tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Trích lập dự phòng rủi ro tăng, lợi nhuận ngân hàng giảm

  • Cập nhật : 04/09/2015

(Tin kinh te)

Mặc dù tăng trưởng tín dụng khá, hệ số NIM tăng nhẹ, nhưng do trích lập dự phòng rủi ro tăng khiến khả năng sinh lời của khối ngân hàng thương mại giảm.

Báo cáo tình hình 8 tháng đầu năm của Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGSTCQG) vừa công bố có phần đánh giá về tình hình hoạt động của khu vực tài chính - ngân hàng đáng chú ý.

Theo Uỷ ban, khu vực ngân hàng ổn định thanh khoản, tăng trưởng tín dụng tốt, trích lập dự phòng rủi ro tăng.

Tính tới 10/8, tổng tín đụng đối với nền kinh tế (cho vay doanh nghiệp, cá nhân, và trái phiếu doanh nghiệp) tăng 8,3% so với cuối năm 2014, cao hơn nhiều so với mức tăng 3,7% của 7 tháng đầu năm 2014.

Tăng trưởng tín dụng tốt hơn, khu vực doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn phần nào giúp khoản mục “lãi dự thu” của các NHTM cũng giảm nhẹ (-4,2%) so với cùng kỳ 2014.

trich lap du phong rui ro tang khien kha nang sinh loi cua khoi ngan hang thuong mai giam

Trích lập dự phòng rủi ro tăng khiến khả năng sinh lời của khối ngân hàng thương mại giảm

Đặc biệt, theo Uỷ ban Giám sát, hiện tại, khả năng thanh khoản của khu vực ngân hàng khá tốt, tỷ lệ LDR (cho vay/huy động) duy trì ở mức dưới 80%; với huy động và tín dụng ngoại tệ, LDR cũng ở mức dưới 85%. Những tỷ lệ này nằm trong giới hạn an toàn về thanh khoản.

Mặc dù tăng trưởng tín dụng khá, hệ số NIM (tỷ lệ lãi cận biên) tăng nhẹ, nhưng do trích lập dự phòng rủi ro tăng khiến khả năng sinh lời của khối ngân hàng thương mại giảm.

 

Khả năng sinh lời

2013

2014

Tháng 6 (trượt 12 tháng)

NIM

2,80%

2,70%

2,74%

ROE

6,44%

4,56%

4,20%

ROA

0,55%

0,36%

0,33%

Đề cập tới thị trường chứng khoán (TTCK), Uỷ ban Giám sát lấy số dữ liệu tính đến ngày 26/8, trong đó, VN - Index đóng cửa ngày 26/8 tại 545,89 điểm giảm 12% so với cuối tháng 7, còn HNX - Index giảm 10% trong cùng kỳ. Khối ngoại bán ròng nhẹ khoảng 11,7 triệu USD kể từ đầu tháng 8 trên thị trường cổ phiếu niêm yết.

Uỷ ban Giám sát cho rằng, sự suy giảm của TTCK do cả yếu tố nội tại và nguyên nhân đến từ bên ngoài nền kinh tế.

Xét về yếu tố nội tại, khối ngoại bán ròng cổ phiếu dầu khí khi giá dầu giảm trở lại. Với một số dự báo bất lợi giá dầu khoảng 32- 35 USD/thùng, một số cổ phiếu dầu khí (PVD,GAS) bị bán tháo dù đã giảm dưới giá trị thực; Tỷ giá USD/VND điều chỉnh tăng gần 3% trong tháng 8; Thị trường chứng khoán suy giảm nhanh đột ngột dẫn đến hiện tượng bán tháo, bán giải chấp (margin call) trên thị trường.

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán có cở sở để phục hồi trở lại do các yếu tố cơ bản của nền kinh tế và thị trường chứng khoán vẫn ở mức độ tích cực, bởi: Nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ được những cân đối lớn vầ thương mại, đầu tư và ít chịu tác động tiêu cực như các quốc gia mới nổi khác.

Doanh thu lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết tiếp tục tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2015. Mức giá trị nhiều cổ phiếu trở nên hấp dẫn với P/E bình quân thị trường về khoảng 10,6 lần. Và các chính sách phát triển thị trường chứng khoán (thông tư 123/2015/BTC) đang được triển khai đúng tiến độ.

Liên quan đến quyết định điều chỉnh tỷ giá thêm 1% và hai lần nới biên độ tỷ giá, UBGSTCQG cho rằng, động thái điều chỉnh tỷ giá của NHNN được coi là nhanh nhạy, tạo hiệu ứng tích cực hỗ trợ cho cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam cũng như hỗ trợ tâm lý cho thị trường

Trước lo ngại của thị trường rằng việc điều chỉnh tỷ giá có thể làm tăng lạm phát, UBGSTCQG đánh giá hai lần điều chỉnh tỷ giá của NHNN trong tháng 8 làm lạm phát có thể tăng thêm xấp xỉ 0,2 điểm %, là mức tăng không đáng kể. Do đó, UBGSTCQG giữ nguyên dự báo năm 2015 lạm phát cơ bản khoảng 3% và lạm phát (tổng thể) thấp hơn 3%. Qua đó, tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2015 vẫn đạt và vượt mục tiêu (6,2%)  tiếp tục duy trì ổn định vĩ mô.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu, rộng và quy mô thị trường tài chính thế giới cao gấp 4-5 lần quy mô nền kinh tế thực, tâm lý thị trường đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu phần lớn các nhà kinh doanh, đầu tư có cùng cảm nhận và phản ứng cùng chiều thì sẽ tạo thành một lực cung - cầu rất lớn, có thể vượt ra ngoài sự kiểm soát của các Chính phủ.

Thị trường tài chính tiền tệ của Việt Nam hiện đã có liên thông nhất định đến thị trường tài chính quốc tế và chịu ảnh hưởng tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường quốc tế.  Chính vì vậy, công tác truyền thông đóng vài trò hết sức quan trọng để duy trì lòng tin của thị trường.

UBGSTCQG khuyến nghị, “các cơ quan hoạch định chính sách cần tăng cường công tác truyền thông để định hướng thị trường theo mục tiêu chính sách. Các thông điệp chính sách cần rõ ràng nhưng cần linh hoạt để đảm bảo tính nhất quán trong thông tin và thống nhất, đồng bộ giữa thông điệp chính sách và hành động”.

(Theo Dân Trí)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục