tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 05-04-2016

  • Cập nhật : 05/04/2016

Tài liệu Panama: Mosack Fonseca giúp Triều Tiên lách lệnh trừng phạt

“Tài liệu Panama” vừa phanh phui việc Mossack Fonseca đã giúp che giấu hoạt động của một công ty liên quan tới chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

mot trong nhung cong ty duoc hang luat mossack fonseca ho tro tron thue co lien quan toi chuong trinh hat nhan cua trieu tien - anh: independent

Một trong những công ty được hãng luật Mossack Fonseca hỗ trợ trốn thuế có liên quan tới chương trình hạt nhân của Triều Tiên - Ảnh: Independent

Công ty luật Mossack Fonseca, “nhân vật chính” trong bê bối tài liệu Panama, bị phát hiện đã có quan hệ làm ăn với 33 cá nhân và doanh nghiệp đã bị liệt trong danh sách trừng phạt của Bộ Tài chính Mỹ.

Đây là các công ty có trụ sở tại Iran, Zimbabue và Triều Tiên. Trong đó có những người liên quan tới chương trình phát triển hạt nhân của Triều Tiên.

Công ty luật Mosack Fonseca vẫn một mực khẳng định họ không làm gì sai và chưa từng bị kết án trong hơn 40 năm qua.

Công ty này cũng nói vẫn vẫn thường từ chối làm ăn với những khách hàng bị đưa vào danh sách trừng phạt và mọi công việc của họ luôn được diễn ra trong sự giám sát nghiêm túc.

Tuy nhiên theo BBC, các tài liệu Panama cho thấy, Mosack Fonseca đã đăng ký thành lập những công ty theo dạng thức công ty ở nước ngoài hoạt động dưới danh nghĩa của chính họ.

Theo đó, sẽ rất khó để lần ra danh tính những chủ nhân thực sự của các công ty ấy vì chúng không bao giờ được nêu lên trong những tài liệu công khai.

Một vài trong số các công ty kiểu này được đăng ký trước thời điểm áp dụng các lệnh trừng phạt quốc tế. Nhưng trong nhiều trường hợp, Mossack Fonseca vẫn tiếp tục hoạt động như một đơn vị ủy nhiệm cho các công ty bị liệt vào danh sách bị trừng phạt.

Một trường hợp điển hình là công ty DCB Finance, thành lập năm 2006. Công ty này có các chủ sở hữu và giám đốc đều ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên.

Sau đó, công ty này bị Bộ Tài chính Mỹ liệt vào danh sách trừng phạt vì đã tích lũy ngân sách cho chính quyền Triều Tiên và có liên quan tới một ngân hàng hỗ trợ kinh phí cho chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

 Theo tài liệu Panama, những người chủ của DCB Finance gồm có một quan chức Triều Tiên là Kim Chol Sam và một chủ ngân hàng người Anh là Nigel Cowie, ông này cũng là giám đốc điều hành (CEO) ngân hàng Daedong Credit Bank bị trừng phạt.

Công ty Mossack Fonseca đã thôi không làm đại diện cho DCB Finance từ tháng 9-2010.

Đêm 4-4, lần thứ hai Mossack Fonseca tiếp tục đưa ra phản hồi bảo vệ cho tính minh bạch trong các hoạt động làm ăn của họ. Công ty này cáo buộc các thông tin truyền thông những ngày qua đã đưa ra một cái nhìn không chính xác về các dịch vụ do họ cung cấp.


Liên Hiệp Quốc sắp có nữ tổng thư ký đầu tiên?

cuu nu thu tuong new zealand helen clark, ung vien chuc tong thu ky lhq - anh: reuters

Cựu nữ thủ tướng New Zealand Helen Clark, ứng viên chức tổng thư ký LHQ - Ảnh: Reuters


Cựu thủ tướng New Zealand, bà Helen Clark tuyên bố tranh chức tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ), cho biết bà mà thành công sẽ thúc đẩy mở rộng Hội đồng bảo an. Chức tổng thư ký LHQ xưa nay toàn do đàn ông nắm.
“Tôi quyết định tranh cử dựa trên những kinh nghiệm lãnh đạo mà tôi đã chứng minh được trong gần 3 thập niên qua, cả ở nước tôi cũng như tại LHQ”, bà Clark nói với hãng tin AFP hôm 4.4.
Quả thật, xét ở khía cạnh kinh nghiệm lãnh đạo, “nữ tướng” Clark có thừa. Tại New Zealand, bà từng là thủ tướng từ năm 1999 đến 2008. Còn tại LHQ, bà đang lãnh đạo Chương trình phát triển LHQ (UNDP), tổ chức lớn nhất của LHQ phụ trách các chương trình phát triển quy mô cực lớn khắp thế giới. Bà đã lãnh đạo UNDP suốt 7 năm qua.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông BBC sau đó, bà Clark cho biết nếu trở thành tổng thư ký LHQ, bà sẽ thúc đẩy mở rộng cơ quan quyền lực Hội đồng bảo an, đưa thêm Đức, Nhật, Ấn Độ và Brazil làm thành viên thường trực thay vì chỉ giữ ở con số 5 thành viên thường trực như hiện nay.
Ngoài ra, bà cũng nói cũng nên có thêm 2 đại diện châu Phi giữ ghế thường trực để phản ánh đúng thực trạng của thế kỷ 21.
trong so cac doi thu dang gom cua ba clark co tong giam doc unesco irina bokova - anh: afp

Trong số các đối thủ đáng gờm của bà Clark có Tổng giám đốc UNESCO Irina Bokova - Ảnh: AFP


Được biết người giữ ghế Tổng thư ký LHQ hiện nay, ông Ban Ki-moon sẽ về hưu vào tháng 12 tới sau 2 nhiệm kỳ lãnh đạo tổ chức này.

Hiện có 3 phụ nữ khác cũng đang tranh chức lãnh đạo LHQ bên cạnh 4 ứng viên đàn ông, theo BBC. Trong số các phụ nữ ngấp nghé chiếc ghế quyền lực có tổng giám đốc UNESCO, bà Irina Bokova (người Bulgaria).

Thủ lĩnh khét tiếng của Mặt trận Al-Nusra bị tiêu diệt tại Syria

abu firas al-suri duoc cho la da bi tieu diet trong mot vu khong kich. (nguon: afp)

Abu Firas al-Suri được cho là đã bị tiêu diệt trong một vụ không kích. (Nguồn: AFP)


Ngày 4/4, giới chức Mỹ cho biết quân đội nước này đã tiến hành một vụ không kích tại Syria, tiêu diệt được Abu Firas al-Suri, thủ lĩnh khét tiếng của nhóm Mặt trận Al-Nusra có liên hệ với mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda.

Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), tên al-Suri bị tiêu diệt trong một trận không kích có thể do quân chính phủ Syria hoặc quân đội Nga tiến hành nhằm vào một ngôi làng ở phía Tây Bắc thành phố Idlib, phía Đông Bắc Syria hôm 3/4. 

Tuy nhiên, một số nguồn tin từ lực lượng nổi dậy Syria cho biết cuộc tấn công trên có những dấu hiệu đặc trưng do máy bay không người lái của Mỹ tiến hành.

Nhóm Mặt trận Al-Nusra và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đều nằm trong danh sách các nhóm khủng bố và bị loại khỏi thỏa thuận ngừng bắn do quốc tế bảo trợ và bắt đầu có hiệu lực tại Syria từ ngày 27/2.


Bà Suu Kyi từ bỏ 2 chức bộ trưởng

ba suu kyi van giu chuc ngoai truong va bo truong chu nhiem van phong chinh phu

Bà Suu Kyi vẫn giữ chức ngoại trưởng và bộ trưởng chủ nhiệm Văn phòng chính phủ

Tân Tổng thống Htin Kyaw ngày 4.4 trình quốc hội đề xuất giảm trọng trách cho bà Aung San Suu Kyi, thủ lĩnh đảng NLD cầm quyền, theo Tân Hoa xã.
Cụ thể, tổng thống trình danh sách đề nghị bổ nhiệm 2 quan chức khác thay bà Suu Kyi giữ chức bộ trưởng giáo dục và bộ trưởng điện - năng lượng. Đây là 2 trong 4 cơ quan mà bà Suu Kyi được giao phụ trách theo kế hoạch ban đầu của NLD.
Như vậy, theo đề xuất mới, bà Suu Kyi vẫn giữ chức ngoại trưởng và bộ trưởng chủ nhiệm văn phòng chính phủ.
Giới quan sát nhận định đây có thể là bước lùi có chủ đích của chính phủ nhằm xoa dịu giới quân sự về dự luật thiết lập vị trí cố vấn nhà nước cho bà Suu Kyi. Dự luật này đã được Thượng viện thông qua, còn Hạ viện dự kiến sẽ bỏ phiếu trong hôm nay 5.4. Các nghị sĩ thuộc quân đội đã lên tiếng phản đối dự luật này vì cho rằng vi hiến và tập trung quá nhiều quyền lực vào một cá nhân.

Tàu Trung Quốc tiếp tục xuất hiện gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản

Nhật Bản đã phát hiện các tàu Trung Quốc xuất hiện trong ngày thứ 10 liên tiếp ở quanh quần đảo Senkaku (do Tokyo kiểm soát nhưng Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư), trên Biển Hoa Đông.

tau tuan duong trung quoc o gan vung dao tranh chap tren bien hoa dong. anh: afp/ ttxvn

Tàu tuần dương Trung Quốc ở gần vùng đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông. Ảnh: AFP/ TTXVN

Ngày 5/4, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết thông tin trên. Theo Sở chỉ huy JCG khu vực 11 đóng tại Naha, tỉnh Okinawa, 3 tàu của Lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc (CCG), trong đó có 1 tàu dường như được trang bị súng, hoạt động ở khu vực tiếp giáp ngay bên ngoài vùng lãnh hải Nhật Bản.

Nhật Bản, ngày 4/4, đã thành lập một đơn vị đồn trú thuộc Lực lượng Phòng vệ mặt đất trên đảo Yonaguni cực Tây của nước này, cách quần đảo đang bị tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư khoảng 150 km về phía Nam, nhằm theo dõi chặt chẽ các hoạt động hàng hải đang mở rộng của Trung Quốc.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục