bo nham toi. anh: navalassoc

Căn cứ hải quân ở ngay sát Nhà hát Opera Sydney bị nghi khủng bố nhắm tới. Ảnh: Navalassoc

"Những người này đã đề cập tới một số mục tiêu, chúng tôi cho rằng căn cứ hải quân Woolloomooloo là một trong số đó", AFP hôm nay dẫn lời bà Catherine Burn, phó cảnh sát trưởng New South Wales cho biết.

Theo bà Burn, có một nhóm thanh niên đang có ý đồ thực hiện tấn công khủng bố và họ mới bắt đầu chuẩn bị. Trong hai người bị bắt trong chiến dịch trấn áp khủng bố này, một người 24 tuổi bị cáo buộc soạn các tài liệu giúp tấn công, người kia 20 tuổi "chuẩn bị tham gia hành động khủng bố". Người thứ hai có liên quan đến nhóm 5 người, trong đó có một thiếu niên 15 tuổi, hồi đầu tháng bị cáo buộc âm mưu tấn công tòa nhà chính phủ.

Các vụ bắt giữ này nằm trong chiến dịch Appleby, hoạt động điều tra các nghi phạm có thể thực hiện tấn công ở nội địa Australia, những người từng đến Syria, Iraq và cung cấp tài chính cho các tổ chức khủng bố. 

Đến nay cảnh sát Australia đã bắt 11 người do nghi liên quan đến khủng bố từ khi chiến dịch Appleby bắt đầu năm ngoái.

Nhà chức trách cũng đưa ra cảnh báo ở mức cao về nguy cơ có các vụ tấn công. Canberra đã áp dụng luật an ninh quốc gia mới và thực hiện hàng loạt vụ trấn áp khủng bố. Australia năm ngoái đã chặn đứng 6 âm mưu tấn công.


Liên Hiệp Quốc dàn xếp Syria để tập trung đánh IS

Sau gần năm năm nổ ra cuộc nội chiến với 250.000 người chết, các cường quốc lớn đã gạt bớt lợi ích sang một bên mà nghĩ đến chuyện kết thúc cuộc chiến Syria.

Một nghị quyết hôm thứ Sáu 18-12 do chính Hội đồng Bảo an LHQ nhất trí thông qua yêu cầu các bên tiến hành đàm phán nhiều kỳ về hiệp ước ngừng bắn.

Hiệp ước này sẽ như một sự thỏa thuận quốc tế giữa chính quyền Syria và các bên đối lập cũng như định đoạt thời hạn hai năm Syria xây dựng chính phủ thống nhất và hợp lý.

 tong thu ky lhq ban ki-moon. (anh: afp)

 Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon. (ảnh: AFP)

Thoạt nhìn, nghị quyết mang lại những tín hiệu lạc quan cho hòa bình Syria. Tuy nhiên, bài viết trên tờ Washington Post chỉ rõ rất nhiều điểm khiến hòa bình ở Syria rất khó xảy ra, đặc biệt trong bối cảnh các cường quốc Mỹ, Nga và các bên liên quan như Iran, Ả Rập Saudi và cả nhà nước Syria đang đối đầu nảy lửa.

Cuộc bỏ phiếu thống nhất lần này của Hội đồng bảo an LHQ thể hiện sự thống nhất hiếm hoi về vấn đề Syria.

Trong khi trước đó, năm 2011, có bốn nghị quyết không được thông qua vì Nga và Trung Quốc bỏ phiếu chống khi cho rằng chúng chống lại chính quyền Syria lúc bấy giờ.

Theo Washington Post, những văn bản này đã có thể là các biện pháp quốc tế hữu hiệu đẩy lùi cuộc nội chiến, ngăn chặn tổng thống Syria Bashar al-Assad thanh trừng các phe đối lập chính trị.

Từ đó nội tình bớt rối ren và tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS đã không thừa cơ hội thiết lập đế chế riêng của mình ở Iraq và Syria, đe dọa cả châu Âu và Nga.

Dường như nếu không kết thúc cuộc nội chiến sớm, liên minh chống IS không còn cơ hội nào hạ gục tổ chức cực đoan này nữa.

lhq dang co dan xep cuoc noi chien de ranh tay chien dau voi is. (anh: afp)

LHQ đang cố dàn xếp cuộc nội chiến để rảnh tay chiến đấu với IS. (ảnh: AFP)

Mặc dù các thành viên trong Hội đồng Bảo an LHQ đã chịu lắng nghe nhau nhưng họ vẫn chưa thống nhất việc các nước có nên công khai đại diện cho các tổ chức ly khai chống ông Assad mà họ tài trợ hay không.

Ngay cả tương lai của ông Assad cũng là vấn đề đáng bàn. Chưa gì đã thấy nhóm nổi dậy phe Ả Rập Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ kịch liệt phản đối sự tồn tại của chính quyền đương thời Syria.

Trong khi đó, theo báo phương Tây, Nga và Iran lại ra sức bảo vệ “ngai vàng” cho ông Assad bằng tiền và bằng tiềm lực quân sự. Vừa mới đây, Mỹ ậm ừ đồng tình với đồng minh của mình rằng chính quyền Assad nên sụp đổ.

Có lẽ với nhiều ý kiến trái chiều như vậy, các bên vẫn sẽ gặp ca khó khi phải tranh luận nên hay không việc chuyển giao quyền lực cho bên nào xứng đáng hơn.
Theo phân tích của nhiều chuyên gia, có khi chính quyền Assad không còn thì tình hình Syria sẽ bất ổn hơn.
Dẫu vậy, tín hiệu kêu gọi cuộc ngừng chiến giữa chính quyền Syria và các phe nổi dậy đã là một bước tiến lịch sử, tạm lắng bớt đau thương cho người dân Syria. Dự kiến Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon là người được tín nhiệm nhiều nhất trong việc giám sát buổi đàm phán. 

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục