Là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, thị trường 1,3 tỷ dân, chiêu bài "đánh vào kinh tế" thường được Trung Quốc sử dụng với các quốc gia láng giềng.

Hơn một phần ba người Mỹ và châu Âu cho biết sẵn sàng bỏ tiền mặt để chuyển sang các dạng thanh toán điện tử nếu có thể.
Hãng nghiên cứu thị trường Ipsos vừa thực hiện khảo sát cho ngân hàng ING (Hà Lan) tại Mỹ, Australia và 13 nước châu Âu. Theo đó, khoảng 34% người được hỏi tại châu Âu và 38% tại Mỹ cho biết sẵn sàng không dùng tiền mặt.Bên cạnh đó, 21% người tham gia tại châu Âu và 34% tại Mỹ cho biết hiếm khi dùng tiền mặt. Xu hướng này đang ngày càng rõ ràng. Tại châu Âu, hơn nửa người được hỏi cho biết đã giảm dùng tiền mặt trong 12 tháng qua và 78% có thể dùng ít hơn nữa trong 12 tháng tới.
Các hệ thống thanh toán bằng thẻ hay ví di động đã trở nên rất phổ biến, đến mức trở thành vấn đề chính trị tại nhiều quốc gia. Ví dụ, người Đức vốn rất chuộng tiền mặt. Họ lo ngại động thái năm ngoái của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) - khai tử tờ 500 euro sẽ là bước khởi đầu của chuỗi hậu quả khó lường.
Đức là một trong những quốc gia sử dụng tiền mặt nhiều nhất thế giới. Khảo sát của ING chỉ ra khoảng 10% người dân nước này hiếm khi dùng tiền mặt, khá thấp so với các nước láng giềng như Ba Lan và Pháp (33% và 35%).
Dù vậy, nhìn chung, các nước có tỷ lệ dùng tiền mặt cao lại có khả năng bỏ tiền mặt nhiều nhất. Ví dụ, chỉ 19% người Italy cho biết hiếm khi dùng tiền mặt. Tuy nhiên, 41% người được hỏi trả lời sẵn sàng không dùng tiền mặt nếu có thể. Xu hướng tương tự cũng diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ, Romania, Séc hay Tây Ban Nha.
Hà Thu (theo Reuters, VNE)
Là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, thị trường 1,3 tỷ dân, chiêu bài "đánh vào kinh tế" thường được Trung Quốc sử dụng với các quốc gia láng giềng.
Quyết định không tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Washington vào đầu năm nay đã tạo một cú sốc lớn đối với cộng đồng kinh tế trong khu vực.
Trái với nước Mỹ của Tổng thống Donald Trump, Thụy Điển áp dụng kế hoạch tăng thuế, tăng chi tiêu phúc lợi xã hội. Việc này tạo nên điều kỳ diệu cho quốc gia Bắc Âu.
Những nỗ lực gia tăng dân số ở Nhật Bản lại gặp trở ngại từ chính thói quen và quan niệm truyền thống của người dân nơi đây, cũng như thiếu hỗ trợ về mặt luật pháp.
Có lẽ bạn phải nghĩ lại về nguồn gốc xuất xứ của chiếc quần jeans hay chiếc áo ưa thích, khi biết về góc tối của ngành công nghiệp thời trang.
Với mức lãi suất chuẩn thấp như hiện nay, các ngân hàng trung ương sẽ khó mà hạ lãi suất lần nữa nếu có một đợt suy thoái mới xảy ra.
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp dự các hội nghị đa phương chủ chốt ở châu Á có thể là dấu hiệu chính quyền đã định hình rõ hơn chiến lược ở khu vực này.
Thống kê của tổ chức phi chính phủ REAP cho thấy phần lớn các bà mẹ Trung Quốc không biết cách chăm sóc con cái, thậm chí còn không rành bằng cách chăn nuôi lợn.
Anthony Yeh, giáo sư của ĐH Hồng Kông, từng so sánh nếu coi vùng đồng bằng Châu Giang của Trung Quốc là 1 con rồng thì Hồng Kông chính là “cái đầu đang khạc lửa”. Là nguồn cung cấp vốn cũng như dịch vụ thương mại chính, Hồng Kông chịu trách nhiệm rất lớn cho quá trình phân bổ nguồn lao động cũng như là cửa ngõ kết nối với thế giới.
Nói đến châu Âu, người ta thường nghĩ đến những nền kinh tế hùng mạnh như Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, hay những quốc gia Bắc Âu với các chính sách trợ cấp xã hội thuộc loại tốt nhất trên thế giới. Sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc tới Luxembourg, một quốc gia nhỏ bé nhưng lại là một trong những trung tâm tài chính lớn nhất thế giới với một vị trí đắc địa và những đặc điểm văn hóa đặc sắc.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự