Tại buổi họp báo sáng nay, lãnh đạo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết sẽ duy trì NDT ổn định ở mức hợp lý, trong bối cảnh đồng tiền này đã giảm giá ngày thứ 3 liên tiếp.

Ngay sau khi Mỹ tuyên bố bổ sung các hoạt động thuộc lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt của Nga tại mỏ dầu Yuzhno-Kirinskoye, vào danh sách lệnh trừng phạt, Moscow hôm 7-8 lên tiếng chỉ trích đây là động thái càng hủy hoại quan hệ giữa hai nước.
Hãng thông tấn TASS (Nga) dẫn lời ông Dmitry Peskov - Người phát ngôncủa Tổng thống Vladimir Putin khẳng định: “Bất hạnh là kiểu đối thoại vẫn giữ theo lối ngôn ngữ trừng phạt này chỉ càng hủy hoại quan hệ song phương”.
Bình luận của ông Peskov đưa ra sau khi Washington tuyên bố mở rộng trừng phạt nhằm vào các dự án năng lượng của Nga, bao gồm mỏ dầuYuzhno-Kirinskoye ở khu vực bờ biển viễn đông của Nga.
Theo lời người phát ngôn này, Nga coi các biện pháp trừng phạt của phương Tây là những chiêu trò thiển cận và Moscow tự tin rằng nền kinh tế của mình đủ sức chống chịu áp lực đó.
“Nền kinh tế (Nga) đã thể hiện sự vững chãi, thế nên tôi không nghĩ rằng chúng tôi cần lo ngại về bất cứ tác động hệ thống nào từ những trừng phạt đó. Chúng tôi không coi những lệnh trừng phạt đó là biện pháp hợp pháp và tất nhiên cũng không phải điều thể hiện sự nhìn xa trông rộng” – ông Peskov nhấn mạnh.
Theo tuyên bố đăng tải trên trang web Federal Register (Sổ bộ Liên bang) của Mỹ hôm 7-8, mỏ khai thác Yuzhno-Kirinskoye nằm ở biển Okhotsk, ngoài khơi Siberia vốn thuộc sở hữu của nhà sản xuất khí đốt hàng đầu tại Nga-Gazprom, đang được bổ sung vào danh sách cấm vận vì Mỹ nhận thấy nó có trữ lượng dầu và khí đốt đáng kể.
Mỏ Yuzhno-Kirinskoye được phát hiện vào năm 2010 và Gazprom cho biết nó sẽ đi vào sản xuất từ năm 2018. Hiện phía Gazprom chưa đưa ra bình luận về động thái mới nhất nói trên của Mỹ.
Theo luật sư Douglas Jacobson, chuyên gia về thương mại quốc tế tại Washington, biện pháp trừng phạt mới của Mỹ sẽ gây cản trở cho hoạt động xuất khẩu và tái xuất khẩu của Nga. “Động thái mới vượt xa các biện pháp trừng phạt Moscow hiện nay, trong đó cấm một sốmặt hàng xuất khẩu sang Nga khi chúng được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc thăm dò, sản xuất dầu và khí đốt bên trong nước Nga”- ông Jacobson cho biết.
Tại buổi họp báo sáng nay, lãnh đạo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết sẽ duy trì NDT ổn định ở mức hợp lý, trong bối cảnh đồng tiền này đã giảm giá ngày thứ 3 liên tiếp.
Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Brazil khi chiếm tới 50% sản lượng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực.
Trong một môi trường mà kinh tế chỉ phục hồi nhẹ, các lợi ích của việc giảm giá đồng tiền để trở nên cạnh tranh hơn so với các thị trường xung quanh cũng không rõ ràng hoặc dễ dàng để tận dụng, HSBC nhận định.
Đó là một quyết định mà cả đời bà Lian Ronghua không thể nào tưởng tượng nổi. Bà sẽ phải lựa chọn giữa hai đứa con trai, đứa nào sống và đứa nào chết.
Trung Quốc đối mặt với áp lực ngày càng lớn phải tăng cường các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế sau khi đón nhận một loạt thống kê u ám vào cuối tuần vừa rồi.
Hôm qua, Chính phủ Nga thông báo nền kinh tế nước này tiếp tục suy thoái nghiêm trọng trong quý 2-2015 do giá dầu thô sụt giảm và tác động của cấm vận phương Tây.
Kim ngạch xuất khẩu trong tháng 7 của Trung Quốc giảm 8,3 %, mức giảm sâu nhất kể từ 4 tháng trở lại đây.
Bắc Kinh có thể vừa chặn được cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán với sự can thiệp mạnh tay. Song phía trước còn một vấn đề lớn hơn, đe dọa sức tăng trưởng và không dễ để quản lý: đống nợ doanh nghiệp 16.100 tỉ USD đang gia tăng.
Với tốc độ tăng trưởng 6%, châu Á sẽ một lần nữa trở thành châu lục phát triển nhanh nhất thế giới.
IMF ước tính GDP của Nga sẽ tăng 0,2% vào năm 2016 sau khi giảm 3,4% trong năm nay.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự