Nhiều chuyên gia cho rằng, việc chững lại và suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc đã trở thành vấn đề cấp bách nhất cần xử lý bằng công cụ tỷ giá.

Nếu hỏi các nhà hoạch định chính sách của phương Tây về các mối đe dọa anninh chủ chốt mà châu Âu đang đối mặt, họ sẽ trả lời: Các thánh chiến binh củatổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Mối đe dọa từ IS đã rất rõ ràng. Nhưng tại sao phương Tây lại chĩa mũi dùi về phía Nga?
Các chính phủ phương Tây lập luận, bằng cách sáp nhập bán đảo Crưm và kích bẩy chiến tranh ở miền đông Ukraina, ông Putin không chỉ vi phạm chủ quyền của Ukraina mà còn thách thức các đường biên giới của châu Âu và chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo "nguy hiểm".
Họ lo ngại về những điều ông có thể sẽ làm tiếp theo.
Tuy nhiên, đến nay, một cuộc xung đột toàn diện vẫn chưa thành hiện thực.
Theo hãng tin BBC, kể từ sau thỏa thuận hòa bình Minsk hồi tháng 2, có cảm giác như khủng hoảng Ukraina đã biến thành xung đột không yên. Các cuộc hội đàm về tương lai miền đông Ukraina tiến triển rất ít. Lệnh ngừng bắn bị cả hai phía vi phạm, dẫn tới thương vong hàng ngày.
Nga phủ nhận cáo buộc của phương Tây rằng nước này cử binh lính sang ủng hộ quân li khai Ukraina. Moscow đang phải hứng chịu một loạt các đòn cấm vận từ Mỹ và EU. Quan hệ đôi bên trở nên căng thẳng trên nhiều mặt trận.
Nhưng giữa họ vẫn chưa xảy ra một cuộc chiến toàn diện. Vậy điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Rất khó đánh giá được điều này. Một lý do mà các nhà hoạch định chính sách của phương Tây lo lắng là bởi vì họ không biết chính xác phải "đọc" các ý định của Nga theo kiểu nào.
Một số bình luận mới đây của trung tướng Evgeny Buzhinsky, một trong những nhà đàm phán quân sự quốc tế cao cấp nhất của Nga cho đến khi về hưu năm 2009, có thể hữu ích.
Nghề nghiệp lâu năm của Evgeny Buzhinsky trong quân đội Liên Xô trước đây và Nga sau này đã mang lại cho ông một vai trò lớn từ những năm tháng thời Chiến tranh Lạnh. Hiện là giám đốc Trung tâm PIR, một nhóm cố vấn quân sự nổi tiếng ở Moscow, Evgeny Buzhinsky có liên hệ mật thiết với các đồng nghiệp cũ trong Bộ Tham mưu và Bộ Quốc phòng.
Tướng Buzhinsky cho rằng nguy cơ về một cuộc đối đầu trực tiếp giữa Nga và phương Tây đã giảm bớt trong những tháng gần đây, một phần có thể vì thỏa thuận hòa bình Minsk. Tuy nhiên, ông cũng nhận diện một sự thay đổi trong cách thức người Nga "đọc" quan điểm của Tổng thống Barack Obama về việc vũ trang cho Ukraina.
"Nếu bạn cung cấp vũ khí thì sau đó bạn phải cử người huấn luyện đến. Và quả là một câu chuyện khó tin nếu họ có mặt ở một nơi thuộc miền tây Ukraina để huấn luyện cho những người Ukraina mà sau này sẽ cầm vũ khí đi về phía đông", tướng Buzhinsky bình luận. "Huấn luyện viên nên ở tuyến đầu. Và nếu như vậy thì sẽ có thương vong, mất mát, con tin và tù nhân. Cũng có nghĩa là một sự tham gia trực tiếp của Mỹ vào xung đột".
"Theo tôi, đó là lý do ông Obama không muốn cung cấp vũ khí sát thương", vị tướng Nga về hưu nói thêm.
Cùng lúc, tướng Buzhinsky đưa ra cảnh báo: Ông biết rõ nếu Kiev có thể cử quân đội vượt qua ranh giới quy định trong thỏa thuận ngừng bắn để giành lại miền đông Ukraina bằng vũ lực thì đó sẽ là một ranh giới đỏ đối với Nga.
"Nếu Kiev bắt đầu một chiến dịch lớn, viện cớ họ đang bị nã pháo... thì người Nga có thể can thiệp, và tất nhiên đó sẽ là chiến tranh", BBC dẫn lời Buzhinsky.
Ông cũng cho rằng Nga đã cảm thấy hơn cả một sự đe dọa từ phương Tây trong 2 năm qua nhưng vị tướng này vẫn không thấy Nga và Mỹ là kẻ thù của nhau.
"Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng, mặc dù chúng tôi nằm trên một phần châu Á và một phần châu Âu, Nga vẫn là một nước châu Âu - theo cách nghĩ của chúng tôi và mọi thứ. Chúng tôi gần gũi hơn nhiều với Mỹ và châu Âu so với Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc".
"Tôi không nghĩ người Nga ngay cả ở thời Chiến tranh lạnh lại xem người Mỹ như kẻ thù", Tướng Buzhinsk quả quyết.
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc chững lại và suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc đã trở thành vấn đề cấp bách nhất cần xử lý bằng công cụ tỷ giá.
Việc TQ phá giá NDT được tiến hành song song với một động thái quan trọng hơn: Quốc tế hóa đồng NDT bằng cách vận động đưa NDT vào rổ tiền tệ quốc tế SDR (Special Drawing Rights - Quyền rút vốn đặc biệt).
Đợt phá giá đồng tiền quy mô lớn của Trung Quốc đã khiến thị trường tài chính toàn cầu bị sốc nặng. Các tờ báo trên thế giới dẫn lời các chuyên gia cho rằng nếu nhiều nước cùng tìm cách giành ưu thế cho hàng hóa xuất khẩu của mình trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu giảm thì khả năng một cuộc chiến tranh tiền tệ sẽ xảy ra.
Thuật ngữ chiến tranh tiền tệ xuất hiện trong vòng 5-7 năm nay, khi mà cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ xảy ra ở Mỹ, châu Âu.
Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN - Trung Quốc ở Malaysia mới đây, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã đưa ra 10 đề xuất mới trong quan hệ Trung Quốc - ASEAN, trong đó có hai vấn đề về Biển Đông được giới nghiên cứu và dư luận quan tâm.
Sự bất an của Trung Quốc trước nguy cơ bị sao chép công nghệ quốc phòng đã thành sự thật khi bí mật của tên lửa DF-31 đã lọt vào tay Mỹ.
Thương vụ tàu sân bay Mistral Pháp nhận đóng cho Nga đã đi tới hồi kết: Paris đồng ý hoàn trả tiền cho Mosvka và được tự do quyết định số phận hai tàu này. Thế nhưng những hệ quả chính trị thì vẫn còn đó:
Trả lời phỏng vấn Báo NTNN, Thiếu tướng Lê Văn Cương- nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược (Bộ Công an) cho rằng, việc Trung Quốc đưa tên lửa vào Biển Đông không nguy hiểm bằng việc họ đang dân sự hoá lực lượng vũ trang trên biển.
Trước sự vươn lên và quan điểm cứng rắn của quân đội Nga, cùng với khủng hoảng tại Ukraina, Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) đang chú trọng tới việc phòng thủ lãnh thổ và các tiềm lực quân sự của mình.
Trung Quốc đã chọn sai thời điểm để yêu cầu Mỹ cho dẫn độ ông Lệnh Hoàn Thành - em trai của Lệnh Kế Hoạch, cựu Chánh văn phòng Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc; ngoài ra việc dẫn độ khó thành vì những rào cản pháp lý, tạp chí Fortune (Mỹ) nhận định.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự