Trung Quốc từng nắm thế độc quyền ảo đối với nguồn cung đất hiếm toàn thế giới. Ở nhiều thời điểm, điều này đã gây ra nhiều căng thẳng địa chính trị.

Thế giới tiêu dùng sản phẩm hữu cơ khoảng 80 tỷ euro (tập trung ở Mỹ, EU), riêng Thuỵ Sĩ, khoảng 270 euro/người/năm.
“Thuỵ Sĩ là nhà vô địch có mức tiêu dùng sản phẩm hữu cơ đứng đầu thế giới”, Christian Voegeli, người điều phối các hoạt động quản lý sản xuất hữu cơ tổ chức BIO Suisse, tự hào nói.
Thuỵ Sĩ phát triển sản xuất hữu cơ hơn 100 năm nay, khi nói về tiêu chuẩn hữu cơ, Daniel Bartschi, CEO của BIO Suisse, Thuỵ Sĩ coi trọng phương pháp từ dưới lên; chính phủ không thể từ trên ép mọi người sản xuất hữu cơ mà phải làm cho mọi người hiểu được, tự giác cùng phát triển sản phẩm hữu cơ. Các tổ chức chính phủ, tổ chức chứng nhận, nhà sản xuất, người tiêu dùng cùng nhận thức giá trị và chung tay, góp sức phát triển sản phẩm hữu cơ thì mới hiệu quả.
Mô hình tam giác
Ông Voegeli mô tả các hoạt động trong tam giác động lực, gồm: luật lệ và cơ quan chính phủ, những tổ chức hội đoàn, và các doanh nghiệp và thị trường. BIO Suisse là tổ chức phi lợi nhuận không thuộc phía nào trong tam giác này.
Trong nền tảng sản xuất hữu cơ, thiết kế nền nông nghiệp sinh thái, an nhiên, thuốc sâu không là mối quan tâm duy nhất, cái chính là bảo tồn sinh thái và tính đa dạng sinh học. Khi xài thuốc sâu ảnh hưởng tính đa dạng, bảo vệ đất chính là bảo vệ sự sống của sinh vật, con người. Trong câu chuyện con bò và đồng cỏ, sinh vật trong đất và giá trị tự nhiên, thông điệp hữu cơ là tất cả vì sức khoẻ của đất, đòi hỏi bảo vệ tính đa dạng và cân nhắc cả việc sử dụng thiết bị nặng trên đất.
Thuỵ Sĩ có 32 tổ chức của nhà sản xuất hữu cơ, các tiêu chuẩn có vai trò quy định quy tắc hành xử, cách thức thu hút chú ý vào nhãn hàng hữu cơ. Nhưng tiêu chuẩn chỉ có ý nghĩa khi làm cho người sản xuất, người tiêu dùng hiểu các vấn đề đằng sau tiêu chuẩn này. Bio Suisse không trực tiếp chứng nhận, mà kiểm tra mỗi năm một lần các tổ chức chứng nhận được phép đánh giá cấp chứng nhận. Việc kiểm định và chứng nhận do tổ chức độc lập thực hiện sau khi kiểm định, chứng nhận.
Họ có những tiêu chuẩn khác nhau cho từng quy trình, nhà sản xuất, nhà chế biến, nhà kinh doanh thuộc nhóm nào thì có tiêu chuẩn của nhóm đó. Hiện có 7.000 nhà sản xuất được dán nhãn BIO Suisse, họ tiếp cận toàn chuỗi giá trị từ sản xuất tới tiêu dùng, từ trang trại tới bàn ăn. Tiêu chuẩn này không chỉ áp dụng cho Thuỵ Sĩ, mà còn ở nước ngoài – như cà phê do Thuỵ Sĩ không trồng được, phải nhập từ Ecuador hay Việt Nam.
Triết lý bàn tròn
BIO Suisse tổ chức hội nghị bàn tròn giữa nhà sản xuất – nhà chế biến, họ quan niệm bàn tròn là nơi không có bắt đầu, không có kết thúc, ý nghĩa của nó là mọi người bình đẳng, ngang nhau khi cùng trao đổi vấn đề nào đó. Để đưa những nguyên tắc sản xuất hữu cơ vào luật, các nhóm tác động vào cơ quan chính phủ tại các bang. Các đại biểu, nghiệp đoàn sẽ đưa ra biểu quyết xem có thể áp dụng toàn liên bang. Từ đó thúc đẩy truyền thông để thay đổi nhận thức, bên cạnh đó chuyển giao kiến thức, đào tạo nông dân.
“Những nhà sản xuất bán trực tiếp sản phẩm cho người tiêu dùng dán nhãn Bio Suisse trên sản phẩm của họ. Nhưng khi nói không được sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, nếu chỉ đưa ra những tiêu chuẩn mà không giúp nhà nông thực hiện các tiêu chuẩn đó, sẽ vô nghĩa”, Voegeli nói.
Hội nghị bàn tròn và nhu cầu thông tin thị trường minh bạch hoá được xác lập bằng cách tương tác xác định cung – cầu. Nguyên tắc ở bàn tròn là không áp giá cố định cho thị trường, mà cái chính là đàm phán, đồng thuận sao cho tất cả các tác nhân cùng tồn tại. Nông nghiệp hữu cơ không chỉ là sức khoẻ cho con người mà làm sao cho tất cả tác nhân cùng tồn tại.
Nguồn CNN
Theo nhipcaudautu.vn
Trung Quốc từng nắm thế độc quyền ảo đối với nguồn cung đất hiếm toàn thế giới. Ở nhiều thời điểm, điều này đã gây ra nhiều căng thẳng địa chính trị.
Khả năng bùng nổ chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc kinh tế của thế giới hiện chỉ là những giải pháp dự báo tiến hành và những răn đe qua phát ngôn. Nhưng mạng xã hội ở Trung Quốc đang sôi sục kiểu tinh thần dân tộc.
Đông Nam Á đang phải đối mặt với cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bằng cách chuyển hướng tập trung vào thúc đẩy thị trường nội địa nhằm giảm thiểu tác động.
Hải Nam - hòn đảo được mệnh danh "Hawaii của Trung Quốc", đang đứng trước cơ hội thứ hai trở thành "bãi thử" cho công cuộc tự do hóa kinh tế "tập 2" do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng.
Tự động hóa đồng nghĩa rằng nhiều công ty tại các nước thu nhập thấp sẽ quyết định không bao giờ tạo ra loại công việc đó ngay từ ban đầu mà họ sẽ đầu tư tiền mua robot.
Thời kỳ thập niên 1930, các chính sách thuế quan và chiến tranh thương mại đã khiến Đại khủng hoảng kinh tế ngày một tồi tệ hơn và gây mất ổn định trật tự toàn cầu.
Các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố miễn vĩnh viễn thuế nhập khẩu cho thép và nhôm của EU.
Các cuộc đối thoại nhằm ngăn khả năng chiến tranh thương mại đang được tiến hành tích cực bởi cố vấn chủ chốt của Chủ tịch Trung Quốc và Bộ trưởng Tài chính Mỹ.
Phần lớn người lao động đến từ Campuchia, Indonesia, Myanmar và Philippines, và chủ yếu đi làm việc tại Singapore, Thái Lan, Malaysia. Họ giữ những vai trò không thể thay thế kể cả tại nước xuất xứ và nước họ đến làm việc.
Bất chấp điều đó, Singapore vẫn đứng thứ 6 trong tổng số các quốc gia ít tham nhũng nhất thế giới năm 2017 theo khảo sát của Transparency International.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự