Khả năng bùng nổ chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc kinh tế của thế giới hiện chỉ là những giải pháp dự báo tiến hành và những răn đe qua phát ngôn. Nhưng mạng xã hội ở Trung Quốc đang sôi sục kiểu tinh thần dân tộc.

Các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố miễn vĩnh viễn thuế nhập khẩu cho thép và nhôm của EU.
Các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố miễn vĩnh viễn thuế nhập khẩu cho thép và nhôm của EU.
“Việc Washington tạm thời miễn thuế 40 ngày cho EU giống như Mỹ đang chĩa súng vào Châu Âu”, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại một hội nghị thượng đỉnh ở Brussels. "Trên nguyên tắc, chúng ta sẽ bàn về bất cứ điều gì với một quốc gia tôn trọng các quy định của WTO. Chúng ta sẽ không bàn về bất cứ điều gì khi bị dí súng vào đầu," ông nói trong một cuộc họp báo.
Phụ trách Thương mại của EU đòi Mỹ bãi bỏ "những hạn chót nhân tạo" và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker, nói không thể nào đạt được một thỏa thuận trước ngày 1 tháng 5.
Các lãnh đạo nhà nước và chính phủ của EU nói trong một thông cáo chung rằng các biện pháp này là đáng tiếc, không thể biện minh bằng lý do an ninh quốc gia, vốn là cơ sở mà Washington đưa ra, và kêu gọi được miễn trừ vĩnh viễn. "Bảo hộ mậu dịch toàn ngành ở Mỹ là một biện pháp khắc phục không thích hợp đối với vấn đề dư thừa sản lượng," họ nói.Trước đó, Tổng thống Mỹ cho biết ông sẽ đình chỉ thuế đối với EU, đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, cũng như Argentina, Brazil, Canada, Hàn Quốc, Mexico và Úc. Các mức thuế sẽ được đình chỉ cho đến ngày 1 tháng 5 trong khi các cuộc thảo luận tiếp diễn.
Các nhà lãnh đạo cũng nói rằng họ ủng hộ các bước mà Ủy ban Châu Âu đã đưa ra để đáp trả các biện pháp của Mỹ "một cách phù hợp và tương xứng."
Cecilia Malmstrom, ủy viên thương mại, người thay mặt 28 quốc gia thương thuyết, cho biết Châu Âu không muốn bị trừng phạt vì những hành động xuất phát từ các cáo buộc Trung Quốc bán phá giá và nói rằng Washington và Brussels nên hợp tác với nhau.
Bà nói với hãng tin Reuters rằng vẫn chưa rõ ông Trump muốn gì để đổi lại việc miễn thuế vĩnh viễn và cho biết EU có thể đưa ra danh sách những "trở ngại cho thương mại" của riêng mình nếu ông nhất quyết đòi EU cắt giảm thuế nhập khẩu xe hơi. Không nên bắt các nước đồng minh chịu "những hạn chót nhân tạo," bà nói.
Châu Âu cho biết họ muốn tránh một cuộc chiến tranh thương mại nhưng Ủy ban Châu Âu đã đề xuất một loạt các biện pháp nếu Nhà Trắng nhắm mục tiêu vào các nhà sản xuất EU.
EU sẽ đệ khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới, cân nhắc các biện pháp ngăn chặn gia tăng kim loại nhập khẩu vào Châu Âu và áp đặt thuế nhập khẩu lên các sản phẩm của Mỹ để "tái cân bằng" thương mại EU-Mỹ. Bà Malmstrom nói EU đang để ngỏ các lựa chọn của mình. Các biện pháp phản đòn bao gồm thuế quan của EU nhắm vào nước cam, thuốc lá, rượu bourbon và xe môtô Harley-Davidson của Mỹ.
Canada và Mexico đang trong giai đoạn tái đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ với Mỹ. Ông Trump trước đó đã nói rằng Canada và Mexico sẽ chỉ được miễn trừ sau khi đàm phán thành công NAFTA.
Ông Trump cho biết Hàn Quốc được đưa vào danh sách miễn trừ vì quan hệ an ninh quan trọng với Mỹ, "bao gồm quyết tâm chung của chúng tôi loại bỏ mối đe dọa hạt nhân Triều Tiên".
Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản cho biết, chính phủ sẽ tiếp tục kiến nghị Mỹ đưa Nhật Bản ra khỏi danh sách chịu mức thuế quan cao đối với mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu.
Thuế quan mới theo sắc lệnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có hiệu lực từ thứ Sáu. Nhật Bản không nằm trong danh sách được miễn trừ. Sau đó cùng ngày, Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Seko Hiroshige đã nói động thái của Mỹ là cực kì đáng tiếc. Chính phủ Nhật Bản dự định giải thích với Mỹ rằng thép và nhôm nhập khẩu từ Nhật Bản không có tác động tiêu cực tới an ninh quốc gia của Mỹ.
Chính phủ Nhật cũng dự định hối thúc các công ty Mỹ sử dụng các sản phẩm của Nhật kiến nghị với Chính phủ Mỹ rằng cần đưa một số sản phẩm từ Nhật Bản ra khỏi danh sách áp thuế cao.
Lam Hồng
Theo Nhipcaudautu.vn
Khả năng bùng nổ chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc kinh tế của thế giới hiện chỉ là những giải pháp dự báo tiến hành và những răn đe qua phát ngôn. Nhưng mạng xã hội ở Trung Quốc đang sôi sục kiểu tinh thần dân tộc.
Đông Nam Á đang phải đối mặt với cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bằng cách chuyển hướng tập trung vào thúc đẩy thị trường nội địa nhằm giảm thiểu tác động.
Hải Nam - hòn đảo được mệnh danh "Hawaii của Trung Quốc", đang đứng trước cơ hội thứ hai trở thành "bãi thử" cho công cuộc tự do hóa kinh tế "tập 2" do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng.
Tự động hóa đồng nghĩa rằng nhiều công ty tại các nước thu nhập thấp sẽ quyết định không bao giờ tạo ra loại công việc đó ngay từ ban đầu mà họ sẽ đầu tư tiền mua robot.
Thời kỳ thập niên 1930, các chính sách thuế quan và chiến tranh thương mại đã khiến Đại khủng hoảng kinh tế ngày một tồi tệ hơn và gây mất ổn định trật tự toàn cầu.
Thế giới tiêu dùng sản phẩm hữu cơ khoảng 80 tỷ euro (tập trung ở Mỹ, EU), riêng Thuỵ Sĩ, khoảng 270 euro/người/năm.
Các cuộc đối thoại nhằm ngăn khả năng chiến tranh thương mại đang được tiến hành tích cực bởi cố vấn chủ chốt của Chủ tịch Trung Quốc và Bộ trưởng Tài chính Mỹ.
Phần lớn người lao động đến từ Campuchia, Indonesia, Myanmar và Philippines, và chủ yếu đi làm việc tại Singapore, Thái Lan, Malaysia. Họ giữ những vai trò không thể thay thế kể cả tại nước xuất xứ và nước họ đến làm việc.
Bất chấp điều đó, Singapore vẫn đứng thứ 6 trong tổng số các quốc gia ít tham nhũng nhất thế giới năm 2017 theo khảo sát của Transparency International.
Cát Lâm, Liêu Ninh và Hắc Long Giang là những đối tượng bị tác động mạnh nhất bởi sự thu hẹp quy mô của các ngành công nghiệp nặng truyền thống.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự