tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 06-04-2016

  • Cập nhật : 06/04/2016

Sếp NATO ở Châu Âu: Ông Putin đã tạo dựng một quân đội hùng mạnh

Chuẩn bị rời vị trí Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang NATO ở Châu Âu, Tướng Mỹ Philip Breadlove tuyên bố rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin tạo dựng được một quân đội hùng mạnh.
tong tu lenh cac luc luong vu trang nato o chau au, tuong my philip breadlove. anh ap photo/charles dharapak

Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang NATO ở Châu Âu, Tướng Mỹ Philip Breadlove. Ảnh AP Photo/Charles Dharapak

Ông Breadlove ghi nhận rằng, quân đội Nga đã đạt được những thành công đặc biệt trong 5 năm gần đây, khi ban lãnh đạo đất nước bắt đầu đầu tư vào lực lượng vũ trang.
"Ông Putin đã tạo được một lực lượng Lục quân giỏi. Chúng ta đã thấy lực lượng Không quân của ông ấy ở Syria, nơi họ trải qua thử thách. Ông ấy cũng có được tiềm năng tên lửa tầm xa mạnh mẽ, các tên lửa đã được phóng từ tàu nổi cũng như tàu ngầm. Ông ấy đã tạo khả năng thể hiện sức mạnh và kịp cho thấy ở Crimea và Donbass", Tướng Breadlove nói trong cuộc phỏng vấn của truyền hình Estonia.
Quyền hạn của Tướng Breadlove trong vị trí Tư lệnh Các lực lượng vũ trang NATO sẽ hết vào năm nay. Người thay thế là Kertis Skaparotti.
Sự thay đổi chỉ huy diễn ra trong bối cảnh NATO tăng cường lực lượng ở Đông Âu. Sự có mặt của liên minh đặc biệt tăng mạnh tại các nước vùng Baltic. Nhà chức trách Nga đã nhiều lần khẳng định, Nga sẽ có phản ứng hiệu quả với các hành động của Phương Tây.

Diễn tập hàng hải lớn nhất thế giới khai màn ở Trung Đông

Mỹ hôm qua khai màn cuộc diễn tập hàng hải lớn nhất thế giới ở Trung Đông, với hơn 30 nước tham gia. 
tau khu truc my uss sterett (chinh giua) tham gia dien tap imcmex nam 2014. anh: presstv

Tàu khu trục Mỹ USS Sterett (chính giữa) tham gia diễn tập IMCMEX năm 2014. Ảnh: PressTV

Cuộc diễn tập Chống thủy lôi quốc tế (IMCMEX) do Bộ Chỉ huy Trung tâm các lực lượng Hải quân Mỹ tổ chức hôm qua bắt đầu tại Bahrain, trụ sở Hạm đội 5 của Mỹ.

"Những nước tham gia thống nhất với một vấn đề chung - nhu cầu bảo vệ dòng thương mại khỏi một loạt mối đe dọa hàng hải, bao gồm cướp biển, khủng bố và thủy lôi", AFP dẫn lời phó Đô đốc Kevin Donegan, Tư lệnh Bộ Chỉ huy, nói. 

"Khu vực này đem đến cơ hội huấn luyện tốt cho các nước trên thế giới, bởi ba trong số 6 điểm địa chiến lược về hàng hải lớn trên thế giới nằm ở đây: Kênh đào Suez, Eo biển Bab Al Mandeb và Eo Hormuz", Donegan cho hay.

IMCMEX dự kiến kết thúc vào ngày 26/4, tập trung vào các chiến dịch như chống ngư lôi, bảo vệ hạ tầng cơ sở, các chiến dịch an ninh hàng hải bảo vệ tàu dân sự. Bên cạnh đó, các công nghệ mới như tàu lặn không người lái, tàu vận tải cao tốc viễn chinh USNS Choctaw County cũng sẽ phô diễn năng lực.


Thế giới đồng loạt tăng chi mua vũ khí

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Sipri), chi tiêu quân sự toàn cầu đã tăng lần đầu tiên kể từ khi Hoa Kỳ bắt đầu rút quân khỏi  Iraq và Afghanistan, 
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Theo đó, ngân sách quốc phòng của tất cả các quốc gia đã tăng 1%, lên 1,68 nghìn tỷ USD trong năm 2015, chiếm khoảng 2,3% tổng sản phẩm quốc nội của thế giới, Sipri cho biết. 
Hoa Kỳ vẫn đứng đầu danh sách các quốc gia chi nhiều nhất cho quân sự, với 596 tỷ USD, giảm 2,4% so với năm 2014 trong khi Trung Quốc lại tăng tới 7,4%, lên 215 tỷ USD.
Lo ngại quan hệ giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương có thể sẽ ngày càng căng thẳng sau cuộc xâm lược Crimea và những căng thẳng ở phía đông Ukraine khiến cho các nước Đông Âu mạnh tay chi tiền vào quốc phòng. 
Trong khi đó, tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông cũng khiến cho các quốc gia Đông Nam Á tăng chi hàng tỷ USD để mua vũ khí. Trong đó, Singapore chi 9,4 tỷ USD, Indonesia chi 7,6 tỷ USD, Thái Lan chi 5,7 tỷ USD, Việt Nam chi 4,6 tỷ USD, Malaysia là 4,6 tỷ USD và Philippines là 3,9 tỷ USD.
Tuy nhiên, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, ngân sách quốc phòng một số nước đã chịu khá nhiều áp lực, bao gồm Anh, Pháp và Đức. Mặc dù vậy, sau vụ tấn công khủng bố tại Paris hồi tháng 11 và chiến dịch mở rộng chống lại Nhà nước Hồi giáo, các nước này vẫn quyết định sẽ tăng ngân sách quốc phòng trong năm 2016.
Ngân sách quốc phòng của Nga đã giảm xuống vị trí thứ tư trong bảng danh sách do giá dầu sụt giảm tạo áp lực lên nền kinh tế. Thay thế vào vị trí thứ ba là Saudi Arabia.

Cựu tổng thống Myanmar đi tu

Cựu tổng thống Myanmar Thein Sein từ bỏ những bộ quần áo vẫn mặc thường ngày và xuống tóc đi tu.
cuu tong thong myanmar thein sein di tu sau khi hoan thanh chuyen giao quyen luc cho nguoi ke nhiem. anh: moi myanmar.

Cựu tổng thống Myanmar Thein Sein đi tu sau khi hoàn thành chuyển giao quyền lực cho người kế nhiệm. Ảnh: MOI Myanmar.

 

Buổi lễ trở thành một thầy tu của cựu tổng thống Myanmar Thein Sein diễn ra hôm qua, AP dẫn thông tin từ các quan chức cho biết.

Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy ông Thein Sein đã cạo trọc đầu, mặc áo cà sa và đứng cạnh một thầy tu khác.

Theo thông báo Bộ Thông tin Myanmar đăng trên Facebook, ông Thein Sein sẽ đi tu trong vòng 5 ngày.

Tại Myanmar, quốc gia phần lớn người dân theo Phật giáo, các bé trai thường đi tu trong một khoảng thời gian vào thời niên thiếu. Khi trưởng thành họ quay trở lại tu viện một lần nữa.

Ông Thein Sein không công bố về quyết định xuất gia nhưng dường như cựu tổng thống bắt đầu suy nghĩ về việc trên ít nhất là từ tháng 1, khi tham dự một hội nghị Phật giáo ở Myanmar.

"Gần đây, thầy tu Sitagu, người được kính trọng nhất ở Myanmar, kêu gọi cựu tổng thống Thein Sein đi tu trở lại khi ông tham dự Hội nghị Phật giáo Thế giới", thông báo từ Bộ Thông tin Myanmar cho biết. "Ông Thein Sein trả lời rằng ông quá bận rộn với công việc của một tổng thống và hứa sẽ đi tu ngay khi kết thúc nhiệm kỳ".

Ông Thein Sein, cựu tướng quân đội, được bầu làm tổng thống Myanmar, nhiệm kỳ 5 năm, năm 2011 để lãnh đạo chính phủ dân sự, chấm dứt nửa thế kỷ quân đội điều hành đất nước. Tháng 11/2015, Myanmar tổ chức bầu cử tự do và đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi giành thắng lợi lớn.

Ông Thein Sein sau đó chủ trì quá trình chuyển giao quyền lực cho tân Tổng thống Htin Kyaw, người được bà Suu Kyi lựa chọn, trong buổi lễ tổ chức ngày 31/3.


Ông Poroshenko thừa nhận không thể giành lại Crimea bằng vũ lực

Tổng thống Ukraine Piotr Poroshenko đã thừa nhận việc Ukraine không thể giành lại Crimea bằng vũ lực, theo tin của đài Radio Svoboda.
tong thong ukraine piotr poroshenko. anh reuters/carlo allegri

Tổng thống Ukraine Piotr Poroshenko. Ảnh REUTERS/Carlo Allegri

Nhà lãnh đạo Ukraine nhấn mạnh rằng, Kiev đang thực hiện những nỗ lực đáng kể để khẳng định yêu sách chủ quyền thông qua đàm phán. Theo lời ông, ngành ngoại giao Ukraine đã thu được những thành công lớn về phương diện này.
 
Ngày 18 tháng 3, Tổng thống Ukraine Poroshenko đã gọi hoạt động kỷ niệm hai năm Crimea sáp nhập với Nga là "sự liên hoan trơ trẽn và nguỵ tạo".
 
Trước đó cùng ngày, ông còn tuyên bố Kiev đang đàm phán về việc lấy lại Crimea dưới định dạng "Geneva+". Tuy nhiên, nguyên thủ Ukraine không nói rõ là những nước nào, ngoài Ukraine ra, đang tham gia cuộc đàm phán.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục