Giới phân tích cho rằng, Anh rời EU sẽ khiến trật tự ổn định của châu Âu bị phá vỡ, để lại cả EU và Anh trong tình cảnh dễ bị tổn thương.

Theo nhà phân tích hàng đầu Neil Atkinson tại Lloyd's List Intelligence, 2015 là năm rất khó khăn đối với Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và ít dấu hiệu "cơn đau" sẽ sớm kết thúc.
Ông Atkinson cho biết thu nhập từ dầu thô đạt đỉnh điểm vào năm 2012 với 1.600 tỷ USD khi giá dầu thô Brent trung bình ở mức 112 USD/thùng. Năm nay giá dầu thô Brent trung bình chỉ là 50 USD/thùng và OPEC sẽ phải khó khăn mới kiếm được 750 triệu USD.
Các bộ trưởng dầu mỏ từ các nước thành viên OPEC sẽ nhóm họp vào ngày 4/12 tới để đánh giá tình hình thị trường dầu mỏ và xem xét triển vọng năm 2016. Ông Atkinson cho rằng bước sang năm 2016, tốc độ tăng nhu cầu dầu thô vẫn yếu kém và ít có khả quan, khi mà tình trạng dư cung đã đeo bám các thị trường kể từ năm 2014.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ giảm xuống 1,2 triệu thùng/ngày trong năm 2016, sau khi tăng 1,8 triệu thùng/ngày trong năm nay.
Nguồn cung dầu toàn cầu đã lên tới 97 triệu thùng/ngày trong tháng 10/2015, theo số liệu của IEA. Mặc dù khả năng phục hồi của các nước sản xuất như Nga, nhưng nguồn cung ngoài OPEC được dự báo sẽ sụt hơn 0,6 triệu thùng/ngày vào năm tới. Dầu ngọt nhẹ, động lực thúc đẩy tăng trưởng của các nước ngoài OPEC, dự kiến sẽ giảm 0,6 triệu thùng/ngày vào năm 2016.
Nhà phân tích Atkinson đã đề cập đến cuộc họp lịch sử hồi tháng 11/2014, khi các nước thành viên OPEC quyết định từ bỏ phản ứng truyền thống của họ khi giá giảm thì cắt giảm sản xuất, và thay vào đó là việc tập trung vào bảo vệ thị phần.
Giá dầu đã trải qua giai đoạn sụt giảm mạnh kể từ giữa năm 2014. Vị trí của Saudi Arabia, nhà sản xuất và xuất khẩu lớn nhất trong OPEC, đã là một trở ngại trong việc giảm hạn ngạch của OPEC. OPEC nhóm họp gần đây vào mùa Hè tại Vienna, Áo và đã đồng ý duy trì mức trần sản lượng 30 triệu thùng/ngày.
Ông Atkinson cũng đề cập đến kế hoạch của Iran gia tăng xuất khẩu sau khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ. Iran tin rằng việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt có thể tăng nguồn cung cấp dầu của Iran ra thị trường năng lượng thế giới thêm nửa triệu thùng mỗi ngày vào năm tới. Vì vấn đề này mà Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zanganeh trước cuộc họp sắp tới của OPEC đã đề nghị tổ chức này giảm sản lượng thêm ít nhất 1,3 triệu thùng/ngày.
Chuyên gia Atkinson tin rằng cho dù kế hoạch của Iran có thành công hay không thì chiến lược của OPEC do Saudi Arabia dẫn đầu vẫn là giữ giá dầu ở mức thấp để hạn chế đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất với chi phí cao.
Ông Atkinson dự báo ít có khả năng đạt được sự cân bằng về cung cầu trên thị trường dầu mỏ năm 2016, khi Mỹ và một số quốc gia ngoài OPEC khác giảm sản lượng, nhưng vẫn ít hơn so với khả năng tăng nguồn cung của Iran. Điều này sẽ đảm bảo rằng giá dầu vẫn ở mức thấp trong một thời gian dài.
Giới phân tích cho rằng, Anh rời EU sẽ khiến trật tự ổn định của châu Âu bị phá vỡ, để lại cả EU và Anh trong tình cảnh dễ bị tổn thương.
Dù trưng cầu dân ý có nghiêng về khả năng Anh rời EU nhưng Anh sẽ không rời EU ngay, mà có một tiến trình bàn thảo kéo dài hai năm, trong thời gian đó Anh vẫn là một thành viên EU.
Trung Quốc tuyên bố có 60 nước ủng hộ lập trường Biển Đông của họ, nhưng lại vấp phải phản ứng quyết liệt từ chính các nước này.
Nếu Trung Quốc vẫn cố tình bác bỏ phán quyết của Tòa trọng tài Thường trực (PCA) về vụ kiện “đường 9 đoạn”, thì chính Trung Quốc sẽ tự đưa mình vào thế khó trong quan hệ với các nước, cũng như một lần nữa tự thừa nhận rằng họ lại tiếp tục phớt lờ luật pháp quốc tế.
BBC nhận định cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 là một sự kiện lịch sử, chứa đựng những điều đặc biệt riêng.
Tạp chí The Diplomat (Nhật) ngày 11-6 đã đăng bài viết với đầu đề “Pháp đi đầu trong cách tiếp cận các vấn đề an ninh châu Á của châu Âu”. Tác giả bài viết là chuyên gia Valérie Niquet, phụ trách chương trình châu Á của Quỹ Nghiên cứu chiến lược tại Paris (Pháp).
Các chuyên gia phân tích nhận định rằng, đằng sau việc Trung Quốc xây trạm nghiên cứu khoa học dưới đáy Biển Đông ẩn chứa những âm mưu ghê gớm khác.
Thủ tướng Anh có thể phải từ chức, kinh tế rơi vào suy thoái và động thái này còn châm ngòi cho sự tan rã của Liên minh châu Âu (EU).
Lệnh cấm tất cả binh sĩ đang đồn trú tại Nhật Bản không được sử dụng đồ uống có cồn và hạn chế ra ngoài căn cứ khi không cần thiết của Hải quân Mỹ ban hành ngày 6/6 đã phần nào phản ánh về “ngọn lửa âm ỉ cháy” trong quan hệ quốc phòng giữa hai quốc gia này.
Do tính chất đa dạng và khác biệt giữa các vùng kinh tế, nền kinh tế Trung Quốc mang một giá trị phức hợp. 4 vùng kinh tế sau đây đại diện cho 4 thách thức điển hình mà nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang phải đối phó.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự