Một Thiếu tá quân đội Mỹ đã ghi lại những bức ảnh màu vô cùng chân thực về cuộc sống tại Liên Xô trong thập niên 50 của thế kỷ trước.

Việc giá dầu thô thế giới tăng và ổn định ở mức 50-60 USD/thùng sẽ đưa nền kinh tế Nga thoát khỏi thời kỳ đen tối, bất chấp lệnh cấm vận.
Giá dầu thô thế giới gần đây đã xấp xỉ 60 USD/thùng trong bối cảnh có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy đà tăng nhu cầu dầu mạnh mẽ hơn, trong khi xuất khẩu dầu từ khu tự trị người Kurd tại Iraq đứng trước nguy cơ giảm.
Tuy nhiên, liệu giá dầu thô có thể duy trì đà tăng giá hiện nay vào thời điểm giá dầu Brent Biển Bắc đã tăng gần 30% kể từ tháng 6/2017?
Tại một cuộc hội thảo về dầu mỏ ở châu Á diễn ra tuần trước, mặc dù nhiều công ty vẫn chưa thoát khỏi nỗi ám ảnh của việc giá dầu lao dốc từ mức 100 USD/thùng cách đây ba năm, song quan điểm chung là thị trường dầu mỏ hiện ở trạng thái tốt hơn bao giờ hết kể từ năm 2014.
Nguồn cung được kiểm soát tốt hơn, trong bối cảnh Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Nga tiếp tục cắt giảm sản lượng, giá dầu ở mức thấp, trong khi đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu mạnh mẽ hơn thúc đẩy nhu cầu dầu tăng lên.
Sự phát triển của xe điện là một yếu tố ảnh hưởng tới giá dầu trong tương lai. Tuy nhiên, sự lên giá của dầu mỏ hiện vẫn trong tầm kiểm soát chặt chẽ. Lượng dầu lưu kho dư thừa từ năm 2014 cuối cùng đã giảm xuống.
Tuy nhiên, một yếu tố khó kiểm soát là sản lượng dầu đá phiến của Mỹ, yếu tố đã ảnh hưởng lớn đến nguồn cung dầu mỏ hồi đầu thập niên này, cùng với đó là việc OPEC ứng phó với đà tăng của giá dầu.
Với việc giá dầu thô tăng lên trên ngưỡng trên 50 USD/thùng, có không ít quan ngại rằng các nhà sản xuất dầu đá phiến sẽ gia tăng sản lượng mạnh mẽ hơn, trong khi các nước thành viên OPEC có thể bơm thêm dầu ra thị trường.
Vượt mong đợi
Trong bối cảnh bị cấm vận từ phương Tây, giới chức Nga đã luôn tỏ ra thận trọng khi chuẩn bị các phương án dự phòng cho nền kinh tế nếu giá dầu giảm xuống mức 40 USD/thùng. Mức giá 40USD/thùng còn được sử dụng để tính toán ngân sách quốc gia của Nga trong giai đoạn 2017-2019.
Bộ Tài chính Nga trên thực tế cũng đã lên kế hoạch điều hành tỷ giá tiền tệ tập trung vào kịch bản giá dầu ở mức 40USD/thùng ngay từ tháng 1/2017.
Chính vì vậy việc giá dầu thô thế giới tăng và ổn định ở mức 50 - 60 USD/thùng sẽ đưa nền kinh tế Nga thoát khỏi thời kỳ đen tối, bất chấp những hạn chế do lệnh cấm vận mang lại.
Ngày 15/9, Ngân hàng Trung ương Nga đã quyết định hạ lãi suất cơ bản từ 9% xuống còn 8,5%, với lý do là chỉ số lạm phát của Nga đang ở mức gần 4%, trong khi kinh tế Nga đang trên đà tăng trưởng. Đây là lần thứ tư trong năm 2017 Nga hạ lãi suất cơ bản.
Bên cạnh giảm lãi suất cơ bản, Ngân hàng Trung ương Nga cũng nâng mức dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2017 từ 1,3% - 1,8% lên 1,7% - 2,2% và giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng GDP trong trung hạn là 1,5% - 2%.
Việc điều chỉnh này được đưa ra sau khi nền kinh tế Nga có bước phát triển khá tích cực, mà theo nhận định của Ngân hàng Trung ương Nga, tốc độ tăng trưởng GDP của Nga trong quý II/2017 đã vượt trên mọi dự báo của giới chuyên gia.
Vị thế kinh tế Nga tăng cao
Hãng tin Bloomberg từng đưa kinh tế Nga vào danh sách 7 nền kinh tế mới nổi sẽ là điểm đến hấp dẫn nhất cho đầu tư trong năm 2017, cùng với Nam Phi, Mexico, Brazil, Chile, Ấn Độ và Indonesia.
Cơ sở cho nhận định của hãng tin Mỹ là sự phục hồi ổn định của đồng rúp, khi việc mất giá của nó đã chạm đáy của hình sin trong một chu kỳ kinh tế, sau "sự kiện Crimea" khiến các nước phương Tây siết chặt cấm vận Nga.
Khi đồng rúp chạm đáy trong thời gian quá ngắn, dù gây sốc cho kinh tế - tài chính Nga, song điều đó lại giúp nó phục hồi nhanh hơn. Độ dốc của hình sin đi xuống khi đồng rúp mất giá đã dự báo độ dốc của hình sin đi lên khi đồng rúp ổn định.
Khi đồng rúp mất giá thì thiệt hại là thực tế, song khi đồng rúp ổn định thì kinh tế Nga có lợi ích kép, cả thực tế và tiềm năng. Chính Ngân hàng Thụy Sĩ (UBS) đã đánh giá lợi suất tiềm năng của đồng rúp có thể lên tới 26% trong năm 2017.
Chính vì hiệu ứng từ lợi ích kép của đồng rúp mang lại cho kinh tế Nga đã khiến các hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế phải thay đổi trong đánh giá và mức xếp hạng với kinh tế Nga.
RT ngày 23/9 dẫn một thông báo mới nhất từ Hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch đã nâng mức xếp hạng tín dụng của Nga từ "ổn định" sang "tích cực". Theo đó, Fitch đã nâng triển vọng phát hành nợ dài hạn (IDR) phản ánh tình trạng kinh tế đang phát triển của Nga.
"Nga tiếp tục có những tiến bộ trong việc tăng cường khung chính sách với tỉ lệ hối đoái linh hoạt hơn, cam kết mạnh mẽ với mục tiêu lạm phát và một chiến lược tài chính thận trọng, được phản ánh trong quy tắc ngân sách mới được thông qua" - thông báo của Fitch ghi rõ.
Fitch đánh giá: "Sự kết hợp của chính sách này sẽ giúp sự ổn định kinh tế vĩ mô được cải thiện, cùng với các bảng cân đối tài chính mạnh mẽ sẽ làm tăng khả năng phục hồi của nền kinh tế trước các cú sốc".
Về mức dự trữ ngoại hối, đầu tháng 9/2017, Nga đã đạt được mức 444 tỉ USD. Fitch cho rằng, con số này vào năm 2019 sẽ là trên 500 tỉ USD, quay lại mức cuối năm 2013.
Fitch cho rằng, những rủi ro từ hệ thống ngân hàng đối với bảng cân đối tài sản quốc gia Nga hiện nay dường như rất hạn chế.
Huy Hoàng
Theo Baodatviet.vn
Một Thiếu tá quân đội Mỹ đã ghi lại những bức ảnh màu vô cùng chân thực về cuộc sống tại Liên Xô trong thập niên 50 của thế kỷ trước.
Hành động của Trung Quốc không nhằm hấp thụ nền kinh tế Nga, đó là tuyên bố của tổng thống Vladimir Putin trong cuộc họp báo về kết quả chuyến công du của ông tới Trung Quốc.
Cuộc “khủng hoảng tháng Tư” trên bán đảo Triều Tiên làm cả thế giới phải lo lắng vì khả năng Triều Tiên có thể tiến hành thử hạt nhân hoặc phóng tên lửa vào những dịp kỷ niệm lớn. Tình hình rất nóng, nhưng ở Bình Nhưỡng, bầu không khí chung lại khá yên tĩnh...
Lượng tiền mặt được lưu thông ở Thụy Điển đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1990.
Bất chấp những cảnh báo về các đòn tấn công phủ đầu của Mỹ và sự cấm vận khắc nghiệt đối với nền kinh tế, đặc biệt là cấm vận dầu mỏ, cuộc sống của người dân Triều Tiên vẫn đang diễn ra khá bình thường. Phóng sự của phóng viên Bưu điện Hoa Nam buổi sáng Liu Zen cho thấy nhiều điều thú vị.
Dự án “Vành đai và Con đường” quy tụ 65 quốc gia chiếm 60% dân số thế giới và khoảng 1/3 GDP toàn cầu.
Trung Quốc hiện được coi là một trong số ít quốc gia trên thế giới có nhiều tiền và sẵn sàng chi tiền để củng cố quyền lực mềm.
Giữa lúc các biện pháp trừng phạt áp đặt lên Triều Tiên gắt gao hơn, ngày càng có nhiều hàng hóa địa phương xuất hiện trong cửa hàng nước này.
Ngân hàng Credit Suise dự báo Trung Quốc có thể đầu tư tới 500 tỷ USD vào 60 quốc gia trong sáng kiến này 5 năm tới...
Ordos từng được kỳ vọng là một thành phố tương lai của Trung Quốc, nhưng kế hoạch đó đã không thành công.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự