Khi nhà đầu tư ngoại bỏ vốn vào Việt Nam, họ luôn tính xa đến câu chuyện thoái vốn trong tương lai sao cho thuận lợi về mặt pháp lý hoặc thuế.

Tổng phương tiện thanh toán tăng chậm do tác động từ chi tiêu khu vực Chính phủ. Nên không thể chủ quan với việc kiểm soát sự gia tăng tổng phương tiện thanh toán khi mà mức tăng tổng phương tiện thanh toán 6 tháng chỉ đạt ở mức thấp (bằng khoảng 30% định hướng).
Thông cáo báo chí của Tổng cục Thống kê cho thấy, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã có sự khởi sắc rõ nét từ quý II/2017: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2017 ước tính tăng 5,73% so với cùng kỳ năm trước, trong đó quý I tăng 5,15%, quý II đã khởi sắc hơn quý I với tốc độ tăng 6,17%.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm 2017 tăng 4,15% so với bình quân cùng kỳ năm 2016, riêng CPI tháng 6/2017 tăng 0,20% so với tháng 12/2016 và tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước.
Lạm phát cơ bản bình quân tăng 1,52% so với bình quân cùng kỳ năm 2016. Thị trường tài chính ổn định và có chiều hướng phát triển tốt. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi có xu hướng giảm, theo đó trong quý I/2017 tỷ lệ thất nghiệp 2,30%, quý II ước tính là 2,26%.
Trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng tính đến thời điểm 20/6/2017, tổng phương tiện thanh toán tăng 5,69% so với cuối năm 2016 (cùng kỳ năm trước tăng 8,07%). Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm 2017 đạt 7,54% - mức tăng cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây, cho thấy khả năng hấp thụ vốn của DN cùng với thu nhập lãi của các ngân hàng có sự cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, 6 tháng đầu năm dự trữ ngoại tệ tiếp tục tăng so với thời điểm 31/12/2016.
Trong diễn biến tiền tệ 6 tháng đầu năm, điểm đáng lưu ý là tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán thấp so với mục tiêu 16-18% của cả năm. Đây cũng là một trong lý do giải thích về việc lạm phát cơ bản 6 tháng chỉ tăng 1,29% so với đầu năm. Như vậy nguyên nhân nào cho tổng phương tiện thanh toán tăng chậm?
Từ lý thuyết đến thực tế đều cho thấy có 3 nhân tố chính làm tăng tổng phương tiện thanh toán. Đó là tốc độ tăng tín dụng nền kinh tế, dự trữ ngoại tệ tăng và nét (tiền Chính phủ vay hệ thống ngân hàng và tiền gửi Chính phủ tại hệ thống ngân hàng) cho vay Chính phủ ròng. Trong đó tác động của tín dụng là mạnh nhất vì tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng phương tiện thanh toán khoảng 70-77% .
Thực tế 6 tháng đầu năm 2017 tín dụng tăng 7,54% song tổng phương tiện thanh toán chỉ tăng 5,69%. Vậy sẽ phải có một nhân tố làm giảm đáng kể sự gia tăng tổng phương tiện thanh toán. Nhân tố dự trữ ngoại tệ được loại bỏ, vì dự trữ ngoại tệ tăng, các khoản khác ròng ít biến động và chiếm tỷ lệ nhỏ. Như vậy nét cho vay Chính phủ ròng chính là nhân tố làm giảm mạnh sự gia tăng của tổng phương tiện thanh toán trong 6 tháng đầu năm 2017.
Thu chi ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm nay cũng cho thấy: Tổng thu ngân sách Nhà nước tính đến thời điểm 15/6/2017 ước tính đạt 500,9 nghìn tỷ đồng, bằng 41,3% dự toán năm. Tổng chi ngân sách Nhà nước ước tính lên tới 533,4 nghìn tỷ đồng, bằng 38,4% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển mới đạt 83,3 nghìn tỷ đồng, bằng 23,3% dự toán năm.
Xét tổng thể cho thấy, thu ngân sách Nhà nước đạt cao hơn chi ngân sách so với dự toán. Đặc biệt đáng chú ý đó là chi cho đầu tư phát triển chỉ đạt 23,3% dự toán ngân sách. Điều này sẽ làm cho tiền gửi ngân sách tại hệ thống ngân hàng tăng mạnh so với cuối năm 2016, làm cho nét cho vay Chính phủ ròng giảm, dẫn tới làm giảm tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán.
Như vậy, tổng phương tiện thanh toán tăng chậm do tác động từ chi tiêu khu vực Chính phủ. Nên không thể chủ quan với việc kiểm soát sự gia tăng tổng phương tiện thanh toán khi mà mức tăng tổng phương tiện thanh toán 6 tháng chỉ đạt ở mức thấp (bằng khoảng 30% định hướng). Bởi từ nay đến cuối năm, Chính phủ đã chỉ đạo phải đẩy mạnh giải ngân cho đầu tư phát triển đảm bảo thực hiện đúng dự toán, điều này sẽ làm gia tăng mạnh tổng phương tiện thanh toán.
Để kiểm soát có hiệu quả tổng phương tiện thanh toán, NHNN cần có sự theo dõi sát sao chi tiêu khu vực Chính phủ để đảm bảo trung hòa hàng hóa kịp thời sự gia tăng chi tiêu khu vực Chính phủ làm tăng tổng phương tiện thanh toán, đảm bảo kiểm soát bền vững lạm phát trong những năm tiếp theo.
TS. Nguyễn Thị Kim Thanh/Theo Thoibaonganhang.vn
Khi nhà đầu tư ngoại bỏ vốn vào Việt Nam, họ luôn tính xa đến câu chuyện thoái vốn trong tương lai sao cho thuận lợi về mặt pháp lý hoặc thuế.
Việt Nam đang hướng tới một nền kinh tế 90% không dùng tiền mặt vào năm 2020 bằng cách giảm các giao dịch tiền mặt và tăng thanh toán điện tử.
Lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên đang được kéo giảm nhờ tình hình thanh khoản tốt, nhưng còn lãi suất cho vay thông thường sẽ ra sao?
Động thái giảm lãi suất điều hành sẽ giúp hỗ trợ giảm chi phí cho các ngân hàng, DN liên quan. Đây là một tín hiệu tốt đối với DN, nền kinh tế.
Theo báo cáo “Top điểm đến đầu tư châu Á Thái Bình Dương – cách thức tiếp cận mới” của CBRE, 3 quốc gia gồm Nhật Bản, Úc và Việt đang được các nhà đầu tư quan tâm, do tiềm năng sinh lời cao.
Khi xây dựng các chuẩn mực kế toán, quan điểm xuyên suốt của Việt Nam là tuân thủ hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế, tuy nhiên, chuẩn mực kế toán Việt Nam còn những điểm cần hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về kế toán, phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế của đất nước, nước ta cần tiến hành một số giải pháp vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài, bao gồm cả giải pháp trực tiếp đối với hệ thống chuẩn mực kế toán và giải pháp thuộc về môi trường kinh tế pháp luật.
Trong nền kinh tế thị trường, việc có lạm phát cao hay thấp thì chi phí mua vốn ở đầu vào của sản xuất kinh doanh chỉ là một trong nhiều yếu tố tác động tổng hợp đến lạm phát.
Việc giảm lãi suất chính sách sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Trước hết, là nắn dòng tiền ngân hàng vào các lĩnh vực kinh tế cần ưu tiên phát triển, như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Chuyện gì đang xảy ra khi các ngân hàng ngoại đang rời bỏ cuộc chơi ở Việt Nam, nhường chỗ cho các nhà băng nội, như câu chuyện của Commonwealth Bank of Australia vừa mới "bán mình" cho VIB?
Phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử vẫn gặp nhiều khó khăn, nhưng đây là thị trường có nhiều cơ hội trong tương lai.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự