Xử lý nợ xấu, mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường là một việc tất yếu trong kinh tế thương mại. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hoạt động này vẫn đang chịu nhiều rào cản.

Các quầy cho vay trả góp đang chen nhau mọc lên tại các đại lý xe máy, siêu thị điện máy, điện thoại… là chỉ báo cho thấy đà tăng tốc của hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam.
Những chiếc xe SH mua trả góp
Lập fanpage trên mạng xã hội Facebook cho công ty 2 năm nay, chị Thư - Phó giám đốc một đại lý xe máy lớn trên đường Trần Phú (Hà Đông, Hà Nội) nhận thấy những câu hỏi về mua trả góp gửi về ngày một nhiều hơn và hiện chiếm hơn nửa số thắc mắc mà chị thường trả lời mỗi ngày. Trước đó, công ty chị đã cùng đối tác cho vay tiêu dùng triển khai dịch vụ này được khoảng 6-7 năm, song doanh số chỉ thực sự tăng trưởng mạnh trong vài năm trở lại đây. “Đại lý bán mỗi tháng khoảng 700-800 xe thì số mua trả góp chiếm gần 10%, tuy không phải quá lớn nhưng so với hồi mới triển khai thì đã khác rất nhiều”, vị quản lý này chia sẻ.
Cũng theo chị Thư, một điểm đáng chú ý là các hợp đồng trả góp không chỉ có ở dòng xe phổ thông - vốn dành cho đối tượng sinh viên hoặc người có thu nhập trung bình - mà ngay với các mẫu xe đắt tiền, nhu cầu này cũng xuất hiện. Đại lý của chị hiện bán hơn 100 chiếc thuộc dòng xe ga đắt tiền như SH hay SH Mode, thì có khoảng 10-15 chiếc là theo diện trả góp.
“Ngày trước khách hàng ít nghĩ đến chuyện trả góp khi mua xe máy. Mẫu xe mua cũng tùy thuộc vào ngân sách của họ. Tuy nhiên hiện khách hàng trẻ có nhu cầu sử dụng tài chính vào nhiều việc hơn nên họ bắt đầu tính toán trả góp để mua xe”, chị Thư nói.
Khách mua xe máy có nhiều lựa chọn hơn nhờ chính sách trả góp.
Trong khi đó, chị Phạm Thị Toan, nhân viên của HD Saison – đối tác cung cấp dịch vụ vay trả góp cho khách hàng tại đại lý này, cho biết trung bình hỗ trợ dịch vụ cho khoảng 3-5 khách hàng mua xe mỗi ngày. Thông thường, mỗi trường hợp sẽ mất khoảng 30 phút từ khâu tư vấn, khai hồ sơ, kiểm tra tín dụng (do bộ phận hỗ trợ của công ty thực hiện) đến chấp thuận giải ngân, và khách hàng có thể vay tới 100 triệu đồng để mua xe.
“Có trường hợp khách chỉ dự định mua chiếc xe trị giá 15-20 triệu đồng, song khi biết có thể mua trả góp với số tiền đó, họ đã mạnh dạn mua chiếc xe 40-50 triệu”, chị Toan cho biết.
Thị trường lớn, cạnh tranh lớn
Thực tế thì dù còn chiếm tỷ lệ còn khiêm tốn trong tổng doanh thu thương mại, song tín dụng tiêu dùng nói chung và cho vay mua sắm xe máy nói riêng đang ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây. Theo số liệu của công ty tư vấn McKinsey, dư nợ vay mua phương tiện đi lại (môtô, xe gắn máy, ôtô…) tại Việt Nam tăng bình quân 37% trong giai đoạn 2013-2016, đạt khoảng 61.000 tỷ đồng vào năm ngoái.
Con số nêu trên đóng góp khoảng 10% tổng dư nợ 606.000 tỷ đồng cho vay tiêu dùng, xếp sau các khoản cho vay Sửa chữa - mua nhà và Mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình. Tính toán của McKinsey cũng cho thấy tín dụng tiêu dùng năm 2016 đã tăng 133% so với năm trước đó (tăng bình quân 44% trong vòng 4 năm). Công ty tư vấn này dự báo thị trường sẽ tiếp tục tăng 25-30% trong 5 năm tới.
Tăng trưởng thị trường tín dụng tiêu dùng 2013-2016
Đơn vị: nghìn tỷ đồng - Nguồn: McKinsey.
Số liệu thực tế thì cho thấy đến hết tháng 11/2017, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng ước tăng khoảng 59% so với cuối năm 2016. Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, đà tăng mạnh của tín dụng tiêu dùng từ đầu năm 2017 tới nay phù hợp với xu hướng gia tăng cầu tiêu dùng của nền kinh tế.
Cùng với đó, thói quen tài chính cũng đã có sự dịch chuyển ngày càng phổ biến từ việc tích lũy đủ số tiền để mua sản phẩm mong muốn sang mua sản phẩm và thanh toán bằng các khoản tích lũy về sau. Thậm chí, tín dụng tiêu dùng vẫn còn dư địa rất lớn để phát triển nếu đánh bại được thị trường tín dụng đen, vốn đã bám rễ trong nền kinh tế.
Thời gian qua, “mảnh đất” dành cho tài chính tiêu dùng nêu trên đã cho thấy sức hấp dẫn khi đã thu hút thêm nhiều “ông lớn” mới tham gia ngành. Trước hết phải kể đến sự gia nhập của HDBank khi mua lại công ty tài chính Societe Generale năm 2013 rồi sau đó là “cái bắt tay” với Credit Saison để lập nên liên doanh HD Saison 2 năm sau đó. VPBank cũng chính thức tham gia lĩnh vực này năm 2014 với việc thành lập FECredit. Tới năm nay, thị trường tài chính tiêu dùng tiếp tục đánh dấu một năm sôi động với sự tham gia của loạt nhân tố mới.
Tương tự HD Saison, MB cùng Shinsei Bank góp vốn vào liên doanh Mcreditvào tháng 11 vừa qua. Lotte Card - thành viên của Tập đoàn Lotte Hàn Quốc cũngđã ký kết mua lại 100% Techcom Finance từ Techcombank với giá nhận chuyển nhượng dự kiến khoảng 1.734 tỷ đồng. Prudential Finance cũng được dự báo sẽ sớm đổi chủ khi công ty mẹ Prudential tiết lộ kế hoạch chuyển nhượng toàn bộ vốn với mức giá hơn 3.400 tỷ đồng, gấp 5,52 lần mệnh giá.
Không chỉ có thêm những công ty tài chính mới gia nhập, bản thân nhiều ngân hàng cũng đang đẩy mạnh mảng ngân hàng bán lẻ của mình, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân. Cùng với đó là các hình thức tài chính mới cũng đang xuất hiện và mở rộng nhanh chóng như F88 trong lĩnh vực cầm đồ hay các nền tảng cho vay ngang hàng (P2P lending).
Sự tham gia của các “tay chơi” mới đồng nghĩa với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn trong lĩnh vực này. Không khó để có thể bắt gặp 3-4 công ty tài chính cùng đặt điểm bán hàng điện thoại hay điện máy.
Kinh doanh cùng 2 “đối thủ” khác tại siêu thị điện máy trên phố Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội), anh Nguyễn Anh Dũng - phụ trách một quầy tín dụng của HD Saison - cho biết mỗi công ty đều có các chiến lược riêng trong cuộc đua cạnh tranh này. Bên cạnh thuận lợi chung của thị trường, nỗ lực của mỗi nhân viên khi cung cấp dịch vụ tới khách hàng cũng rất quan trọng. Cùng với đó, chính sách như áp dụng mức lãi suất cạnh tranh, đưa ra quy chuẩn trong dịch vụ sau vay, nhắc nhở khách đóng tiền hay ưu đãi cho khách hàng cũ… cũng là những vấn đề cần quan tâm để đảm bảo hiệu quả hoạt động.
Nhân viên HD Saison hướng dẫn khách hàng hoàn thiện thủ tục mua vay trả góp.
Anh Dũng cho biết nhờ lưu tâm tới những yếu tố này, doanh số cho vay bình quân hằng tháng của anh đã tăng từ mức 100 triệu đồng khi mới vào làm việc cách đây 2 năm, lên mức 300 triệu đồng hiện nay. “Khi công ty chạy các chương trình khuyến mại cuối năm, con số có thể lên tới hơn 400 triệu đồng” anh cho biết.
Thanh Thúy
Theo NDH.vn
Xử lý nợ xấu, mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường là một việc tất yếu trong kinh tế thương mại. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hoạt động này vẫn đang chịu nhiều rào cản.
Tăng trưởng tín dụng năm nay có khả năng đạt 20%, cao hơn con số 18% năm ngoái. Bên cạnh tăng tín dụng, nhiều động thái nới lỏng tiền tệ khác của Ngân hàng Nhà nước đang gây lo ngại về việc bơm mạnh tiền có thể gây lạm phát.
Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 6/4/2016 và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2016.
Thực hiện chủ trương của Đảng về tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cũng như cải cách hành chính để tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh phát triển, trong thời gian qua, nhiều quy định pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung.
Biến động tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tạo động lực cho giá vàng đi lên trong các phiên giao dịch gần đây.
Dù không phải là một công cụ hoàn toàn chính xác để tính toán tỷ giá mà chỉ là một chỉ số đơn giản giúp cho học thuyết tỷ giá trở nên dễ hiểu hơn, chỉ số Big Mac đã trở thành một tiêu chuẩn mang tính toàn cầu, được nhắc đến trong những cuốn sách giáo khoa kinh tế.
Những danh phận và lãi suất trên thị trường đã và đang gắn chặt với khuất số này.
Các công ty, ngân hàng kinh doanh vàng chính là người nắm trong tay quyền tăng-giảm cũng như tự đưa ra khoảng cách giá mua-bán.
Xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm sẽ gặp khó và có thể không đạt được mục tiêu 10% cả năm.
Gần đây, có những diễn biến ảnh hưởng đến giá trị đồng USD trong trong giao dịch toàn cầu. Tuy nhiên, vị thế độc tôn của đồng USD trong nền kinh tế toàn cầu xem ra khó có thể bị đe dọa trong tương lai gần. Để đồng bạc xanh giữ được vị thế đó phải nói đến sự vững vàng và khả năng ứng phó hoặc thay đổi của nền kinh tế Mỹ mà không quốc gia nào có thể sánh được.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự