Quyết định này sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước giữ được ổn định tỷ giá từ nay đến cuối năm nhưng có thể lại kích hoạt những rủi ro trong cung cầu ngoại tệ.

Theo báo cáo “Top điểm đến đầu tư châu Á Thái Bình Dương – cách thức tiếp cận mới” của CBRE, 3 quốc gia gồm Nhật Bản, Úc và Việt đang được các nhà đầu tư quan tâm, do tiềm năng sinh lời cao.
Nghiên cứu của CBRE cho thấy, các tổ chức đầu tư, bao gồm các quỹ tài sản quốc gia, công ty bảo hiểm và các quỹ hưu trí, đang đi đầu trong việc đầu tư vào các thị trường mới. Giá trị giao dịch của các đối tượng khách hàng này đã đạt 22,5 triệu USD từ năm 2013 đến năm 2016. Sự nới lỏng trong các chính sách đầu tư như đối với các công ty bảo hiểm của Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc đã hỗ trợ các khoản đầu tư của các tổ chức này. Cùng với đó, nguồn vốn đầu tư này cũng nhằm mục đích tìm kiếm các khoản lợi nhuận dài hạn và bền vững để bù đắp cho các khoản nợ của công ty.
Theo báo cáo, các thị trường như Việt Nam tiếp tục thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư bất chấp những rủi ro vốn có và các loại hình bảo hiểm rủi ro vẫn đang phát triển phức tạp. Các nhà đầu tư tin rằng, lợi suất đầu tư và nền tảng kinh tế đang củng cố sự tăng trưởng cho đầu tư bất động sản. Điều này cho thấy, sức hút của thị trường Việt Nam chủ yếu nhằm vào mục tiêu dài hạn hơn là lợi nhuận trong ngắn hạn.
“Về lý thuyết, mức chênh lệch tỷ suất đầu tư tại Việt Nam hiện tại rất hấp dẫn nhà đầu tư và còn hấp dẫn hơn nếu kể đến triển vọng tăng trưởng kinh tế dài hạn. Oxford Economics dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2017 và năm 2018 ở mức 6,65% cao hơn so với các quốc gia khác trong khu vực ASEAN. Môi trường chính trị ổn định tại Việt Nam cùng triển vọng tăng trưởng kinh tế khả quan tạo nên nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo thị trường bất động sản. Tuy nhiên, doanh thu đầu tư bất động sản trung bình giai đoạn 2012-2016 chỉ đạt 760 triệu USD mỗi năm chủ yếu do hạn chế về tài sản đầu tư”, CBRE phân tích.
Trong khu vực, các nhà đầu tư cũng đang hướng đến tài sản bất động sản tại Úc vào năm 2017. Sydney và Melbourne tiếp tục là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư tìm kiếm các khoản đầu tư có lợi nhuận cao. Nền tảng vững chắc, tính thanh khoản mạnh và thị trường minh bạch là các yếu tố đảm bảo sức hút đầu tư cho các thành phố này. Tuy nhiên, do khả năng ổn định giá thuê trong năm tới, sự cạnh tranh về những tài sản giới hạn sẽ có lợi cho các thành phố, như: Brisbane, Adelaide and Canberra.
“Lợi suất thương mại từ thành phố lớn nhất của Úc một lần nữa khẳng định đây là thị trường đầu tư ổn định nhất châu Á - Thái Bình Dương. Nhưng với sự cạnh tranh khốc liệt và cơ hội hạn chế ở Sydney và Melbourne, các nhà đầu tư sẵn sàng chuyển sang thị trường ít quen thuộc nhưng ổn định hơn như Brisbane để giảm rủi ro”, Bruce Baker, Giám đốc điều hành thị trường nguồn vốn, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, CBRE cho biết.
Cùng với đó, CBRE cho rằng, năm 2017, Nhật Bản vẫn còn hấp dẫn các nhà đầu tư bất động sản, do sản lượng thương mại cao. Theo nghiên cứu của CBRE, nhu cầu đầu tư tập trung chủ yếu ở Tokyo do mức tăng trưởng cho thuê cao và tính thanh khoản mạnh mẽ, nhưng có thể sẽ đạt đỉnh điểm khi nguồn cung mới vào thị trường trong năm 2017-2018. Tuy nhiên, CBRE nhận thấy, xu hướng đa dạng trong đầu tư ở các thành phố khác tại Nhật Bản, như: Osaka, Fukuoka và Yokohama do phí bảo hiểm cao hơn so với Tokyo và các khu vực khác.
“Bất động sản Nhật Bản được xem là một loại đầu tư ổn định, bền vững và mang lại lợi nhuận cao đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cùng với sự cạnh tranh ngày càng tăng vào việc đầu tư bất động sản ở Tokyo và nền tảng vững chắc của thị trường ở các thành phố khác tại Nhật Bản đang dẫn dắt các nhà đầu tư chú tâm hơn đến việc đầu tư tại các thành phố này”, Tom Moffat - Giám đốc điều hành thị trường nguồn vốn châu Á, CBRE cho biết.
Tuy nhiên, theo CBRE, các nhà đầu tư khi tham gia vào 2 thị trường là Úc và Nhật Bản cần chú ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất, về rủi ro thanh khoản. Các nhà đầu tư theo đuổi lợi suất đầu tư tại Nhật Bản và Úc thường gặp phải những rủi ro về thanh khoản, đặc biệt là trong thời kỳ suy thoái của thị trường. Nhằm làm giảm bớt rủi ro, các nhà đầu tư có thể xem xét các quỹ đầu tư không chịu ảnh hưởng của hạn mức đầu tư. Các chiến lược khác bao gồm chuyển đổi từ quỹ đầu tư đóng sang quỹ mở hoặc chào bán tài sản ở các thị trường mở, cũng có thể xem xét sử dụng để tránh việc bị bắt buộc phải bán tài sản vào thời kỳ có tính thanh khoản thấp và biến động giá mạnh.
Thứ hai, rủi ro tiền tệ. Các loại tiền tệ giao dịch tự do, như: Đô la Úc và Yên Nhật đều phải chịu sự biến động và đòi hỏi các nhà đầu tư sử dụng các chương trình bảo hiểm linh hoạt để quản lý rủi ro tiền tệ liên quan đến việc đầu tư vào cả hai thị trường. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đều nắm rõ các loại hình bảo hiểm rủi ro được hỗ trợ bởi thị trường và các công cụ thanh toán tinh vi trong Đô la Úc và Yên Nhật.
Thứ ba, rủi ro của các doanh nghiệp. Các nhà đầu tư vào các thị trường bất động sản lớn, như: Úc và Nhật Bản và các thị trường mới nổi như Việt Nam, thường lựa chọn hoặc buộc phải liên doanh. Để thu hút sự chú ý về lợi ích và quan điểm đầu tư, CBRE Research nhận thấy rằng các nhà đầu tư thường xem xét và theo dõi kỹ lưỡng các hoạt động của các đối tác tiềm năng để đánh giá đầu tư và mục tiêu chiến lược.
“Bất kể địa điểm hay phân khúc bất động sản nào, các nhà đầu tư đều hiểu rằng lợi nhuận cao đồng nghĩa với rủi ro cao. Tuy nhiên, sự đa dạng trong các thủ thuật nhằm giảm thiểu rủi ro đang được các nhà đầu tư ứng dụng tại Úc và Nhật Bản. Điều này chứng minh rằng, vẫn có rất nhiều những chiến lược mang lại lợi nhuận đáng mong đợi trên sân chơi bất động sản trong tương lai gần”, Ông Robert Fong, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu CBRE châu Á – Thái Bình Dương cho biết./.
Quyết định này sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước giữ được ổn định tỷ giá từ nay đến cuối năm nhưng có thể lại kích hoạt những rủi ro trong cung cầu ngoại tệ.
Đó là một trong những thông tin được Savills Việt Nam công bố trong cuộc khảo sát về tiềm năng thu hút các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) vào các khu công nghiệp Việt Nam hôm nay 24.9.
Hầu như mọi hòn đá, cục đất trên thế giới đều chứa vàng. Tổng lượng vàng đã được khai thác trên Trái đất khoảng 166.500 tấn, nếu đúc chúng thành một khối lập phương sẽ có cạnh cao 20,5m. Nếu nấu chảy số vàng trên, nó sẽ lấp đầy một bể bơi tiêu chuẩn Olympic.
Trong tháng 8/2015 cả thế giới đã chứng kiến việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ với sự mạnh bạo và đầy toan tính. Động thái phá giá không chỉ thực hiện một lần mà 3 lần liên tiếp với tổng mức điều chỉnh giảm 4,6% đã thực sự chấn động thị trường tài chính quốc tế. Quyết định này hoàn toàn có chủ định từ trước của Trung Quốc…
Thị trường vốn tại Việt Nam đang thể hiện sự bất cân xứng, mặc dù cơ cấu theo kiềng ba chân nhưng hai "chân" chứng khoán và trái phiếu lại khập khiễng, "chân" ngân hàng thì đang bị đè nặng.
Có tới 30% Doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng và chừng đó DN khác khó tiếp cận, ngay cả khi có chính sách ưu đãi của Chính phủ - số liệu từ VCCI.
Động thái liên tiếp phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc trong thời gian vừa qua đã làm rúng động thị trường tài chính – tiền tệ toàn cầu. Vì sao Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ và những tác động của nó đến thị trường tài chính toàn cầu thế nào là vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận.
Sự kiện Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ ở mức 4,6% vừa qua đã khiến cho thị trường tài chính toàn cầu, trong đó có Việt Nam, bị chao đảo.
Ông Friedrich Weiss, Tổng giám đốc Home Credit lý giải vì sao lãi suất tiêu dùng cao hơn ngân hàng.
Những nhìn nhận thiếu khách quan về lãi suất, thậm chí đồng nhất tín dụng tiêu dùng với “tín dụng đen” đã khiến tài chính tiêu dùng trở nên “méo mó”. Nhưng đâu mới thực sự là câu trả lời cho người tiêu dùng Việt Nam?
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự